Giấy thông báo xin lỗi của nahf thầu th icoong

(LSVN) - Trong xã hội ngày nay, một lời nói, một hành động dù vô tình hay cố ý có thể làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Một trong những cách thức để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là yêu cầu người có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Bởi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Mặc dù pháp luật có quy định về quyền yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm nhưng thực tế cho thấy cách thức thực hiện và chế tài buộc xin lỗi, cải chính công khai trong vụ án bồi thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân chưa được pháp luật quy định cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng quyết định của Tòa án về buộc xin lỗi, cải chính công khai không thi hành được.

Giấy thông báo xin lỗi của nahf thầu th icoong

Ảnh minh họa.

1. Quy định của pháp luật về xin lỗi, cải chính công khai khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm.

Hiến pháp năm 2013 có quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khảo, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụ thể hoá quy định này tại Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Đồng thời quy định rõ cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Hiện nay pháp luật không quy định thế nào là danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân. Cho nên ở một góc độ nào đó căn cứ trên các chuẩn mực đạo đức hội có thể hiểu danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân như sau: Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một con người thông qua hành vi ứng xử của họ trong xã hội, một người được đánh giá là có danh dự là người có lòng tự trọng cao, trung thực, ngay thẳng, không tham lam, gian dối, lọc lừa,… Vì vậy, họ được xã hội tôn trọng, quý mến. Nhân phẩm là những phẩm chất tốt đẹp của con người, những phẩm chất mà chỉ có con người mới có, nó làm cho con người là người và khác với những động vật khác. Uy tín là sự tin tưởng, tín nhiệm và mến phục của mọi người dành cho một người nhất định. Họ có tầm ảnh hưởng lớn tới những mối quan hệ xung quanh và sự ảnh hưởng này được thể hiện ra một cách tích cực.(1)

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể là bằng lời nói hoặc cử chỉ hành động nhằm công kích, thóa mạ gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Đặc biệt trong thời đại 4.0, việc lợi dụng các mạng xã hội để đưa tin, hình ảnh của người khác không đúng sự thật, thông tin chưa được kiểm duyệt có thể làm ảnh hướng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu người có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín phải xin lỗi, cải chính công khai.

Hiện nay, trình tự, thủ tục tiến hảnh xin lỗi và cải chính công khai do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân chưa được pháp luật quy định cụ thể. Pháp luật hiện nay chỉ quy định trình tự, thủ tục xin lỗi, cải chính công khai trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án gây ra thiệt hại. Cụ thể như sau:

1.1. Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai

Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2019 quy định việc trực tiếp xin lỗi được thực hiện tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại. Trình tự, thủ tục trực tiếp xin lỗi công khai được quy định như sau:

- Về thành phần và thủ tục trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai:

Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm mời các thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai sau đây:

+ Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;

+ Đại diện lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại;

+ Đại diện UBND cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, cha, mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại;

+ Người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại (nếu có), người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại (nếu có);

+ Đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc, học tập (nếu có); đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà người bị thiệt hại là thành viên (nếu có);

+ Đại diện cơ quan báo chí;

  1. Các thành phần khác mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thấy cần thiết.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản có ý kiến đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm:

+ Ấn định thời gian, địa điểm và mời thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;

+ Phân công 01 lãnh đạo cơ quan trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;

+ Đề nghị UBND cấp xã nơi tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bảo đảm an ninh, trật tự cho buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.

1.2. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai

Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai được quy định như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở Trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo Trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;

- Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và UBND cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở. Chủ tịch UBND cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại có trách nhiệm niêm yết các trang báo đăng nội dung xin lỗi và cải chính công khai. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

2. Thực tiễn giải quyết buộc xin lỗi, cải chính công khai tại Toà án hiện nay

Như đã trình bày hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề xin lỗi và cải chính công khai do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân nên tromg thực tế các Toà án có cách thức giải quyết buộc xin lỗi, cải chính công khai còn khác nhau.

