He thong xử lý hoi acid 1000m3

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tháp hấp thụ khí thải
- Hệ thống hấp thụ khí thải ẩm sử dụng để làm sạch không khí, khí thải hoặc khí khác của các chất ô nhiễm khác nhau và các hạt bụi.
- Giải pháp đơn giản và tối ưu về kinh tế là có thể sử dụng nước hoặc các chất phản ứng trung gian trung hòa khí thải phát sinh.
- Chúng tôi thiết kế hệ thống hấp thụ Wet Scrubber đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Thiết kế này phụ thuộc vào các điều kiện trong quá trình sản xuất và bản chất của các chất gây ô nhiễm không khí liên quan tới nhà máy. Quy trình hệ thống xử lý khí thải Axit đạt chuẩn theo QCVN 19/2009 BTNMT.
Thông tin sản phẩm:

- Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ BL - TANK là dòng khí chứa bụi đi qua một môi trường dung dịch hấp thụ chuyên dụng dạng lỏng. Dung dịch hấp thụ có tác dụng làm lắng hạt bụi có kích thước nhỏ từ 0.1µm, hấp thụ chất độc hại, lắng đọng khói biến khói đen thành khói trắng -> biến mất hoàn toàn, hiệu suất làm sạch đạt tới 99%.

Ứng dụng
- Chủ yếu để loại bỏ các hợp chất hữu cơ VOC và mùi hôi được tạo ra ở hàm lượng cao trong các hóa chất, vật liệu in, sơn, và các loại tương tự.

- Các hợp chất hữu cơ và mùi được lọc qua tháp chứa chất hấp phụ về mặt vật lý và hóa học

- Chất hấp thụ sử dụng chủ yếu là dung dịch xút NaOH 5% - 30% - 45%, dung dịch nước vôi trong Ca[OH]2, dung dịch vi sinh hấp thụ mùi... tuỳ theo khí thải phát sinh từ nguồn nguyên liệu than, gỗ, dầu diesel, rác thải, tro bụi chứa CO, CO2, NOx, SOx...

- Vật liệu gia công chế tạo: Composite, INOX, P.P, FRP,...

Tháp dập khí thải BL - TANK có tác dụng hấp thụ và xử lý khí thải dựa trên hệ thống gồm : 
1. Quạt hút khí thải + giảm chấn chống rung chuyên dụng
2. Hệ chụp hút, đường ống gom khí, van điều tiết lưu lượng
3. Tháp rửa sol khí Scrubber
4. Màng lọc có vật đệm tạo bọt khí tiếp xúc khí thải
5. Dàn phun hóa chất hấp thụ thông qua các pép phun
6. Bể chứa dung dịch hấp thu tuần hoàn
7. Bơm định lượng hoá chất, hệ khuấy hóa chất, bộ đo pH kèm điều chỉnh bơm bù tự động
8. Bơm dung dịch tuần hoàn
9. Cửa thăm khí Meca dầy 10 mm
10. Sàn quan trắc khí thải + lan can bảo hộ
11. Tủ điện điều khiển [Biến tần, mạch khởi động sao - tam giác]

Dựa theo khảo sát thực tế tại nhà máy sản xuất, chúng tôi sẽ đưa ra công nghệ và thông số phù hợp.

Đối với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp, có sản sinh ra nước thải từ quy trình sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải là bắt buộc. Mục đích là để đảm bảo các yêu cầu về quy định xả thải của địa phương và pháp luật.

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả sẽ giúp nhà máy tránh được các tổn hại đến môi trường, sức khỏe con người. Đồng thời giúp nâng cao hình ảnh của nhà máy với các đối tác của họ. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải hiệu quả sẽ giúp cho sản phẩm tạo ra từ nhà máy được đánh giá cao bởi người tiêu dùng. Nó cũng giúp doanh nghiệp tránh được những khoản phạt nặng và các vấn đề liên quan đến pháp luật khi nước thải chưa đạt được các chỉ tiêu phù hợp.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty giày Taekwang Vina [1000 m3/ngày]

Hệ thống xử lý nước thải là gì và hoạt động ra sao? Câu trả lời cho vấn đề này khá phức tạp, thường phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm nước thải đầu vào và các yêu cầu quy định xả thải từ nhà máy. Chi tiết được trình bày sau đây.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được tạo thành từ một số công nghệ xử lý nước đơn lẻ hợp thành, giúp giải quyết các yêu cầu xử lý nước thải cụ thể cho từng nhà máy. Mỗi loại nước thải tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà sẽ có các công nghệ xử lý đơn lẻ khác nhau hợp thành, để tạo ra một hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh.

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và được thiết kế tốt sẽ giải quyết:

  • Xử lý được những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  • Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp, mà vẫn đáp ứng được độ bền và ổn định.
  • Dễ dàng nâng cấp khi có quy định thay đổi về chất lượng nước sau xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải cơ bản gồm những công đoạn nào?

