Gói thầu bao nhiêu thì sẽ đấu thầu qua mạng năm 2024

Với xu thế khoa học, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, mạng lưới internet cũng ngày một phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống nói chung và các hoạt động, giao dịch, phương thức quản lý của Nhà nước nói riêng.

Từ lâu nay, Việt Nam đã có quy định và triển khai áp dụng các quy địnhv ề việc Đấu thầu qua mạng internet để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, cũng như tạo sự thuận tiện trong việc tiến hành một quy trình đấu thầu đầy đủ và công khai. Tuy vậy, hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đấu thầu qua mạng là gì. Hôm nay mời các bạn cùng Luật sư A&An tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây là bài viết chi tiết, xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Luật đấu thầu 2013;

– Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT;

– Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT.

MỤC LỤC

1. Trước hết, đấu thầu là gì

Theo quy định cụ thể tại Khoản 12, Điều 4 Luật đấu thầu 2013, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

2. Đấu thầu qua mạng là gì

Mạng trong đấu thầu qua mạng là gì. Mạng ở đây được hiểu là mạng internet của quốc gia. Các chủ mời thầu sử dụng phương tiện internet để tạo và đăng tải, tiếp nhận hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó, các cá nhân, doanh nghiệp theo nhu cầu và năng lực của mình cũng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và tham gia Dự thầu theo quy trình chung thông qua mạng đấu thầu quốc gia này.

Đấu thầu qua mạng được hiểu là việc tận dụng những lợi thế sẵn có của internet để tổ chức đấu thầu. Chủ mời thầu tìm được nhà thầu tốt, với giá cả hợp lý, phải chăng nhất vì đã trải qua một cuộc chọn lọc kỹ càng. Còn nhà thầu thì được làm việc với một nơi uy tín, đảm bảo có được gói thầu lớn, mang lại lợi nhuận cao.

Một số lĩnh vực thường xuyên được đấu thầu qua mạng là các gọi dự án xây dựng công trình, nhà ở, đường xá, cầu cảng, dịch vụ di chuyển như tàu điện ngầm, đường cao tốc, kể cả các gói thầu về dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hóa, v.v.

Về mặt pháp lý, Khoản 13, Điều 4, Luật đầu thầu 2013 quy định: “Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.”

3. Những công việc cần thực hiện khi đấu thầu qua mạng

3.1. Đối với người tổ chức đấu thầu

Cần phải thực hiện một số công việc sau để đảm bảo quá trình mời thầu, đấu thầu diễn ra suôn sẻ, cụ thể:

– Thiết lập thông tin của dự án, thông tin của nhà mời thầu một các chi tiết, rõ ràng và cụ thể nhất lên trên hệ thống mạng.

– Soạn sẵn những hồ sơ, giấy tờ thủ tục mời thầu qua mạng. Các biểu mẫu, form có sẵn theo đúng quy định.

– Làm các thủ tục về đấu thầu và trả các chi phí liên quan để tổ chức đấu thầu qua mạng. Cụ thể:

Các chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm: Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu; Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm; Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu; Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu, v.v.

– Công khai người trúng thầu trên hệ thống mạng.

– Đàm phán và ký kết hợp đồng với người trúng thầu. Các điều khoản, thỏa thuận chi tiết sẽ được ghi rõ trong hợp đồng.

3.2. Đối với người dự thầu

Những người dự thầu phải thực hiện đầy đủ và hiểu rõ những bước sau đây:

– Làm các thủ tục tham dự và trả các chi phí liên quan đến việc đăng ký tham dự. Ngoài ra, có thể chọn trả chi phí duy trì các thông tin cá nhân trên hệ thống mạng. Chi phí này thường được trả mỗi năm một lần.

– Đăng tải thông tin của bản thân cá nhân, doanh nghiệp lên trên hệ thống mạng đấu thầu.

– Điền và nộp những hồ sơ có liên quan đến việc tham dự đấu thầu. Nếu nộp thành công sẽ được nhận thông báo xác nhận từ phía nhà mở thầu.

– Đảm báo các thủ tục về bảo lãnh dự thầu;

– Ngoài ra còn phải trả các chi phí liên quan đến nộp hồ sơ, mua hồ sơ…

– Sau khi đã trúng thầu thì sẽ ký kết hợp đồng, thỏa thuận mọi điều khoản chi tiết với bên mời thầu.

4. Đối tượng áp dụng đấu thầu qua mạng

Căn cứ theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT và Điều 1 Luật Đấu thầu 2013, đối tượng bắt buộc áp dụng đấu thầu qua mạng gồm:

– Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên.

– Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước dưới 30% nhưng chiếm trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư dự án.

5. Những trường hợp bắt buộc phải đấu thầu qua mạng

Theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về lộ trình đấu thầu qua mạng như sau:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo các chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng theo lộ trình như sau:

– Năm 2020 Kể từ ngày 01/02/2020)

Các trường hợp sau đây phải bắt buộc đấu thầu qua mạng, cụ thể:

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;
  1. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

– Năm 2021

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;
  1. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

– Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư A&An về Đấu thầu qua mạng là gì. Những trường hợp bắt buộc phải đấu thầu qua mạng. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0911.092.191 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.