Gtdd nghĩa là gì

ID: 51C70E   |   04/12/2018   |   Đà Nẵng

1/3

Tin hết hạn
Sản phẩm có thể đã ngừng giao dịch

Nhà chật nên bán bớt 1 em wave sạch sẽ máy móc im hơn chó thở mua về chỉ việc đổ xăng vào chạy k hư hại gì cả có fix cho anh em nhanh gọn.

Cần mọi người giúp đỡ về giấy tờ xe

Em hiện đnag là sinh viên ở tphcm, muốn mua con xe để tiện đi học với đi làm nhưng về khoản giấy tờ thì mù tịt. Mấy bác cho em hỏi khi mua xe cần những giấy tờ gì, biển số tp với bsố tỉnh khác nhau ntn mà sao thấy mấy bác bán xe cứ réo bstp.

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn mua xe máy chỉ có giấy viết tay ?
  • 2. Tư vấn về việc mua phải xe gian ?
  • 3. Thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác ?
  • 4. Kiểm tra giấy tờ xe khi không đội mũ bảo hiểm ?
  • 5. Công an phường có quyền xử phạt khi xe máy không lưu thông?

1. Tư vấn mua xe máy chỉ có giấy viết tay ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi có mua một chiếc xe máy đã qua nhiều đời chủ và khi mua chỉ có giấy viết tay với người bán. Vậy về mặt pháp lý giấy viết tay có giá trị không? Và nếu đây là xe do trộm cắp mà người mua không biết khi bị phát hiện có bị xử phạt không và mức phạt như thế nào?

Tôi rất mong nhận được hồi âm sớm của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:

Về giá trị pháp lý của giấy mua xe viết tay:

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA thì:

"2. Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

a] Hoá đơn, chứng từ tài chính [biên lai, phiếu thu] hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe [quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế] theo quy định của pháp luật;

b] Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;"

Do vậy, giấy bán xe giữa hai bên cần phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Giấy tờ mua bán xe viết tay của bạn không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp xe bạn mua là xe do trộm cắp mà có thì sẽ được giải quyết như sau:

Điều 323 khoản 1 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo quy định này thì một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nếu như người đó biết rõ tài sản đó là do người khác phạm tội mà có và người đó không hứa hẹn trước là sẽ tiêu thụ tài sản [nếu hứa hẹn trước, bàn bạc trước là sẽ tiêu thụ tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm về tội phạm mà người phạm tội thực hiện để có tài sản mà người đó chứa chấp, tiêu thụ].

Trong trường hợp của bạn, nếu chiếc xe bạn mua là tài sản do hành vi trộm cắp mà có nhưng bạn không biết về việc này thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên bạn phải giao trả chiếc xe cho cơ quan công an để điều tra và trả lại cho người bị mất.

Khi đó, giao dịch mua bán xe giữa bạn và người đó vô hiệu do bị lừa dối [theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015]. Bạn có thể yêu cầu người đó hoàn trả tiền mua xe cho bạn theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015.

"Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó."

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

2. Tư vấn về việc mua phải xe gian ?

Chào luật sư Công ty Luật Minh Khuê. Em có thắc mắc xin hỏi luật sư. Xe em mua lại của 1 cửa hàng giấy tờ của quận T.Đ nhưng khi em về quận P.N đăng kí thì họ lại bảo là xe này ở quận 9 nghi vấn xe bị đục sk sm.Em xin được hỏi nếu là xe gian thì làm sao công an quận T.Đ lại cấp cavet xe mà trong khi lên công an quận Phú Nhuận thì bảo là giấy tờ ở quận 9.

Trong khi cavet của e là cavet thật. Công an quận P.N phải đi giám định lại xe thì khoảng bao lâu là đúng luật pháp thưa luật sư. Và nếu là xe gian thì em có thể kiện bên bán bồi thường hoàn toàn chiếc xe được không ạ ?

Em xin cảm ơn luật sư

Trả lời:

Điểm b Khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 của Quốc hội quy định Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp: Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 24 Luật giám định tư pháp năm 2012:

"d] Thông báo cho người trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định."

Như vậy trong thời hạn là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định thì cơ quan giám định phải có thông báo cho người yêu cầu giám định hoặc người trưng cầu giám định. Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép như sau:

"Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình."

Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy nếu đúng là xe gian thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu [với điều kiện yêu cầu trong vòng 2 năm đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa]. Khi đó 2 bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận, bạn sẽ nhận lại tiền của bên bán xe, còn xe sẽ phải giao cho cơ quan công an xử lý.

3. Thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác ?

Thưa luật sư, tôi nói họ đem xe lên TP làm thủ tục chuyển tỉnh họ không chịu lên vì nói là tôi khó khăn, họ nói: tôi tự ký gấy bán chuyển về cho họ để họ đi đăng ký ở Bạc Liêu hoăc cứ để vậy đi vì nếu có gì tôi vẫn là chủ xe nên phải chịu trách nhiệm. Xin Luật sư chỉ giúp. Tôi có thể tự làm thủ tục ở TP HCM [xe và GCN đăng ký xe họ giữ] mà không cần họ giúp sau đó chuyển về Bạc Liêu.

Có cách nào để tránh chịu trách nhiệm khi họ không hợp tác không chuyến vùng dược ?

Xin cảm ơn Luật sư nhiều.