Như đã nêu, thành phần cụ thể của một hệ thống xử lý nước thải tùy thuộc vào đặc điểm nước thải và các yêu cầu về xả thải của địa phương, nhưng nhìn chung, một hệ thống xử lý nước thải điển hình bao gồm các công đoạn:

  • Công đoạn xử lý cơ học: Tách rác, lắng cát, tách dầu mỡ,….loại bỏ rác, cặn bã, dầu mỡ,…ra khỏi nước thải.
  • Công đoạn xử lý hóa học: Trung hòa pH, keo tụ-tạo bông-lắng, tuyển nổi,….để điều chỉnh pH, loại bỏ cặn lơ lửng, kim loại, chất vô cơ.
  • Công đoạn xử lý sinh học: Kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí,….để loại bỏ thành phần ô nhiễm hữu cơ.
  • Công đoạn lọc nước để loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn xót lại. Mức độ lọc tuỳ thuộc vào quy định xả thải của nhà nước đối với hàm lượng chất rắn trong nước thải.
  • Hệ thống Bảng điều khiển: Tuỳ thuộc vào mức độ tự động hoá yêu cầu…

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Ví dụ: Đối với nhà máy xi mạ, công nghệ chúng ta cần xem xét là sự cần thiết phải ổn định pH, ​​loại bỏ chất rắn lơ lửng, chất vô cơ và kim loại. Khi đó, công đoạn xử lý hóa học là hết sức quan trọng và phải được thiết kế thật chuẩn xác.

Một ví dụ khác là một nhà máy thực phẩm có nhu cầu xử lý nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm như sữa, các sản phẩm từ sữa, làm đồ uống, v.v. Các công nghệ xử lý sẽ xoay quanh việc loại bỏ các tạp chất ô nhiễm hữu cơ. Khi đó, công đoạn xử lý sinh học sẽ là giải pháp tối ưu và được xem xét, tính toán thật cẩn thận.

Một hệ thống xử lý nước thải điển hình sẽ loại bỏ những gì trong nước?

Một hệ thống xử lý nước thải có thể được tạo thành từ các công nghệ cần thiết để loại bỏ các thành phần ô nhiễm dưới đây:

  • Nhu cầu oxy sinh học [BOD]: lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. BOD là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm hữu cơ của nước thải
  • Nhu cầu oxy hóa học [COD]: lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất trong nước bao gồm cả chất vô cơ và chất hữu cơ. COD là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải
  • Nito và photpho [TN và TP]: Chất gây phú dưỡng hóa nguồn nước
  • Coliform: vi sinh gây bệnh
  • Chất rắn lơ lửng [TSS]: Lượng chất rắn không tan và khó lắng có trong nước
  • Độ màu

Các công đoạn của Hệ thống xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại nước thải, nhưng một hệ thống xử lý nước thải điển hình sẽ bao gồm các công đoạn như sau:

Trung Hòa

Một số loại nước thải có pH không ổn định [có thể thấp hoặc cao] nên cần trung hòa trước khi đưa vào các công đoạn xử lý khác. Tùy thuộc vào tính chất nước thải mà hóa chất NaOH hoặc H2SO4 được thêm vào. Thiết bị điều khiểnbơm định lượng được lắp đặt vào để điều chỉnh pH nước thải về giá trị thích hợp. Khoảng pH=6.5-8 để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý phía sau.

Keo tụ

Keo tụ là quá trình các hóa chất khác nhau được cho vào để loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng và tạp chất ô nhiễm. Quá trình này bắt đầu bằng việc hòa trộn hỗn hợp các chất phản ứng. Thường thì sẽ có 1 hoặc 2 chất phản ứng hóa học cụ thể để loại bỏ tất cả hạt mịn hơn trong nước, bằng cách kết hợp chúng với nhau thành các hạt nặng hơn để chìm xuống. Chất keo tụ phổ biến được dùng có gốc nhôm như phèn và polyaluminum clorua.

Tạo bông

Để tách các cặn nhỏ sinh ra ở quá trình keo tụ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian lắng, dung dịch Polymer sẽ được thêm vào. Nhằm tạo ra các cầu nối để bắt giữ các bông cặn nhỏ, tạo thành các bông cặn lớn hơn, dễ tách loại ra khỏi nước.

Lắng

Nước thải sau quá trình tạo bông chứa nhiều bông bùn. Do vậy cần phải tách những bông bùn này ra khỏi nước bằng quá trình lắng trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo. Cụ thể nước đưa vào ống phân phối, dưới tác dụng của trọng lực và tấm hướng dòng, các bông bùn lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn sau đó chảy vào công đoạn xử lý tiếp. Phần bùn lắng sẽ được hút về khu xử lý bùn

Kỵ khí

Quá trình xử lý bằng vi sinh trong điều kiện không cung cấp oxy, áp dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm cao [COD>2000 mg/l]. Cơ chế quá trình như sau:

Trong môi trường yếm khí [không có oxy], dưới tác dụng của vi sinh, các chất hữu cơ phức tạp sẽ chuyển hóa thành các chất đơn giản hơn hoặc chất hòa tan [như đường, các amino acid, acid béo]. Tiếp theo, các vi khuẩn sẽ chuyển hóa các chất hòa tan này thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Tiếp theo quá trình trên là giai đoạn Methane hoá, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân huỷ yếm khí các Acid acetic, H2, CO2, acid formic và methanol để chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới quyết định đến hiệu quả xử lý của quá trình xử lý.

Điều kiện khi xử lý sinh học kỵ khí:

–        Tuyệt đối không có oxy;

–        Chất dinh dưỡng đủ và cân bằng;

–        Nhiệt độ thích hợp;

–        pH = 6.5 – 7.5;

–        Không có các hợp chất độc hại.

Hiếu Khí

Quá trình xử lý bằng vi sinh trong điều kiện cung cấp đủ oxy, áp dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm thấp [COD

Chủ Đề