Đập đá ở côn lôn thuốc thể thơ gì

Đề: Em hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh.

BÀI LÀM

Bài thơ vừa là những gian nan khổ ải người tù yêu nước ở Côn Đảo phải chịu đựng, vừa miêu tả chí khí anh hùng, tư thế bất khuất của họ.

Bài thơ có giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ thể hiện niềm tự tin, tinh thần lạc quan yêu đời của người lù - thi sĩ.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú, tuân theo đúng các qui tắc về bố cục, vần, niêm, luật.... của thể thơ Đường luật.

Phân tích hình ảnh hai lớp nghĩa của những câu:

Lừng  lẫy làm cho lở núi non.

Nhà thơ miêu tả kết quả cụ thể cửa việc đập đá: phá nhiều nên núi non bị lở, bị vỡ, bị hao mòn.

Song đi với từ “lừng lẫy”, hình ảnh “núi non” còn đưực hiểu theo nghĩa bóng đát nước, non sông, cả câu thơ bao hàm ý: người con trai phải có khí thế lẫm liệt nhằm làm thay đổi cả cuộc đời, vần xoay lại vận nước trong cơn nguy khốn.

Xách búa đánh tung năm bảy đống,

Ra tuy đập bể mấy trăm hòn.

Nghĩa đen của hai câu này: tả người đang ngồi cầm búa để đập đá.

Nghĩa bóng chỉ việc làm của các nhà yêu nước chiến đấu chống lại kẻ thù.

Bài thơ được sáng tác trong nhà tù Côn Lôn. Từ cảnh đập đá của người tù, nhà thơ đã dựng lên hình ảnh hiên ngang và chí khí lẫm liệt của họ.

Trước tiên là tư thế đứng và hành động của người tù  chiến sĩ ngay trong lao tù. Họ đứng sừng sững giữa cảnh thiên nhiên rộng lớn, đặt mình sánh ngang cùng trời đất.

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.

Đây đúng là tư thế của người làm chủ mình, làm chủ cuộc sống. Đồng thời lại có cái ngang tàng của một con người anh hùng, hào kiệt coi thường cuộc sống tầm thường.

Ba câu tiếp theo, như trên đã phân tích, về nghĩa đen là miêu tả công việc và kết quả của người đập đá; song về nghĩa bóng lại tả hành động làm đảo lộn núi sông, làm đảo lộn cuộc đời của những người anh hùng hào kiệt.

Toàn bộ bốn câu thơ đầu khắc hoạ hình ảnh bên ngoài của người tù - chiến sĩ. Ngay trong tư thế này, người đọc đã thấy vẻ hiêng ngang, lẫm liệt của họ.

Sau đó là những câu thể miêu tả ý chí và nghị lực phi thường của người tù. Câu 5 và 6 khẳng định thái độ bình tĩnh săn sàng đón nhận mọi gian khổ của họ.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

“Thân sành sỏi” đôi với “dạ sắt son", thân dày dạn phong trần đối với tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không phai nhạt đổi đời. Cách đối này làm tôn lên khí phách lẫm liệt không giông tố, mưa nắng nào của cuộc đời làm thay đổi được.

Câu 7 và 8 là lời bộc lộ trực tiếp tâm tư của người tù. Tác giả gọi họ là “những kẻ vá trời”, một hình ảnh gợi nhớ hình tượng trong thần thoại Trung Hoa: bà Nữ Oa đội đá vá trời. Nhờ cái kì vĩ của hình ảnh đó, tư thế người chiến sĩ yêu nước được nâng lên, được thần thoại hoá. Do đó tù đày, cảnh gian nan, khổ cực... chỉ còn là "việc con con" không có nghĩa gì với họ.

Tóm lại, bốn câu thơ cuối đã bộc lộ cái hiên ngang, lẫm liệt từ bên trong cốt cách của những người tù - chiến sĩ. Nó tạo nên sự thống nhất toàn vẹn giữa tư thế bên ngoài và chí khí bên trong của họ.

Ta có thể nhận xét về giọng điệu bài thơ:

Từ câu mở đầu tả cảnh “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”, giọng điệu bài thơ đã lộ rõ: tự tin, rắn rỏi. Nói tới cảnh tù đày lao khổ, lời thơ không một chút bi quan, không gợn một lời than thở, một tiếng nói yếu đuối. Chữ tiếp chữ đều mạnh mẽ: làm trai, đứng giữa, lừng lẫy, lở núi non, đánh tan, đập bể, bao quản, chi sờn... Lời tiếp lời đều là một ý chí mãnh liệt. Vì Tổ quốc, vì đất nước, có thể coi khinh coi thường mọi thử thách.

Gian nan chi kể việc con con!

Như vậy, bài thơ làm trong tù nhưng lại có giọng thơ hùng tráng biểu hiện một tâm hồn cứng cỏi, một ý chí phi thường vượt lên gian khổ cho nên còn thể hiện một tinh thần lạc quan của người tù - thi sĩ.

Loigiaihay.com

     Phan Châu Trinh [1872-1926] là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

     Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc:

"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con".

     Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.

     Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vẫn "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.

     Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:

"Xách búa đánh tan năm bảy đống,

 Ra tay đập bể mấy trăm hòn"

     Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù [thúng ngày] đối với gian truân thử thách [mưa nắng] lấy thân dày dạn phong trần [thân sành sỏi] đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên [dạ sắt son]. Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:

"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

 Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"

     Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:

"Kiên trì và nhẫn nại,

 Không chịu lùi một phân;

Vật chất tuy đau khổ,

Không nao núng ti-nh thần"

[Bốn tháng rồi]

     Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự [vá trời] mà khổng thành [lỡ bước]. Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:

"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

 Gian nan chi kể việc con con."

     "Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.

     Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cái tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

Loigiaihay.com

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho nở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

B. Tìm hiểu tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn

1. Tác giả

- Phan Châu Trinh [1872- 1926], quê: Tam Phước - Tam Kì - Quảng Nam

- Hoạt động cứu nước phong phú và rộng khắp

- Năm 1908 ông bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Bài thơ được sáng tác khi ông cùng các tù nhân trong nhà tù Côn Đảo bị bắt đi lao động khổ sai, năm 1908

b, Bố cục: 2 phần

- Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khí phách của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

- Phần 2: còn lại: Ý chí, nghị lực của người chiến sĩ.

c, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

d, PTBĐ: Biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề nản lòng đổi chí.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ

- Sử dụng nghệ thuật đối, nói quá kết hợp với động từ mạnh.

C. Sơ đồ tư duy Đập đá ở Côn Lôn

D. Đọc hiểu văn bản Đập đá ở Côn Lôn

1. Khí phách của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

- Tư thế: đứng giữa đất Côn Lôn – hiên ngang, ngạo nghễ

- Hành động: xách búa, ra tay – quả quyết, mãnh liệt

→ Cách nói khoa trương, các động từ mạnh gợi tả công việc nặng nhọc, thể hiện khí phách anh hùng sánh ngang tầm vũ trụ của người tù - dám đương đầu với khó khăn, vượt lên để chiến thắng thử thách.

⇒ Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường

2. Ý chí, nghị lực của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

- Tháng ngày – thân sành sỏi => Hoàn cảnh tuy khó khăn, gian khổ

- Mưa nắng – dạ sắt son => nhưng ý chí cứng rắn, dẻo dai

→ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ

- Hai câu kết khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng.

- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”

⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình

Video liên quan

Chủ Đề