Một số vụ án cụ thể xin dẫn chứng dưới đây:

2.1. Bản án 518/2020/DS-PT ngày 16/06/2020 của TAND TP. Hồ Chí Minh(2)

Nội dung vụ án tóm tắt như sau: Ngày 11/7/2018 Báo P Thành phố Hồ Chí Minh và P online đã đăng tải bài báo “Á hậu doanh nhân bị tố chiếm đoạt 16 tỉ đồng” có liên quan đến bà V.T.C. và ông T.N.D. với các tiêu đề và thông tin trong bài viết gây hoang mang, nhầm lẫn cho bạn đọc như “chiếm đoạt 16 tỉ đồng góp vốn mua nhà” hay “nên khởi tố vụ án để tránh bỏ lọt tội phạm”, “có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bà C. có nộp đơn khiếu nại đến Báo P. nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Ngoài ra, nội dung bài báo trích dẫn các biên bản đối chất của TAND Quận B. trong khi vụ kiện đang được giải quyết chưa có kết quả cuối cùng là không đúng quy định của Luật Báo chí. Vì vậy bà C. khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Báo P. gỡ bỏ bài báo “Á hậu doanh nhân bị tố chiếm đoạt 16 tỉ đồng” trên Báo P. và đăng thông tin công khai xin lỗi bà C. trên Báo P. đối với vụ việc trên.

TAND Quận B, TP. Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xét xử và quyết định bằng Bản án Dân sự sơ thẩm số 1398/2019/DS-ST ngày 29/11/019 của TAND Quận B., TP. Hồ Chí Minh như sau:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn bà Vũ Thị C: Buộc Báo P. và ông L.S.V. (phóng viên) phải liên đới có trách nhiệm gỡ bỏ bài báo “Á hậu doanh nhân bị tố chiếm đoạt 16 tỉ đồng” đã đăng trên trang chủ, mục thời sự Báo P. ngày 11/7/2018 ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Việc gỡ bỏ bài Báo P. phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1, Điều 42, Luật Báo chí. Các bên thi hành dưới sự giám sát của cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

- Không chấp nhận yêu cầu buộc xin lỗi công khai trên Báo P. của bà Vũ Thị C.

Trong phần quyết định của Bản án 518/2020/DS-PT ngày 16/06/2020 của TAND TP. Hồ Chí Minh có quyết định như sau: “Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Vũ Thị C. Buộc Báo P. phải có trách nhiệm gỡ bỏ bài báo “Á hậu doanh nhân bị tố chiếm đoạt 16 tỉ đồng” đã đăng trên trang chủ, mục thời sự Báo P. trên báo in và báo điện tử ngày 11/7/2018 và công khai xin lỗi bà Vũ Thị C. trên báo in và Báo P. Việc gỡ bỏ bài báo và công khai xin lỗi phải tuân thủ theo quy định tại Điều 42, Luật Báo chí”.

2.2. Bản án 10/2018/DS-ST ngày 28/02/2018 của TAND TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh(3)

Nội dung vụ án tóm tắt như sau: Năm 2012 gia đình chị N.T.H.N. chuyển đến cư trú liền kề với ngôi nhà của gia đình chị Đ.T.H. tại phố Đào Tấn, khu Bồ Sơn, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh. Hai bên gia đình chung sống hoà thuận cho đến năm 2015 thì phát sinh mâu thuẫn. Gia đình chị H. không hiểu vì lý do gì mà chị N. có hành vi phá hoại cây cối, hoa màu do chị H. trồng ở khu đất trống bên kia đường và còn thực hiện một số hành vi khác gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình chị H. Và đến khoảng hơn 17 giờ ngày 06/02/2017, khi chị H. đi làm về đến cửa nhà thì bị chị N. hất xô nước bẩn lên người. Chị H. đã gọi điện báo Công an đến giải quyết. Sau khi tiến hành điều tra xác minh, Công an TP. Bắc Ninh đã Quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà chỉ xử phạt hành chính đối với chị N. Vì chị N. đã hất nước bẩn lên người chị H. tại nơi công cộng, làm ảnh hưởng tới danh dự nhân phẩm của chị H. nên chị H. yêu cầu chị N. phải công khai xin lỗi chị H. trên phương tiện truyền thông đại chúng khu Bồ Sơn, phường Võ Cường và bồi thường tổn thất tinh thần, danh dự nhân phẩm cho chị H. là 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong phần quyết định của Bản án có nội dung như sau: “Công nhận sự thỏa thuận của chị Đ.T.H. và chị N.T.H.N., cụ thể: Chị N.T.H.N. xin lỗi chị Đ.T.H. công khai tại phiên tòa. Xác nhận chị N.T.H.N. đã thực hiện lời xin lỗi”.

