Hang bươm bướm của phụ nữ là gì năm 2024

Ở Canada có loài bướm cánh đen-da cam, tên khoa học là Danaux plexippus, cứ đến mùa đông thì tản cư tránh rét ở một khu rừng thông trên núi cao hơn 3.000m ở nước Mêhico. Loại bướm sinh ra ở đây có thể sống được 6-7 tháng, trong khi các loại bướm khác chỉ sống được 1 tháng. Con đực chết ít lâu sau khi giao hợp, con cái chết sau khi trứng nở. Đến mùa xuân, bướm lại về xứ sở Canada, để lại trên vỏ cây và dưới đất một thứ mỡ có thể để cho thế hệ sau đánh hơi. Đường bay dài hơn 4.000 cây số, mỗi ngày bay 80km, 2 tháng mới tới. Mỗi lần bay hàng mấy triệu bướm, rợp trời như đám mây. Tại sao lại có những cuộc tản cư, hồi cư như vậy? Đó là điều bí mật mà các nhà khoa học chưa tìm ra.

Dĩ nhiên không phải nơi nào cũng có loài bướm lạ như vậy. Nhưng chắc chắn là loài bướm phổ biến ở khắp nơi, bướm đi vào văn hóa mọi dân tộc với những biểu tượng khác nhau.

Ở Việt Nam, nơi đâu cũng có bướm. Có loại bướm phượng (bướm bà, bướm mẹ), cánh màu rất đẹp, cánh sau kéo dài thành đuôi. Bướm cải cỡ trung bình màu trắng, vàng, có vệt đen. Bướm trang có nhiều nốt đen nhỏ, mình dài. Đông trùng hạ thảo là loại nhộng của bướm mùa hạ, nằm trong nõn một số cây cỏ, có những loại xào lên ăn bổ hoặc ngâm rượu bổ. Cây bướm bạc mọc hoang, hoa trắng như cánh bướm. Từ nhỏ, trẻ em Việt Nam, nhất là ở nông thôn, đã biết bướm. Sách Quốc văn giáo khoa thư, bài Chăn trâu nói lên cái thú “ngất nghểu ngồi trên mình trâu, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ”. Học trò đứa nào chẳng bắt bướm, có khi ướp vào sách chơi. Có những đồ vật hình bướm như đèn Tết Trung thu hình bướm của phố Hàng Thiếc với hai cánh bằng sắt tây, cánh vỗ khi đẩy đèn đi mắc treo mũ áo bằng mây và gỗ hình bướm.

Trong văn học dân gian và trước tác, hình tượng “bướm” được dùng theo nghĩa không hay để chỉ sự nhởn nhơ, tình duyên dễ dàng, không nghiêm túc, lẳng lơ. Buông lời ong bướm là tán gái, không nghiêm túc. Rách như bướm là rách tả tơi. Truyện Kiều của Nguyễn Du dùng từ bướm đến 11 lần với những biểu tượng khác nhau, ám chỉ tình duyên nói chung: “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” (Thúy Kiều, Thúy Vân chưa nghĩ đến chuyện yêu đương). Có khi ám chỉ khách làng chơi xuồng sã “Biết bao bướm lả ong lơi” (nhả thơ tách từ ngữ kép bướm ong lả lơi là rất khéo). Có khi ám chỉ cô gái giang hồ than thân “Thân em bướm chán ong chường bấy thân” (lại tách hai từ kép bướm ong và chán chường). Nguyễn Du còn dùng biểu tượng bướm khi tả tiếng đàn Kiều gảy khi tái ngộ Kim Trọng “Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh?” theo điển tích của Trang Chu (Hồ điệp là con bướm). Trong văn học hiện đại, Nhất Linh cũng dùng biểu tượng bướm trắng với một ý nghĩa riêng cho cuốn tiểu thuyết lãng mạn của ông. Đây là một tác phẩm phân tách tâm lý rất sâu sắc về một nhân vật trí thức bị giằng xé giữa thần chết và tình yêu, hơi mang dáng dấp của Gide nhưng không đi đến thái độ phi luân. Trong văn hóa Trung Quốc, có lẽ biểu tượng triết học và văn học đậm nét nhất về bướm là của nhà triết học Trang Tử (thế kỷ thứ 3 trước CN) thời Chiến quốc. Thiên Tề vật luận (trong sách Trang Tử) kể là ngày xưa Trang Chu nằm mơ hóa bướm, khi tỉnh dậy, bàng hoàng không biết mình là bướm hay người. Hình ảnh này thể hiện tư tưởng hoài nghi, bất khả tri, tương đối luận của Trang Tử, vị triết gia Lão học.

Hồ điệp là một từ quen thuộc trong thi ca Trung Quốc. Chữ điệp của người Hoa - Việt có hai nghĩa: con bướm, tuổi cao. Do đó, bướm được dùng trong lời mừng thọ. Bướm và hoa thường gắn với nhau trong các bức tranh cổ. Ở Nhật Bản, bướm biểu hiện cho người phụ nữ. Một đôi bướm là hình ảnh hạnh phúc vợ chồng. Bướm cũng biểu hiện những vong linh phiêu lãng, báo hiệu có người thân sắp chết hoặc sắp có khách đến thăm.

Nhiều dân tộc coi bướm là linh hồn. Đối với người da đỏ Aztèque, hình ảnh bướm lượn giữa đám hoa tượng trưng cho người chiến sĩ vừa tử trận. Dân tộc Baluba ở Trung Phi có chuyện ngụ ngôn gắn cuộc sống con người với quá trình đời bướm (từ con sâu đẻ trứng đến con nhộng, cái kén, từ đó linh hồn bay ra thành bướm).

Phân tâm học ngày nay cũng cho bướm là biểu tượng của sự tái sinh. Ở một số dân tộc Trung Á và thời cổ đại Hy-La, người ta tin rằng khi chết, linh hồn rời khỏi xác, biến thành bướm. Âm nhạc phương Tây có những tác phẩm gắn tên bướm: Bản nhạc Những con bươm bướm của nhạc sĩ Đức Schuman (thế kỷ 19), Phu nhân Bươm bướm (Madame Butterfly) của nhạc sĩ Ý Puccini (thế kỷ 20) rất nổi tiếng: chuyện một sĩ quan thủy quân Mỹ đóng ở Nhật, “cưới chơi” cô gái tên là Bươm bướm. Anh về nước để lại một đứa con và cô vợ hờ vẫn tha thiết đợi ngày anh trở lại. Mấy năm sau, anh trở lại với cô vợ người Mỹ, Bươm bướm trao lại đứa con cho anh rồi tự tử.

Trong ngôn ngữ thế giới, từ tiếng Đức (schmetterling), tiếng Pháp (papillon), tiếng Anh (butterfly) đều chỉ con bướm, nhưng khi sử dụng, nghĩa từ papillon đặc biệt phong phú hơn!

TPO - “Bướm bay trong bụng” là một cảm giác cực kỳ phổ biến đối với những người đang yêu. Đó là phản ứng hoàn toàn bình thường khi cơ thể và não bộ bị kích thích.

“Bướm bay trong bụng” là gì?

Hiệu ứng “bướm bay trong bụng” hoặc người Anh có câu thành ngữ “Butterflies in the stomach” là hình thức ẩn dụ cho cảm giác cồn cào, rạo rực trong phần bụng dưới. Nó tựa như việc có rất nhiều con bướm đang vỗ cánh trong bụng và khiến con người có cảm giác run run.

Đây là hậu quả của việc bị giảm lưu lượng máu đến một số cơ quan nên gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng “bướm bay trong bụng”

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng “bướm bay trong bụng” là do cơ thể tăng tiết adrenaline đột ngột và làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường khi con người cảm thấy bị đe dọa khi gặp nguy hiểm hoặc lo lắng về điều gì đó.

Cụ thể, khi cảm thấy nguy hiểm hoặc lo lắng, nhịp tim của con người sẽ trở nên nhanh hơn và làm tăng tiết adrenaline. Qua đó, khiến một số cơ quan trong cơ thể như ruột bị kích thích, co thắt để duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể.

Khi gặp tình trạng này, chúng ta tốt nhất nên cố gắng thư giãn, giữ bình tĩnh và hít sâu, thở đều. Điều này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, giảm bớt căng thẳng để nhịp tim cũng như lưu lượng máu trở lại mức bình thường. Qua đó, sẽ mất dần cảm giác “bướm bay trong bụng”.

Hang bươm bướm của phụ nữ là gì năm 2024

Việc lo lắng sẽ khiến cơ thể có cảm giác bồn chồn, khó chịu.

Tại sao có cảm giác bướm bay trong bụng khi yêu?

Thông thường, con người sẽ có cảm giác lo lắng, bồn chồn khi đã yêu hoặc phải lòng một người nào đó. Bởi vì, ở thời điểm này, chúng ta thường suy nghĩ đến việc đối phương có cảm giác với mình hay không, hoặc khi tỏ tình có bị từ chối hay không…

Điều này sẽ dẫn tới việc não bị căng thẳng khiến nhịp tim tăng dần và bắt đầu xuất hiện cảm giác “bướm bay trong bụng”.