Hãy đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam A

Lý thuyết:

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. - ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

Hình 11.2 Biển vịnh Nha Trang – Việt Nam

2. Đặc điểm tự nhiên

Nhân tố

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á hải đảo

Địa hình

-Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi.

-Có các thung lung rộng và các đồng bằng màu mỡ

 -Tập trung nhiều đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ.

-Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

Khí hậu

 Nhiệt đới gió mùa.

Một phần lãnh thổ Bắc Mianma và Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

 Nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

Sông ngòi

 Có nhiều sông lớn với lượng nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Hồng,…

 Sông nhỏ, ngắn và dốc.

Sinh vật

Rừng nhiệt đới.

Sinh vật biển phong phú.

-Rừng xích đạo.

-Sinh vật biển phong phú

Khoáng sản

 Đa dạng: Than, dầu khí, thiếc,…

  Đa dạng: Thiếc, sắt, đồng, dầu khí, than,…

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

a. Thuận lợi:           - Khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc -> thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới.           - Phát triển kinh tế biển [trừ Lào].           - Nằm trong vành đai sinh khoáng , có nhiều khoáng sản => Phát triển công nghiệp.           - Rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm => Phát triển lâm nghiệp.           - Nhiều cảnh quan đẹp => phát triển du lịch b. Khó khăn:           - Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…           - Suy giảm rừng, xói mòn đất… c. Biện pháp:           - Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

          - Phòng chống, khắc phục thiên tai.

 

Biết Tuốt

Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh [trừ Lào].

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Trả lời hay

2 Trả lời 04/08/21

  • Người Nhện

    - Thuận lợi

    + Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

    + Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

    + Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

    Quảng cáo
    + Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

    - Khó khăn

    + Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

    + Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

    + Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

    Trả lời hay

    2 Trả lời 04/08/21

    • Ỉn

      Thuận lợi:

      Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc.

      Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

      Khí hậu: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô lạnh máy và mùa mưa tương đối nóng ẩm.

      Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

      Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

      => Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người: Đia bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

      Khó khăn:

      Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
      Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

      Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.

      Do địa bàn phân tán bởi nhiều đảo nhỏ nên mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á còn khó khăn dễ gây ra xung đột và chiến tranh.

      0 Trả lời 04/08/21

      • Video liên quan

        Chủ Đề