Hạch hiv kéo dài bao lâu

Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm HIV.

Nhiều triệu chứng đầu tiên khi nhiễm HIV cũng tương tự như cảm cúm. Ngoài sốt và mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết cũng là một dấu hiệu thường gặp. Điều trị bằng thuốc kháng virus ARV là cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng này.

Cùng tìm hiểu tại sao HIV lại gây sưng hạch bạch huyết và làm thế nào để giảm sưng bằng một số phương pháp khắc phục tại nhà.

Hạch bạch huyết là gì?

Các hạch bạch huyết là một phần của hệ bạch huyết - một hệ thống đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Bạch huyết là chất dịch lỏng trong suốt lưu thông khắp cơ thể, một phần được tạo ra từ các tế bào bạch cầu – loại tế bào có nhiệm vụ tấn công vi khuẩn và virus.

Các hạch bạch huyết nằm ở một số bộ phận của cơ thể, gồm có cổ, bẹn và nách. Chúng có hình dạng giống như hạt đậu và chiều dài không quá 2.5cm. Các hạch bạch huyết chịu trách nhiệm lọc bạch huyết và sản xuất các tế bào miễn dịch trưởng thành.

Các hạch bạch huyết bảo vệ cả máu và hệ miễn dịch bằng cách:

  • Lọc protein thừa
  • Loại bỏ chất lỏng dư thừa
  • Sản xuất kháng thể
  • Tạo ra các tế bào bạch cầu chuyên biệt
  • Loại bỏ vi khuẩn và virus

Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm HIV. Cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng sưng hạch bạch huyết kéo dài quá 2 - 4 tuần.

HIV tác động đến các hạch bạch huyết như thế nào?

Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, bao gồm cả nhiễm HIV, có thể gây sưng hạch bạch huyết. Tình trạng sưng xảy ra do nhiễm trùng đi theo dịch bạch huyết và lan đến các hạch.

HIV thường ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết quanh cổ, nách và bẹn. Hiện tượng sưng hạch bạch huyết có thể bắt đầu trong vòng vài ngày sau khi nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào khác trong vài năm kể từ khi nhiễm virus.

Thông thường, chúng ta không thể nhìn thấy được các hạch bạch huyết khỏe mạnh từ bên ngoài. Khi bị nhiễm trùng, những hạch này sẽ sưng lên và trông giống như những cục u có kích thước bằng hạt đậu. Tình trạng nhiễm trùng càng nặng thì càng có nhiều hạch bạch huyết sưng lên trên cơ thể.

Ngoài sưng hạch bạch huyết, các triệu chứng không đặc hiệu của HIV còn có:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Người mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cách điều trị sưng hạch bạch huyết

Để điều trị sưng hạch bạch huyết thì cần phải điều trị nguyên nhân gốc rễ gây sưng. Các loại thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng sưng hạch bạch huyết do nhiễm virus sẽ tự hết theo thời gian khi hệ miễn dịch cơ thể tiêu diệt virus. Tuy nhiên, HIV không giống với các loại virus khác.

Mặc dù các triệu chứng có thể không biểu hiện trong suốt nhiều tháng nhưng virus vẫn đang tồn tại trong máu và các mô. Sưng hạch bạch huyết do nhiễm HIV phải được điều trị bằng thuốc kháng virus [ARV]. Điều này sẽ làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa sự lây truyền virus.

Các phương pháp khắc phục khác

Ngoài dùng thuốc ARV, một số biện pháp khắc phục khác có thể làm dịu tình trạng sưng hạch bạch huyết. Ví dụ, chườm ấm và nghỉ ngơi sẽ giúp dễ chịu hơn và giảm sưng đau.

Người bệnh cũng có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế được cho thuốc ARV.

Điều trị HIV

Nhiễm HIV là một bệnh mãn tính nhưng không phải lúc nào người bệnh cũng bị sưng hạch bạch huyết. Các triệu chứng HIV sẽ thay đổi tùy thuộc vào tải lượng virus trong cơ thể và các biến chứng khác mà virus gây ra.

Thuốc kháng virus sẽ giúp làm chậm tốc độ suy giảm hệ miễn dịch. Điều quan trọng là phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm hoặc không có triệu chứng.

Khi không điều trị, HIV sẽ nhanh chóng làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, gọi là bệnh nhiễm trùng cơ hội. Những người nhiễm HIV sẽ gặp phải triệu chứng nghiêm trọng khi mắc các bệnh này.