Luật sư tư vấn:

Điều 8 Thông tư 58/2020/NĐ-CP quy định giấy tờ của xe:

2. Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

a] Hoá đơn, chứng từ tài chính [biên lai, phiếu thu] hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe [quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế] theo quy định của pháp luật;

b] Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

Theo quy định của pháp luật, trường hợp các bên chuyển nhượng xe thì buộc phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Vậy, đối với thủ tục trên thì bắt buộc phải có mặt của hai bên chủ thể [trường hợp vẳng mặt có thể ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện] nên một mình anh thì không thể tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng cũng như toàn bộ thủ tục sang tên, di chuyển xe.

Tuy nhiên, trường hợp bên mua không trực tiếp có mặt tại TP. HCM thì có thể ủy quyền cho người khác; hoặc các bên có thể ký tại UBND xã hoặc phòng công chứng tại tỉnh Bạc Liêu.

Điều 10 Thông tư 58/2020/NĐ-CP quy định sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác như sau:

"2. Đăng ký sang tên:

a] Tổ chức, cá nhân bán, điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc thừa kế xe: Khai báo và nộp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

b] Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe thực hiện thu hồi đăng ký, biển số xe trên hệ thống đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe và cấp biển số tạm thời;

c] Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7; khoản 2, khoản 3 Điều 8, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe [không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe] và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để làm thủ tục đăng ký sang tên. Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ [đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký] và điểm b, điểm c điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này [đối với sang tên khác tỉnh].".

Sau khi tiến hành hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng, anh yêu cầu người mua đem theo CMND cùng toàn bộ giấy tờ theo quy định tại Điều 10 nêu trên tới Phòng CSGT nơi đăng ký xe trước đây để các bên nộp hồ sơ tiền hành thủ tục rút hồ sơ gốc. Việc rút hồ sơ gốc không cần phải mang theo xe, nhưng buộc phải mang theo biển số xe và các giấy tờ của xe nên người mua có thể di chuyển tới TP. HCM bằng ôtô.

Các bên nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn của phòng CSGT và tiền hành nhận hồ sơ theo đúng lịch hẹn. Các bên bàn giao hồ sơ, và anh hướng dẫn người mua nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 13 Thông tư 15.

Anh lưu ý thêm với người mua, trường hợp mua bán mà không sang tên sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

4. Kiểm tra giấy tờ xe khi không đội mũ bảo hiểm ?

Thưa Luật sư, Tôi đi xe máy và đang tham gia giao thông trên đường trong thị trấn nhưng bị cảnh sát trật tự phường xử phạt. Như vậy họ có thực hiện theo đúng quy định pháp luật hay không?

Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của cảnh sát trật tự như sau:

"Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a] Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

b] Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c] Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d] Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ] Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 [trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12];

e] Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;

g] Điều 18, Điều 20;

h] Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;

i] Điều 26, Điều 29;

k] Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l] Điều 47, Điều 49, Điều 51 [trừ điểm d khoản 4 Điều 51], Điều 52, Điều 53 [trừ khoản 4 Điều 53], Điều 72, Điều 73."

Tại điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i] Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;"

Tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về tạm giữ phương tiện như sau:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a] Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b] Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c] Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d] Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ [trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện], điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ] Khoản 9 Điều 11;

e] Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g] Khoản 2 Điều 17;

h] Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i] Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k] Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l] Điểm b khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ [Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường] theo quy định, xử lý như sau:

a] Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ [tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được], đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;

b] Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện [không xử phạt đối với chủ phương tiện];

c] Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí [nếu có] cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Căn cứ theo quy định trên thì đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không phải là trường hợp bị tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên không bạn không nói rõ rằng khi bạn vi phạm thì bên phía cảnh sát trật tự có đang phối hợp với cảnh sát giao thông hay không? Họ có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền hay không?

+ Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe. Nếu cảnh sát trật tự phối hợp với cảnh sát giao thông hoặc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền thì cảnh sát trật tự được phép yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì cảnh sát trật tự không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

+ Nếu tại thời điểm bạn vi phạm về lỗi không đội mũ bảo hiểm và khi cảnh sát trật tự có kiểm tra hành chính mà bạn không xuất trình giấy tờ thì bên cảnh sát trật tự có thể lập biên bản về hành vi vi phạm và chuyển cho cảnh sát giao thông để tiến hành xử phạt. Bạn sẽ bị xử phạt về lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện, không mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bạn có thể bị tạm giữ phương tiện theo quy định tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mức xử phạt đối với hành vi không mang giấy tờ xe được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này."

5. Công an phường có quyền xử phạt khi xe máy không lưu thông?

Tối ngày 18/10/2015 anh tôi có đỗ chiếc xe dream ở mép vỉa hè để chờ bạn. Lúc đó công an phường đến hỏi giấy tờ, đã tạm thu xe đến nay. Xe dream đã mua lại nhưng chưa sang tên, đổi chủ, bằng lái xe thì đã bị mất.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, khi đậu xe máy ở sát mép vỉa hè thì công an phường có quyền hỏi giấy tờ xe và có quyền phạt tiền hay không, mức phạt là bao nhiêu?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b] Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d] Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

đ] Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e] Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g] Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

h] Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;”

Căn cứ điều 74 Nghị định 100/20019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Trưởng Công an xã như sau:

"4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a] Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

b] Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

c] Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

d] Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ] Điều 9, Điều 10;

e] Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 11;

g] Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;

h] Khoản 1, khoản 2 Điều 15;

i] Điều 18; khoản 1 Điều 20;

k] Điểm b khoản 3 Điều 23;

l] Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;

m] Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;

n] Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.

Như vậy trong trường hợp này, công an phường sẽ có thẩm quyền xử phạt bạn nếu bạn có hành vi vi phạm tại điểm đ và điểm h khoản 2 Điều 6 như trên. Ngoài ra, xe bạn còn không có đầy đủ giấy tờ nên sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật Minh Khuê!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề