Hacker mũ trắng và mũ đen là gì năm 2024

Bạn có biết sự khác biệt giữa các hacker mũ đen, trắng, xám, đỏ, xanh lam và xanh lá cây không? Dưới đây là điểm khác nhau giữa những loại hacker này.

Cách hacker được phân loại phụ thuộc vào mối quan hệ của họ với chủ sở hữu của mạng hoặc hệ thống bị tấn công. Nếu hacker và chủ sở hữu của mạng đang làm việc cùng nhau, hacker sẽ có quyền truy cập vào mạng. Điều ngược lại là trường hợp nếu hacker là kẻ xâm nhập.

Dưới đây là các loại tin tặc với các loại “mũ” khác nhau và cách thức hoạt động của họ.

1. Black Hat Hacker – Hacker mũ đen

Hacker mũ đen là loại hacker tồi tệ nhất. Một khi họ hack vào một hệ thống, thiệt hại mà họ gây ra có thể là vô hạn.

Hacker mũ trắng và mũ đen là gì năm 2024

Các hoạt động của một hacker mũ đen bao gồm:

  • Gửi tin nhắn lừa đảo.
  • Thực hiện các cuộc tấn công mạng.
  • Đánh cắp và bán thông tin cá nhân.
  • Thực hiện hành vi gian lận tài chính.
  • Tống tiền nạn nhân bằng các cuộc tấn công ransomware.

2. White Hat Hacker – Hacker mũ trắng

Một hacker mũ trắng hoàn toàn trái ngược với một hacker mũ đen.

Tuy rất thành thạo trong việc hack, hacker mũ trắng sử dụng bộ kỹ năng của họ vì điều tốt chứ không phải điều xấu. Họ bảo vệ các cá nhân và tổ chức khỏi sự tấn công của các hacker mũ đen.

Còn được gọi là hacker có đạo đức, hacker mũ trắng hoạt động với sự cho phép của chủ sở hữu mạng và trong phạm vi luật pháp cho phép.

Các hoạt động của một hacker mũ trắng bao gồm:

  • Xác định và sửa chữa các lỗ hổng trong mạng trước khi chúng bị tội phạm mạng phát hiện.
  • Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh hiệu quả trong một network để ngăn chặn các cuộc tấn công
  • Tạo các công cụ an ninh mạng như chống phần mềm độc hại, chống vi-rút, tường lửa, v.v., để bảo mật mạng.

\>>> Xem thêm: Quét lỗ hổng bảo mật (Vulnerability Scanning) là gì?

3. Gray Hat Hacker – Hacker mũ xám

Một hacker mũ xám nằm ở ranh giới giữa hacker mũ đen và hacker mũ trắng. Mặc dù họ có thể không có ý định xấu, nhưng họ có thể tấn công một network mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu để kiểm tra các lỗ hổng hiện có.

Sau khi quét mạng để tìm các lỗ hổng, hacker mũ xám có thể thu hút sự chú ý của chủ sở hữu đến các lỗ hổng này, với hy vọng được thuê để sửa chúng.

Tin tặc mũ xám cố gắng:

  • Xác định và sửa chữa các lỗ hổng.
  • Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp chống lại các lỗ hổng bảo mật.
  • Tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa trên không gian mạng.

4. Red Hat Hacker – Hacker mũ đỏ

Một hacker mũ đỏ có một số điểm tương đồng với một hacker mũ trắng. Họ có ý định tốt để cứu mọi người khỏi các cuộc tấn công mạng, nhưng họ lại đi sai cách.

Trong quá trình thiết lập các biện pháp phòng thủ chống lại các cuộc tấn công mạng, một hacker mũ đỏ sử dụng bất kỳ phương tiện nào có thể, ngay cả khi bất hợp pháp. Về cơ bản, họ làm điều đúng nhưng sai cách.

Các hoạt động của một hacker mũ đỏ bao gồm:

  • Đột nhập vào hệ thống mạng của hacker mũ đen để phá vỡ các kế hoạch tấn công mạng.
  • Khởi động phần mềm độc hại chống lại những kẻ xấu.
  • Thắt chặt an ninh của một network nhằm chống lại các mối đe dọa trên mạng.

5. Blue Hat Hacker – Hacker mũ xanh lam

Hacker mũ trắng và mũ đen là gì năm 2024

Thực tế có hai loại hacker mũ xanh lam khác nhau.

Loại thứ nhất mang mục đích trả thù. Họ không bị thúc đẩy bởi tiền bạc hay danh vọng, mà là mong muốn gây ra nỗi đau cho mục tiêu của họ, những người chắc chắn đã gây tổn thương cho họ theo cách này hay cách khác.

Một hacker mũ xanh tìm mọi cách để làm bẽ mặt hoặc xấu hổ nạn nhân của họ và không dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu của mình.

Loại thứ hai là chuyên gia bảo mật độc lập. Họ có kỹ năng cao trong công việc và thường được các tổ chức mời để kiểm tra các lỗ hổng trong network của họ.

Bạn có thể cần đến hacker mũ xanh nếu muốn triển khai các biện pháp an ninh mạng như kiểm tra khả năng thâm nhập để bảo mật network của mình . Họ bắt đầu một cuộc tấn công vào một hệ thống với sự đồng ý của chủ sở hữu nhằm tìm ra những cách hiệu quả để bảo mật network trước những cuộc tấn công tương tự.

\>>> Xem thêm: Tổng quan về port scanning (quét cổng)

6. Green Hat Hacker Hacker mũ xanh lá cây

Một hacker mũ xanh lá cây là một người mới làm quen với việc hacking. Trong hầu hết các trường hợp, một hacker mũ xanh không nhận thức được hậu quả của các cuộc tấn công mà họ triển khai. Được thúc đẩy bởi mong muốn chứng minh bản thân, một hacker mũ xanh rất nguy hiểm vì họ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng một cách mù quáng.

Tạo sự cân bằng trong an ninh mạng

Các loại tin tặc khác nhau tạo ra sự cân bằng trong an ninh mạng. Khi những hacker xấu cố gắng gây ra sự tàn phá, thì những hacker tốt đang cố gắng ngăn chặn chúng.

Đôi khi, nỗ lực bảo mật không gian mạng nội bộ của bạn có thể không đủ mạnh để đối phó với chuyên môn của những tội phạm mạng. Bạn sẽ cần đến dịch vụ của những tin tặc có thiện chí để có thể chống lại chúng.