Nếu các hạch bạch huyết sưng lên rõ rệt thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại virus. Ngay cả khi đang dùng thuốc ARV, nếu như bị sưng hạch bạch huyết thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Bạn đang lo lắng bị lây nhiễm HIV? Xét nghiệm HIV là giải pháp tối ưu để biết mình có bị nhiễm HIV hay không? Có kết quả sớm sẽ giúp bạn kịp thời uống thuốc dự phòng phơi nhiễm nếu không may mắc bệnh. Vậy xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Nên xét nghiệm khi nào, ở đâu?

1. Biểu hiện của virus HIV qua các giai đoạn

Để biết xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chúng ta cần nắm được các giai đoạn phát triển của virus HIV. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus HIV phát triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện khác nhau.

1.1. Giai đoạn 1 [giai đoạn cửa sổ]

Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi có yếu tố phơi nhiễm và thường kéo dài khoảng 3 - 6 tháng. Những biểu hiện của giai đoạn 1 rất mờ nhạt. Người bệnh thường có các dấu hiệu như viêm họng, sốt trên 38 độ C, nôn ói, tiêu chảy, người mệt mỏi, đau nhức xương khớp, phát ban ngoài da,… Các biểu hiện này rất giống với những bệnh truyền nhiễm thông thường. Chúng thường tự hết sau khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể dài hơn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể.

HIV là căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị

Ở giai đoạn này virus HIV sinh sôi nhanh và lây lan khắp cơ thể . Khả năng lây lan của chúng trong giai đoạn cửa sổ cao do người bệnh chưa biết để phòng tránh.

1.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm. Các triệu chứng ít biểu hiện ra bên ngoài. Người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Do đó chính bản thân họ nhiều khi không biết mình bị nhiễm HIV. Những người xung quanh cũng rất khó để nhận biết. Vì thế nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác là rất cao.

Ở giai đoạn 2, lượng bạch cầu trong máu chưa có hiệu giảm nhiều. Tuy nhiên virus lại phát triển rất mạnh. Và kháng thể xuất hiện nhiều trong máu. Vì thế có thể thực hiện test virus HIV. Nếu kết quả test dương tính cần thực hiện xét nghiệm khẳng định. Ngoài ra để loại trừ trường hợp âm tính giả do mới phơi nhiễm, cần thực hiện xét nghiệm lặp lại.

Giai đoạn 2, kháng nguyên của virus HIV cũng tăng lên. Hệ thống miễn dịch của cơ thể dần bị suy giảm và không thể ngăn chặn được. Có thể thấy các hạch bạch huyết bị sưng viêm. Giai đoạn 2 cũng kéo dài 5 - 10 năm.

1.3. Giai đoạn cận AIDS

Trong giai đoạn cận AIDS, người nhiễm virus HIV vẫn chưa có biểu hiện bệnh rõ rệt. Tuy nhiên người bệnh dần cảm nhận sức khỏe yếu đi. Đồng thời nhạy cảm hơn với nhiều bệnh. Các bệnh viêm miệng, viêm đường hô hấp, mẩn ngứa, phát ban,... thường xuyên xảy ra và kéo dài. Một số người còn có dấu hiệu sụt cân, đổ mồ hôi, sốt dai dẳng,… Giai đoạn 3 có thể kéo dài vài tháng tới vài năm, tùy theo sức khỏe mỗi người.

1.4. Giai đoạn AIDS [giai đoạn cuối]

Khoảng thời gian này, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh đã bị suy giảm nghiêm trọng. Vì thế cơ thể không còn khả năng đối phó với các tác nhân bên ngoài. Do đó người nhiễm HIV rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như lao, ung thư, tiêu chảy, lở loét và đặc biệt là nhiễm trùng.

Giai đoạn AIDS người bệnh sống trong sự đau đớn với sự suy kiệt về sức lực. Cơ thể sút cân nghiêm trọng. Đối với người lớn giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 2 năm và tử vong. Với trẻ em thời gian sống với AIDS chỉ khoảng 10 - 12 tháng.

Người nhiễm HIV - AIDS có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời

Như vậy, virus HIV từ khi xâm nhập, chúng tiến triển một cách âm thầm và tàn phá cơ thể người bệnh. Nguy hiểm hơn chúng lây lan sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị HIV. Tuy nhiên, với những thành tựu của y học hiện đại, đã có những thuốc ức chế virus rất hiệu quả. Nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và chăm sóc đúng cách người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa việc lây truyền cho người khác. Vì thế xét nghiệm HIV là cực kỳ quan trọng.

2. Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả kết quả?

Kết quả xét nghiệm HIV có chính xác hay không phụ thuộc vào thời gian làm xét nghiệm. Như trên đã nói, virus HIV tiến triển qua nhiều giai đoạn. Do đó xét nghiệm chỉ chính xác khi cơ thể người bệnh đã có đủ số lượng virus, các kháng nguyên và kháng thể. Để có chắc chắn, xét nghiệm cần được thực hiện vài lần với những khoảng thời gian như sau:

2.1. Xét nghiệm HIV lần đầu

Ngay khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus HIV nhân lên nhanh chóng. Mặc dù ở những tuần đầu chưa thấy rõ biểu hiện của bệnh nhưng việc xét nghiệm sớm là rất cần thiết. Ngay khi nghi ngờ có nguy cơ phơi nhiễm HIV, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế đáng tin cậy. Bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn nên xét nghiệm vào thời gian nào, bằng phương pháp nào là tốt nhất.

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chính xác được nhiều người quan tâm

Với những tiến bộ của y học, xét nghiệm HIV có thể thực hiện sau 14 ngày kể từ khi phơi nhiễm. Một số phương pháp có thể thực hiện sau 4 - 6 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên có phương pháp chỉ cho kết quả chính xác sau 3 tháng phơi nhiễm.

2.2. Thời điểm xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chính xác nhất là mối quan tâm của nhiều người. Đa số các trường hợp nhiễm HIV đều có xét nghiệm chính xác ở tháng thứ 3 sau phơi nhiễm. Tuy nhiên một số bệnh nhân đến tháng thứ 6 cơ thể mới sản sinh ra đủ kháng thể. Do đó đối với trường có kết quả âm tính hoặc chưa xác định được kết quả trong lần xét nghiệm trước đó, cần tiến hành xét nghiệm tiếp sau 6 tháng phơi nhiễm.

Bạn đang thắc mắc xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chính xác? Thời gian xét nghiệm HIV từ 3 - 6 tháng sau phơi nhiễm cho kết quả chuẩn xác nhất. Xét nghiệm ở tháng thứ 6 sau phơi nhiễm có kết quả chính xác tuyệt đối. Nhờ thế bạn sẽ phát hiện và có phương án điều trị, phòng bệnh kịp thời.

Xét nghiệm HIV nên được tiến hành trong 2 - 6 tháng sau phơi nhiễm

3. Các trường hợp nên xét nghiệm HIV

Trong cuộc sống, phơi nhiễm HIV là tình huống rất nhiều người gặp phải. Mặc dù không phải tình huống phơi nhiễm nào cũng dẫn đến nhiễm HIV. Tuy nhiên để chắc chắn thì test virus HIV là việc cần thiết. Những trường hợp sau nên xét nghiệm sớm để điều trị dự phòng kịp thời:

  • Người quan hệ tình dục với người sử dụng ma túy hoặc với người không phải vợ/chồng mình mà không dùng bao cao su.

  • Người quan hệ đồng tính.

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm.

  • Người tiêm chích ma túy.

  • Người mắc bệnh lao.

  • Người mắc bệnh lây qua đường tình dục.

  • Người thường có nguy cơ phơi nhiễm HIV như công an, bộ đội, nhân viên y tế.

  • Người chăm sóc người bệnh HIV.

  • Trẻ sinh ra từ người mẹ HIV.

Các trường hợp trên nên được xét nghiệm HIV thường xuyên hơn.

4. Xét nghiệm HIV ở đâu có kết quả đáng tin cậy nhất?

Xét nghiệm HIV ở đâu ở đâu an toàn, bảo mật và có kết quả chính xác nhất được nhiều người quan tâm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn xét nghiệm HIV.

Xét nghiệm HIV tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn hoàn hảo

Tại đây có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bệnh viện sở hữu hệ thống xét nghiệm hiện đại nhất của hãng Abbott và Cobas. Đây là hệ thống hoàn toàn tự động. Cùng với đó là các sinh phẩm thuộc thế hệ thứ tư cho phép phát hiện chính xác tuyệt đối các kháng thể HIV và kháng nguyên P24 trong mẫu thử. Nhờ đó giúp người bệnh phát hiện kịp thời virus HIV và rút ngắn giai đoạn cửa sổ.

Như vậy bạn đã biết xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả. Nếu bạn muốn test HIV nhanh, chính xác và bảo mật, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn. Với 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề