Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú

Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan, não). Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline (doxycycline, minoxycline,…) và nhóm fluoroquinolones (levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…) khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel (aluminium phosphate), maalox (aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon) được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI (ức chế bơm proton) thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ (lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…). Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú nên uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người bệnh qaun tâm. Khi mắc bệnh, những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm họng ở phụ nữ đang cho bú cũng tương tự như những người bình thường. Tuy nhiên về phương pháp điều trị người bệnh cần chú ý hơn một chút. Bởi việc sử dụng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của trẻ.

Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú
Tìm hiểu mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú nên uống thuốc gì? Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh

Trước khi chữa bệnh, điều đầu tiên mẹ cần làm là sử dụng những biện pháp tạm thời để làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra. Đó là sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để súc miệng và làm sạch cổ họng từ 2 – 3 lần/ngày. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng viên ngậm thảo dược. Các viên ngậm sẽ giúp bạn làm tình trạng viêm, sưng và đau rát cổ họng.

Trong trường hợp buộc phải điều trị viêm họng bằng thuốc do nhiễm vi khuẩn, mẹ có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhóm betalactam gồm: Clamoxyl, Amoxycillin, Augmentin… theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc kháng sinh này có thể được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú để điều trị bệnh viêm họng do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên ở những trường hợp viêm họng do lạnh hoặc do virus trừ khi có bội nhiễm, mẹ không được sử dụng thuốc kháng sinh.

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm họng và các biện pháp hỗ trợ giúp khắc phục những triệu chứng, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị viêm họng bằng thảo dược tự nhiên dưới đây:

Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú

Chanh và muối nổi tiếng với khả năng kháng viêm, sát khuẩn cao. Cả hai nguyên liệu này đều có khả năng làm sạch cổ họng, giúp tiêu viêm và tiêu diệt tốt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó trong chanh chứa một lượng lớn vitamin C và nhiều dưỡng chất có lợi với tác dụng thúc đẩy quá trình nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh viêm họng ở phụ nữ đang cho con bú.

Ngoài tác dụng sát khuẩn và kháng viêm, muối còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa tình trạng loét. Đồng thời giúp se khít vết thương ở những vị trí bị viêm loét. Bên cạnh đó, muối còn có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát và sưng tấy do bệnh viêm họng gây ra.

Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú
Bài thuốc từ chanh và muối chữa bệnh viêm họng khi đang cho con bú

Nguyên liệu:

  • 1 quả nhanh tươi
  • Muối hạt.

Thực hiện cách 1:

  • Chanh mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Thái chanh thành từng lát mỏng và cho vào chén
  • Thêm muối hạt vào cùng và trộn đều
  • Mỗi lần lấy một miếng chanh có tẩm muối cho vào miệng và ngậm khoảng 5 – 10 phút
  • Có thể nuốt từ từ phần nước cốt chanh, bỏ bã.
  • Ngậm tối thiểu 5 lát chanh/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Chanh bổ đôi chắc lấy nước cốt
  • Cho nước cốt chanh vào tách cùng với 300ml nước ấm
  • Thêm đường và một ít muối vào cùng, khuấy đều để tạo thành nước chanh muối
  • Ngậm và uống từ từ 1 – 2 lần/ngày (sáng và tối sau khi ăn).

Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc từ chanh và muối chữa viêm họng khi đang cho con bú cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Trong y học hiện đại, cà rốt chứa nhiều khoáng chất có lợi gồm: Chất sắt, Natri, Canxi, Phốt pho, Magiê, Kali. Những khoáng chất này rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng. Lượng đường trong cà rốt có tác dụng xoa dịu và làm giảm tình trạng viêm, sưng. Đồng thời giúp người bệnh khắc phục triệu chứng đau rát cổ họng do bệnh viêm họng gây ra.

Ngoài ra trong cà rốt còn chứa đa dạng các loại vitamin. Đó là: Niacin (B3), Vitamin 6, Vitamin C, Vitamin A equiv., beta-carotene, Thiamine (B1), Riboflavin (B2). Các loại vitamin này không chỉ giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch mà còn giúp điều trị bệnh viêm họng. Hơn thế chúng có thể điều trị một số bệnh lý khác liên quan đến mắt và viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất
  • 1 củ cà rốt

Cách thực hiện: 

  • Cà rốt mang đi gọt vỏ và rửa sạch
  • Cắt cà rốt thành từng khúc nhỏ, sau đó cho vào máy và ép lấy nước
  • Rót thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào nước ép, khuấy đều

Cách 1:

  • Pha loãng hỗn hợp cà rốt và mật ong cùng với nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 1:1
  • Mang hỗn hợp cho vào miệng và súc họng 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần 5 – 7 phút.

Cách 2:

  • Ngậm và uống từ từ hỗn hợp nước ép cà rốt và mật ong
  • Sử dụng 1 lần/ngày.

Người bệnh thực hiện bài thuốc chữa viêm họng khi đang cho con bú bằng cà rốt trong 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể. Những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra cũng không còn.

Trong Đông y bột nghệ mang trong mình vị cay, tính ấm có tác dụng đào thải độc tố, khử phong tán hàn, làm ấm cổ họng và làm ấm cơ thể. Hơn thế nhờ vị cay, tính ấm và những hoạt chất có lợi, bột nghệ còn có khả năng kháng viêm và sát khuẩn cao. Nhờ đó dược liệu giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời tác động, làm se khít và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra một số thành phần có lợi bên trong bột nghệ còn có tác dụng điều trị bệnh viêm họng và tình trạng viêm, sưng, đau rát khó chịu rất tốt.

Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú
Bài thuốc chữa viêm họng khi đang cho con bú từ bột nghệ

Nguyên liệu:

  • Bột nghệ
  • Muối hạt
  • Sữa tươi không đường.

Thực hiện cách 1: Điều trị viêm họng không kèm ho

  • Dùng 10 gram bột nghệ cho vào tách
  • Rót thêm 200ml nước nóng và khuấy đều
  • Thêm một ít muối hạt và thực hiện khuấy cho tan
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Sử dụng 1 lần/ngày trong 3 ngày, vùng cổ họng của bạn sẽ khỏi tình trạng viêm nhiễm.

Thực hiện cách 2: Điều trị viêm họng có kèm theo ho

  • Dùng 200ml sữa bò tươi không đường cho vào nồi (có thể dùng sữa đậu nành)
  • Thực hiện đun sữa cho đến khi có độ nóng thích hợp, không nên đun quá sôi
  • Thêm 10ml bột nghệ vào nồi, khuấy đều và đun thêm khoảng 1 phút
  • Rót ra ly
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Người bệnh cần uống sữa nghệ 1 – 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giảm tình trạng viêm họng kèm theo ho.

Tương tự như nghệ, gừng cũng mang trong mình tính ấm và vị cay. Nhờ đó dược liệu có tác dụng làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng. Đồng thời giúp giảm viêm, giảm ho và làm giảm tình trạng đau rát cổ họng. Bên cạnh đó gừng còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, ức chế các hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng nhỏ
  • Mật ong nguyên chất
  • Chanh tươi
  • Sữa nóng.

Thực hiện cách 1:

  • Gừng mang đi cạo vỏ và rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nát
  • Chắt lấy phần nước cốt gừng, bỏ bã
  • Pha mật ong nguyên chất vào nước cốt gừng theo tỉ lệ 1:1
  • Uống hỗn hợp gừng, mật ong cùng với sữa nóng 1 lần/ngày. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm viêm họng và giảm ho hiệu quả.

Thực hiện cách 2:

  • Gừng mang đi cạo vỏ và rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nát
  • Chắt lấy phần nước cốt gừng, bỏ bã
  • Chanh tươi mang đi bổ đôi và chắt lấy phần nước cốt
  • Pha nước cốt gừng, mật ong nguyên chất và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1:3, khuấy đều
  • Nhấp từng ngụm nhỏ, ngậm và nuốt từ từ 3 lần/ngày trong 3 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Trong Đông y củ cải được xem là nhân sâm Việt Nam do chứa các hoạt chất có khả điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh viêm họng. Củ cải mang trong mình vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc. Bên cạnh đó dược liệu này còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể và có khả năng sát khuẩn, kháng viêm cao. Vì thế, củ cải thường được dùng trong điều trị bệnh viêm họng và một số bệnh viêm nhiễm khác. Đó là: Viêm phế quản, hen suyễn, viêm dạ dày tá tràng, viêm ruột…

Ngoài ra vị ngọt thanh chứa trong củ cải còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng, ngứa họng. Vì thế rất phù hợp cho những bệnh nhân bị viêm họng kèm theo ho và mất tiếng.

Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú
Bài thuốc chữa viêm họng khi đang cho con bú bằng củ cải

Nguyên liệu: 1 củ cải trắng hoặc đỏ loại nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Gọt bỏ vỏ và mang củ cải rửa sạch
  • Cắt củ cải thành từng khúc nhỏ và ép thành nước
  • Ngậm và nuốt từ từ nước ép củ cải
  • Thực hiện 1 lần/ngày trong 3 ngày.

Ngoài cách ngậm và uống nước ép củ cải, người bệnh có thể nấu cháo củ cải cùng với rau tía tô để làm tăng khả năng chữa bệnh viêm họng.

Bên cạnh những bài thuốc chữa viêm họng khi đang cho con bú bằng thuốc, người bệnh cũng cần lưu lại một số lưu ý sau để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Đồng thời nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
  • Người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng, thức ăn cay nóng. Thay vào đó mẹ nên sử dụng các loại nước ép trái cây và rau củ quả
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày (2 – 2,5 lít/ngày) để làm ẩm và giảm tình trạng khô rát cổ họng
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân gây hại bằng cách mang khẩu trang y tế khi ra đường
  • Hạn chế tiếp xúc với con nhỏ để tránh truyền bệnh cho trẻ
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang trong thời gian điều trị cảm cúm hoặc viêm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau để tránh bị lây
  • Người bệnh cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và vệ sinh một số vật dụng trong nhà. Đồng thời giữ cho phòng ốc luôn thoáng mát
  • Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh để những căng thẳng xuất hiện khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng thời khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn
  • Người bệnh cần liên hệ và tham khảo thêm những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh.
Heviho có dùng được cho phụ nữ cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú nên liên hệ trực tiếp và tham khảo những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh

Trong trường hợp điều trị bệnh viêm họng kịp thời và sử dụng thuốc đúng cách, thuốc kháng sinh và các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên sẽ không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo tối đa mức độ an toàn, mẹ nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời áp dụng những phương pháp chữa bệnh khác nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị viêm họng của bạn trở nên tốt hơn rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Bài viết là những thông tin cơ bản về vấn đề “Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú nên uống thuốc gì?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn.