Hậu Giang có bao nhiêu thành phố trực thuộc tỉnh?

Theo thống kê từ danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 87 thành phố, gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ; 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là TP Thủ Đức của TP.HCM cùng với 81 thành phố trực thuộc 58 tỉnh.

Trong đó, có 1 tỉnh có 4 thành phố trực thuộc là Quảng Ninh (TP Hạ Long, TP Móng Cái, TP Uông Bí, TP Cẩm Phả).

Có 4 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc là Thái Nguyên (TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TP Phổ Yên); Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An, TP Thuận An); Đồng Tháp (TP Cao Lãnh, TP Sa Đéc, TP Hồng Ngự) và Kiên Giang (TP Rạch Giá, TP Hà Tiên, TP Phú Quốc).

Có 12 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc là Vĩnh Phúc (TP Vĩnh Yên, TP Phúc Yên); Bắc Ninh (TP Bắc Ninh, TP Từ Sơn); Hải Dương (TP Hải Dương, TP Chí Linh); Ninh Bình (TP Ninh Bình, TP Tam Điệp); Thanh Hóa (TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn); Quảng Nam (TP Tam Kỳ, TP Hội An); Khánh Hòa (TP Nha Trang, TP Cam Ranh); Lâm Đồng (TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc); Đồng Nai (TP Biên Hòa, TP Long Khánh); Bà Rịa – Vũng Tàu (TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu); An Giang (TP Long Xuyên, TP Châu Đốc).

Còn 41 tỉnh còn lại có 1 thành phố trực thuộc.

Thành phố có diện tích lớn nhất là Hạ Long (Quảng Ninh) với 1.119,36 km². Thành phố có diện tích nhỏ nhất là Sầm Sơn (Thanh Hóa) với 44,94 km².

Thành phố có nhiều đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất là Huế (Thừa Thiên Huế) với 36 đơn vị hành chính cấp xã (29 phường và 7 xã). Thành phố có ít đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất là Ngã Bảy (Hậu Giang) với 6 đơn vị hành chính cấp xã (4 phường và 2 xã).

Thành phố có nhiều xã nhất là Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) với 14 xã. Có 7 thành phố chỉ có phường, không có xã trực thuộc là: Bắc Ninh (Bắc Ninh), Dĩ An (Bình Dương), Đông Hà (Quảng Trị), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Từ Sơn (Bắc Ninh) và Vĩnh Long (Vĩnh Long).

Thành phố có nhiều phường nhất là Thanh Hóa (Thanh Hóa) với 30 phường. Thành phố có ít phường nhất là Phú Quốc (Kiên Giang) với 2 phường và cũng là thành phố đảo duy nhất của Việt Nam.

Hiện nay, theo thống kê từ danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM và Cần Thơ.

Một thành phố thuộc thành phố là Thủ Đức của TP HCM, còn lại 79 thành phố thuộc 58 tỉnh.

Trong đó, có đến 17 tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh trở lên, bao gồm:

1. Tỉnh Thái Nguyên: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, Thành phố Phổ Yên.

2. Quảng Ninh: Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Uông Bí.

3. Vĩnh Phúc: Thành phố Vĩnh Yên, Thành phố Phúc Yên.

4. Bắc Ninh: Thành phố Bắc Ninh, Thành phố Từ Sơn.

5. Hải Dương: Thành phố Hải Dương, Thành phố Chí Linh.

6. Ninh Bình: Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp.

7. Thanh Hóa: Thành phố Thanh Hóa, Thành phố Sầm Sơn.

8. Quảng Nam: Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Hội An.

9. Khánh Hòa: Thành phố Nha Trang, Thành phố Cam Ranh.

10. Lâm Đồng: Thành phố Đà Lạt, Thành phố Bảo Lộc.

11. Bình Dương: Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Dĩ An, Thành phố Thuận An. Thành phố Tân Uyên (Thành phố mới được thành lập thông qua Nghị quyết 725/NQ-UBTVQH15 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

12. Đồng Nai: Thành phố Biên Hòa, Thành phố Long Khánh

13. Bà Rịa – Vũng Tàu: Thành phố Bà Rịa, Thành phố Vũng Tàu.

14. Đồng Tháp: Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc, Thành phố Hồng Ngự.

15. An Giang: Thành phố Long Xuyên, Thành phố Châu Đốc.

16. Kiên Giang: Thành phố Rạch Giá, Thành phố Hà Tiên, Thành phố Phú Quốc

17. Hậu Giang: Thành phố Vị Thanh, Thành phố Ngã Bảy.

Hậu Giang có bao nhiêu thành phố trực thuộc tỉnh?

Những tỉnh nào có từ hai thành phố trực thuộc tỉnh trở lên? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.
4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Như vậy, tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh phải đáp ứng điều kiện sau đây:

- Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

- Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.

- Đơn vị hành chính trực thuộc:

+ Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;

+ Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.

- Đã được công nhận là đô thị loại 1 hoặc loại 2 hoặc loại 3.

Hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại 1 hoặc loại 2 hoặc loại 3.

- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định.

Trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh như thế nào?

Theo Điều 26 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua.

Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.

Chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.

Bước 3: Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.

Bước 4: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính, cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nội vụ.

tỉnh Hậu Giang Thành phố gì?

Hậu Giang hiện nay là tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh( nay là thành phố Vị Thanh) cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam;nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, ...

tỉnh Hậu Giang có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện được chia làm 51 , 13 phường và 11 thị trấn. (*) Nguồn dữ liệu cập nhật từ Tổng Cục Thống Kê tới tháng 01/2021. thể tại thời điểm bạn xem bài viết này các số liệu đã khác.

Hậu Giang giáp bao nhiêu tỉnh?

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long; - Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang có bao nhiêu xã?

Huyện Châu Thành có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ngã Sáu (huyện lỵ), Mái Dầm và 6 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Hữu, Phú Tân với 59 ấp.