Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

- Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam, có đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.

- Châu Phi có diện tích 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á (44 triệu km2) và châu Mĩ (42 triệu km2).

Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

2. Đặc điểm tự nhiên

$\bullet \,\,$ Châu Phi có địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn.

- Các cao nguyên và bồn địa lớn ở châu Phi:

+ Cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi

+ Bồn địa: Sát, Nin Thượng, Côn-gô, Ca-la-ha-ri.

- Tên các sông lớn của châu Phi: Nin, Ni-giê, Côn-gô, Dăm-be-di…

+ Sông Nin: chảy theo hướng nam-bắc đổ ra Địa Trung Hải.

+ Sông Côn-gô: chảy từ bồn địa Côn-Gô đổ ra Đại Tây Dương.

+ Sông Ni-giê: thuộc Tây Phi, đổ ra Đại Tây Dương.

- Tên các hồ lớn ở châu Phi: hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a.

$\bullet \,\,$ Do nằm trong vòng đai nhiệt đới, nên châu Phi có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới, đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa-van.

- Hoang mạc Xa-ha-ra:

+ Nằm ở Bắc Phi, là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông.

+ Nhiệt độ ban ngày có khi lên tới hơn 50 độ C, ban đêm có thể xuống tới 0 độ C.

+ Sông hồ rất ít và hiếm nước.

- Xa-van châu Phi:

+ Khoảng 1/3 diện tích châu Phi có khí hậu chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

+ Nơi mưa nhiều, có rừng rậm nhiệt đới phát triển.

+ Nơi đủ độ ẩm thì có rừng thưa.

+ Những nơi mưa ít, xuất hiện đồng cỏ cao, cây bụi gọi là xa-van. Trên đồng cỏ, thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo hoặc cây bao báp.

+ Trong xa-van, động vật phong phú như động vật ăn cỏ (ngựa vằn, hươu cao cổ, voi,…) và động vật ăn thịt (báo, sư tử, linh cẩu,…).

Nằm ở Tây Nam châu Phi, phía Bắc giáp Cộng hòa Công-gô, Cộng hòa dân chủ Công-gô, phía Đông giáp Dăm-bi-a, Nam giáp Na-mi-bi-a và phía Tây giáp Đại Tây Dương.

  • An-giê-ri (Angiéri)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Nằm ở Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, Tuy-ni-di, Li-bi, Ni-giê, Ma-li, Mô-ri-ta-ni, Tây Xa-ha-ra, Ma-rốc. Thể loại âm nhạc An-giê-ri nổi tiếng nhất trên thế giới là raï, một loại nhạc có khuynh hướng pop, dựa trên âm nhạc dân gian. 

  • A-rập Ai cập

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Gồm hai bộ phận lãnh thổ ngăn cách bởi kênh Suez: Phần lãnh thổ chủ yếu ở Đông Bắc châu Phi và phần lãnh thổ ở bán đảo Sinai phía tây châu Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, Ixraen, biển Đỏ, Xuđăng và Libi. Kiểm soát bán đảo Sinai, con đường bộ duy nhất nối châu Phi và châu Á; kiểm soát kênh đào Suez, con đường biển ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.

  • Bê-nanh (Benin)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Nằm ở Vịnh Bê-nanh thuộc Tây Phi, Bắc giáp Ni-giê và Buốc-ki-na Pha-xô; Đông giáp Ni-giê-ri-a, Tây giáp Tô-gô, Nam giáp Đại Tây Dương. Vào thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân lên vùng đất Đa-hô-mây (Bê-nanh ngày nay). Trải qua nhiều biến động, đến tháng 11-1975, Đa-hô-mây đổi tên thành Bê-nanh.

  • Bốt-xoa-na (Botswana)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Nằm ở phía nam châu Phi, phía Bắc và Đông Bắc giáp Dim-ba-bu-ê, Nam và Đông Nam giáp Nam Phi, tây giáp Na-mi-bi-a. Dân số tập trung chủ yếu ở phía đông của đất nước. Năm 1885 thực dân Anh đổi tên Bốt-xoa-na thành Bê-xua-na-len và tuyên bố nước này là đất bảo hộ của mình. Ngày 30/9/1966 nước này giành được độc lập và lấy lại tên cũ.

  • Buốc-ki-na Pha-sô (Burkina faso)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Buốc-ki-na Pha-sô (trước tháng 8-1984 là Cộng hòa Thượng Vôn-ta) nằm ở Tây Phi, giáp Ma-li, Ni-giê, Bê-nanh, Tô-gô, Ga-na và Cốt Đi-voa. Hai đặc trưng chính làm nên bản sắc văn hóa là mặt nạ và khiêu vũ. Những mặt nạ được dùng trong nghi lễ hy sinh tới những vị thần và tinh thần hồn nhiên, vui vẻ trong làng, thể hiện sự ao ước của nông dân được ấm no, hạnh phúc.

  • Bu-run-đi (Burundi)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Nằm ở Trung Phi, giáp Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, hồ Tan-gia-ni-ka và Cộng hòa dân chủ Công-gô. Nghèo tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp kém phát triển chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là chỗ dựa cho hơn 90% dân số, sản xuất cà phê, bông, chè, chăn nuôi.

  • Ca-mơ-run (Cameroon)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Nằm trên bờ biển Tây Phi, giáp Ni-giê-ri-a, Sát, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Công-gô, Ga-bông, Ghi-nê Xích đạo và vịnh Bi-a-phra. Ca-mơ-rum có một nền văn hóa mang đậm bản sắc châu Phi. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng đóng góp tài chính cho ngân quỹ quốc gia.

  • Cáp-ve (Cape verde)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Nằm ở Tây Phi, bao gồm một nhóm gồm 10 đảo lớn và một số đảo nhỏ trên Đại Tây Dương, cách bờ biển Xê-nê-gan trên 500 km. Có vị trí chiến lược trên tuyến đường chính bắc - nam trên bờ biển Tây Phi. 

  • Cô-mo (Comoros)

    Hai bộ phận lãnh thổ đạo của châu Phi là

    Là nước hải đảo nằm ở vịnh Mô-dăm-bích trên Ấn Độ Dương. Cô-mo có vị trí quan trọng ở đầu phía bắc của eo biển Mô-dăm-bích. Khai thác lâm sản và đánh bắt cá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.