Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương" có mã là 287641, file định dạng zip, có 24 trang, dung lượng file 39 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Văn hóa nghệ thuật. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 24 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục để người học có nhận thức đúng đắn và tương đối đầy đủ về cái đẹp nói chung, cái đẹp trong nghệ thuật nói riêng, về các nền văn hóa, văn minh, các trường phái nghệ thuật, về những điều đối lập với cái đẹp [cái xấu, cái ác]…

Học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành trong giờ mỹ thuật

Giáo dục thẩm mỹ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh. Một trong những lợi ích lớn nhất là định hướng thẩm mỹ, để trẻ nhận ra đâu là cái đẹp, đâu là cái bản thân mình hướng tới, thay vì để trào lưu, số đông lôi cuốn. Giáo dục thẩm mỹ phù hợp còn giúp trẻ có thể khám phá, phát triển sáng tạo và trí tưởng tượng tốt hơn. Có được những điều đó, không chỉ giúp trẻ phát triển năng lực và tư duy mà còn định hướng nghề nghiệp tích cực. Chẳng hạn, qua giáo dục thẩm mỹ, trẻ có xu hướng gần gũi với những sáng kiến, sáng tạo thay vì phải gò bó trong những khuôn mẫu đã có, thì dường như trẻ có khuynh hướng theo học những ngành có thể có sự tìm tòi, phát minh [như lập trình, sáng tác…].

Giáo dục thẩm mỹ đúng cách còn làm cho người học tôn trọng và hiểu các nền văn hóa, các giá trị khác nhau của xã hội đa dạng, không cảm thấy kỳ thị với các biểu hiện văn hóa khác nhau, không tự ti với bản sắc văn hóa thuộc nhóm thiểu số của mình, không tự đại với một nền văn hóa có nhiều sản phẩm đại diện.

Điều quan trọng là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng, trẻ phải thấy rằng cần tiếp thu với những tinh hoa văn hóa, những nét đặc sắc của các nền văn minh nhưng đồng thời gìn giữ và phát huy các bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đất nước mình. Qua đó, giúp trẻ có nền tảng tích cực để có một tâm thế hội nhập phù hợp, chủ động, thay vì để quá trình hội nhập cuốn vào, bắt đầu từ việc chịu ảnh hưởng thụ động đối với các biểu hiện văn hóa nước ngoài, hoặc trở nên tự coi thường nền văn hóa của dân tộc mình là lạc hậu, tầm thường…

Do đó, trong thời gian tới, học sinh phổ thông cần được giáo dục thẩm mỹ nhiều hơn; trong chương trình cần có một môn học về nội dung này, vừa nâng thời lượng vừa bổ sung nội dung. Dĩ nhiên, để dạy tốt thì giáo viên đứng lớp cũng cần có những kiến thức và kỹ năng về giáo dục thẩm mỹ.


TRÚC GIANG [quận 3, TPHCM]

GD&TĐ - Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành [kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT], với mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực, trong đó có năng lực thẩm mỹ. Để tìm hiểu về vấn đề này, Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT.

Năng lực đặc thù

- Thưa ông, năng lực thẩm mỹ [NLTM] đã được xác định là một mục tiêu phát triển năng lực của học sinh trong giáo dục phổ thông [GDPT]. Ông có thể cho biết tầm quan trọng của mục tiêu GD này?

- Trước hết, phải khẳng định, giáo dục thẩm mỹ [GDTM] là một trong những mục tiêu quan trọng, thể hiện quan điểm GD toàn diện của Đảng và Nhà nước và Quốc hội. Trong các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ”.

Mục tiêu đổi mới GD cũng được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội qui định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GD phổ thông; Kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; Góp phần chuyển nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Nhằm cụ thể hoá mục tiêu GD phổ thông, được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo; Đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh; Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung GD với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; Hài hoà đức, trí, thể, mỹ;...

Chương trình GDPT hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình GDPT đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

- NLTM có vị trí như thế nào trong cấu trúc năng lực của học sinh trong chương trình GDPT, thưa ông?

- Chương trình GDPT hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi. Bao gồm những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động GD, như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động GD nhất định, như: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất; Đồng thời Chương trình GDPT cũng góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Như vậy, Chương trình GDPT xác định NLTM là một năng lực đặc thù, được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động GD.