2.3. Bản án 48/2018/DS-PT ngày 12/02/2017 của TAND tỉnh Tây Ninh (4)

Nội dung vụ án tóm tắt như sau: Chị T. làm ở Ban quản lý chợ, chị H. là hộ kinh doanh trong chợ, có quen biết nhau. Năm 2013, chị H. vu khống tung tin chị nói xấu con gái chị H., có nhắn tin quan hệ tình cảm với chồng chị H. là anh Đ. (đang làm chung trong Ban quản lý chợ), chị T. có yêu cầu được Bản quản lý chợ mời làm việc. Chị H. thừa nhận có sai, có ký cam kết xin lỗi trước Ban quản lý chợ (ngày 15/12/2013). Năm 2014, chị H. đặt chuyện nói với em chồng chị T. là chị T. đi làm nhưng cặp kè với nhiều người, làm mất hạnh phúc gia đình chị T., chị có đơn yêu cầu Công an thị trấn giải quyết nhưng chưa xong. Ngày 26/3/2016, chị H. tiếp tục vu khống chị chửi chị H. tại bãi giữ xe chợ, có lời lẻ hạ nhục chị giữa chợ. Chị T. có đơn gửi đến Công an thị trấn giải quyết, có biên bản làm việc nhưng chị H. không đồng ý ký mà tự ý bỏ về. Tháng 04/2016 và tháng 08/02/2016, có 02 thư nặc danh gửi đến Ban quản lý chợ, nơi chị T. công tác, đồng thời gửi đến Đảng ủy thị trấn, UBND thị trấn nội dung nói chị T. là Đảng viên không gương mẫu, không lo làm việc mà nói xấu con gái ông Đông (chồng chị H). Sự việc được Ban lãnh đạo Ban quản lý chợ mời đến làm việc nhưng chị H không thừa nhận. Ngày 09/11/2016, chị H gửi thư đến gia đình chồng nói chị T. đã chửi chị H. với lời lẻ thậm tệ, không văn hóa, còn riêu rao chị T. bị gia đình chồng thu hồi xe mới, chỉ đi xe mô tô củ. Ngày 23/11/2016, Ban quản lý chợ có mời hai bên đến giải quyết nhưng không thành. Trong đó, chị H. còn vu khống chị T. điện thoại chị H. sẽ cho chị H. 50.000.000 đồng, từ khi chị H. mua xe SH đến nay, chị đi ngang nhà đều chửi chị H. Chị H. còn nói mấy người ở gần nhà chị H tính phan gậy, đồi trùm bao bố đánh chị, mua chai xịt hơi cay để xịt vô mặt chị,… Tất cả sự việc nêu trên, chị T. có yêu cầu nhưng Ban quản lý chợ, Công an thị trấn có giải quyết nhưng chưa xong, đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, hạnh phúc gia đình chị. Nên chị T. yêu cầu chị H. phải công khai xin lỗi chị T. vì chị H. đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị T., địa điểm xin lỗi là tại Trung tâm thương mại Long Hoa

Trong phần quyết định của Bản án có nội dung như sau: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị N.N.L.T. đối với chị N.K.H. Buộc chị Nguyễn Kim H có nghĩa vụ xin lỗi công khai chị N.N.L.T.. Địa điểm thực hiện việc xin lỗi công khai là tại Trung tâm Thương mại Long Hoa thuộc Khu phố 2, thị trấn HT., huyện HT, tỉnh TN”.

2.4. Bản án 124/2018/DS-PT ngày 04/07/2018 của TAND tỉnh Cà Mau (5)

Nội dung vụ án tóm tắt như sau: Bà N. với bà S. sống liền kề. Vào năm 1995, Bà N. với tư cách là Phó Bí thư Chi bộ ấp B., xã H., huyện T. thay mặt Chi bộ ký văn bản gửi về trường nơi bà S. đang học giáo viên để đề nghị nhà trường xem xét đạo đức của bà S. do có hành vi xúc phạm người khác. Từ đó, bà S. nhiều lần dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà. Việc bị bà S. xúc phạm còn làm cho bà bị kích động, ngất xỉu, được bệnh viện chẩn đoán là bị nhồi máu não. Từ những lý do trên, bà N. yêu cầu bà S. công khai xin lỗi bà N. tại địa phương; bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại là 05 tháng lương cơ bản, với mức lương cơ bản là 1.210.000 đồng tương ứng bằng 6.050.000 đồng; tiền điều trị bệnh là 8.735.000 đồng, tổng cộng là 14.785.000 đồng.

Trong phần quyết định của Bản án có nội dung như sau: “Chấp nhận một phần khởi kiện của bà N.V.N. về việc yêu cầu bà T.K.S. bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và yêu cầu công khai xin lỗi tại nơi cư trú. Buộc bà S bồi thường cho bà N. số tiền 4.840.000 đồng (bốn triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng), buộc bà S. công khai xin lỗi bà N. tại nơi cư trú (ấp B., xã H., huyện T., tỉnh Cà Mau). Không chấp nhận yêu cầu của bà N.V.N. về việc yêu cầu bà T.K.S. bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”.

3. Vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị:

Qua công tác xét xử của Toà án hiện nay cho thấy vấn đề buộc xin lỗi, cải chính công khai trong các vụ án bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân còn khác nhau, có Toà án chỉ buộc xin lỗi công khai mà không quyết định địa điểm tổ chức xin lỗi ở đâu, có Toà án quyết định địa điểm tổ chức xin lỗi ở nơi cư trú, nơi làm việc của nguyên đơn, có Toà án chấp nhận việc xin lỗi trực tiếp tại Toà án là được… và trong nhiều trường hợp Toà án không quyết định việc buộc người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải cải chính công khai.

Bên cạnh đó công tác tổ chức thi hành quyết định của Toà án về xin lỗi công khai cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù bản án của Toà án đã có hiệu lực nhưng nếu người có nghĩa vụ xin lỗi mà không tự nguyện xin lỗi thì biện pháp cưỡng chề buộc xin lỗi như thế nào thì không có quy định cụ thể.

Từ những vướng mắc, bất cập liên quan đến vấn đề xin lỗi, cải chính công khai trong các vụ án bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, để tạo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật tại Toà án, tác giả kiến nghị, đề xuất như sau:

Thứ nhất, về xin lỗi: Cần quy định và hướng dẫn rõ người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải xin lỗi theo một trong hai hình thức: trực tiếp xin lỗi hoặc đăng báo xin lỗi. Địa điểm xin lỗi (đối với xin lỗi trực tiếp) là tại nơi cư trú của nguyên đơn hoặc nơi làm việc của nguyên đơn. Đối với đăng báo xin lỗi thì phải đăng trên 01 tờ báo Trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi nguyên đơn cư trú trong 03 số liên tiếp.

Thứ hai, về cải chính công khai: Cần quy định và hướng dẫn việc cải chính công khai thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Hình thức cải chính công khai trực tiếp hoặc đăng báo. Đối với cải chính công khai trực tiếp thực hiện tại nơi cư trú hoặc là nơi làm việc của nguyên đơn củng với việc tổ chức xin lỗi trực tiếp. Đối với việc đăng báo cải chính công khai phải đăng trên 01 tờ báo Trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi nguyên đơn cư trú trong 03 số liên tiếp.

Thứ ba: Để Bản án, quyết định của Toà án được tổ chức thi hành được trên thực tếc cần hướng dẫn trình tự, thủ tục tổ chức xin lỗi, cải chính công khai và biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện xin lỗi, cải chính công khai.

Kết luận: Xin lỗi, cải chính công khai là một trong những biện pháp bảo vệ quyền về danh dự, nhân phán và uy tín của cá nhân đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì vấn đề giải quyết yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai còn khác nhau, giữa các Toà án là khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về xin lỗi, cải chính công khai trong vụ án bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là rất cần thiết. Để từ đó, tạo được sự thống nhất áp dụng pháp luật tại các Toà án hiện nay.

(1) Một số ý kiến về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, Đoàn Trọng Chỉnh, Cao Thị Thuỳ Duyên, Phạm Nguyễn Hoài Nam, Tạp chí công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-y-kien-ve-nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-do-danh-du-nhan-pham-uy-tin-cua-ca-nhan-bi-xam-pham-90015.htm

(2)https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-5182020dspt-ngay-16062020-ve-yeu-cau-cai-chinh-xin-loi-161999

(3)https://lawnet.vn/judgment/ban-an/ban-an-102018dsst-ngay-28022018-ve-tranh-chap-yeu-cau-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-va-co-21439

(4)https://lawnet.vn/judgment/ban-an/ban-an-482018dspt-ngay-12022017-ve-yeu-cau-cong-khai-xin-loi-do-danh-du-uy-tin-nhan-pham-bi-x-65681

(5) https://lawnet.vn/judgment/ban-an/ban-an-1242018dspt-ngay-04072018-ve-yeu-cau-cong-khai-xin-loi-va-boi-thuong-thiet-hai-do-suc-kh-77168