 Ảnh minh họa

Ba môn học giữ vai trò “chủ đạo”

- Với vị trí được xác định như vậy, xin ông cho biết định hướng về nội dung GD NLTM?

-“Cái đẹp cứu rỗi thế giới” - câu nói nhân văn bất hủ của đại văn hào Nga F. M. Dostoevsky vừa hàm ý tôn vinh giá trị của con người, tôn vinh vị thế của cái đẹp, đồng thời khẳng định bản chất con người là luôn hướng về cái đẹp, luôn mong ước được thụ hưởng và sáng tạo cái đẹp... Thế nên, nói đến GDTM là nói đến GD về cái đẹp, phạm trù cái đẹp, cái cao cả, GD về chân giá trị của cuộc sống. Chương trình GDPT quy định nội dung GD nhằm hình thành và phát triển NLTM được thực hiện qua các môn học thuộc lĩnh vực GD nghệ thuật [Âm nhạc và Mỹ thuật], môn Ngữ văn và hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Có thể nói, NLTM của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mỹ thuật, năng lực văn học. Mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: Nhận thức các yếu tố thẩm mỹ; Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ.

- Có nghĩa là năng lực này được qui định rất cụ thể?

- Đúng vậy! Có thể thấy rõ điều này trong ba môn học giữ vai trò “chủ đạo”. Trước hết, đối với hai môn thuộc lĩnh vực GD nghệ thuật: Mục tiêu hình thành và phát triển NLTM vừa góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; Vừa thông qua việc trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về các lĩnh vực nghệ thuật, tập trung hình thành, phát triển NLTM và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh.

GD âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực âm nhạc với các thành phần: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; Góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Ở giai đoạn GD cơ bản, thông qua hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc... học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mỹ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; Hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.

Ở giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp, thông qua hoạt động khám phá kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc, học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp có thể chọn học thêm một số chuyên đề học tập, tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.

GD mỹ thuật với trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực mỹ thuật, thông qua quan sát và nhận thức thẩm mỹ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mỹ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ; GD học sinh ý thức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mỹ thời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội; Tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm và ứng dụng mỹ thuật vào đời sống thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của mỹ thuật, mối liên hệ giữa mỹ thuật với đời sống, văn hoá, lịch sử, xã hội và các môn học, hoạt động GD khác.

Ở giai đoạn GD cơ bản, học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động để cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; Khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mỹ trong đời sống và nghệ thuật. Ở giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp, nội dung GD mỹ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mỹ thuật đã hình thành ở giai đoạn GD cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; Tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội.

Thứ hai, là môn học thuộc lĩnh vực GD ngôn ngữ và văn học, Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mỹ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động GD khác trong nhà trường; “Văn học là nhân học”, học văn là học làm người, là quá trình kiến tạo những nhận thức đúng đắn về giá trị chân - thiện - mĩ của cuộc sống, GD học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; Phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo trong các tác phẩm văn học, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Chính vì vậy, thông qua từng cấp học, thông qua việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học - một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; Đồng thời hình thành tư tưởng cao đẹp, tình cảm nhân văn để học sinh phát triển toàn diện về tâm hồn và nhân cách.

Thứ ba, bên cạnh các môn học trên, NLTM cũng được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động GD khác, chẳng hạn như hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

 Ảnh: Hữu Cường

Lưu ý về phương pháp GD

- Như thế, định hướng về phương pháp GD nhằm hình thành và phát triển NLTM có gì đặc biệt, thưa ông?

- Theo định hướng chung, các môn học và hoạt động GD áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh - trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hướng dẫn hoạt động; Tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập; Tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân; Rèn luyện thói quen và khả năng tự học; Phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển, để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.

Các hoạt động học tập được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua học lí thuyết; Thực hiện bài tập, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia hội thảo, tham quan, cắm trại, đọc sách; Sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng... và tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm, mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Theo đó, phương pháp GD để hình thành và phát triển NLTM chính là dựa trên đặc trưng các môn học và hoạt động GD, hướng dẫn học sinh có hứng thú và tự tin trong quá trình nhận thức, phân tích, đánh giá và có nhu cầu tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ, hình thành hệ giá trị năng lực và phẩm chất nhân văn.

- Xin cảm ơn ông!

Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được qui định tại Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động GD. Theo đó, yêu cầu cần đạt về NLTM đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được qui định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động GD, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động GD, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
                                                                   TS Nguyễn Trọng Hoàn

Video liên quan

Chủ Đề