Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì năm 2024

Nếu phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí tử vong. Do đó, cần quan sát, lắng nghe cơ thể và thường xuyên đi kiểm tra sau khi chậm kinh để có thể phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.

Theo thống kê, cứ 1.000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai nhiều lần. Tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng... cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân.

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì năm 2024
Chửa ngoài tử cung là hiện tượng thai nhi nằm ngoài dạ con

2. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ tình dục, quá trình thụ thai diễn ra thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung.

- Trễ kinh:

Phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại. Cá biệt có người không bị xuất huyết.

- Đau bụng:

Chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu, đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

- Ra máu âm đạo:

Nhiều phụ nữ thường nhầm lẫn giữa ra máu và có kinh nguyệt. Ra máu bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh hay các biến chứng nguy hiểm khi có thai như động thai, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung.

- Nồng độ HCG trong máu giảm dần:

Nếu có thai kỳ bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên. Đây lý do một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch.

Theo các chuyên gia sản khoa, chị em khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường như sau chậm kinh, đau bụng dưới, chảy máu cần đi khám ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%.

Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên chị em nên hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

3. Xử lý khi bị chửa ngoài tử cung Việc điều trị chửa ngoài tử cung tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, kích thước của phôi, người bệnh có bị đau hay chảy máu trong ổ bụng hay chưa. Có 2 phương thức điều trị chính: Thuốc: Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm và phôi vẫn còn tương đối nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Methotrexate là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để xử lý thai ngoài tử cung. Thuốc được tiêm vào cơ và đến phôi thông qua mạch máu trong cơ thể. Thuốc giúp chấm dứt thai kỳ bằng cách làm chết các tế bào của nhau thai. Sau đó bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hCG và đảm bảo rằng việc xử lý thai ngoài tử cung bằng thuốc có hiệu quả. Người bệnh sẽ tiếp tục điều trị cho tới khi mức độ hCG bằng 0. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu phát hiện có dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ, hãy gọi cấp cứu ngay.

Phẫu thuật: có 2 phương thức phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi nếu tình trạng sức khỏe của người bệnh ổn định và phôi thai nhỏ. Bác sĩ sẽ chỉ loại bỏ phôi thai và giữ nguyên vẹn vòi trứng. PT mổ mở được tiến hành trong trường hợp Thai ngoài tử cung đã vỡ gây chảy máu ồ ạt trong bụng.

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì năm 2024
Mổ cấp cứu chửa ngoài tử cung vỡ tại BVĐK Quang Khởi

Tuy nhiên nếu thai ngoài tử cung đã vỡ, gây chảy máu nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ cắt bỏ cả khối thai và ống dẫn trứng. Bệnh nhân cần khoảng 1 tuần sau phẫu thuật để phục hồi.

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không nằm trong niêm mạc buồng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác bên ngoài tử cung như vòi tử cung còn gọi là vòi trứng (thường gặp nhất), buồng trứng, ống cổ tử cung, ổ bụng. Một vị trí đặc biệt khác của thai ngoài tử cung là thai bám ở sẹo mổ lấy thai trước đó.

Thông thường, mỗi chu kỳ, một trứng “chín” sẽ được buồng trứng giải phóng và đi đến vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng. Tại đây, trứng sẽ gặp tinh trùng và được thụ tinh (trường hợp không thụ tinh sẽ xuất hiện hành kinh). Khi thụ tinh, phôi hình thành và di chuyển đến tử cung, chui vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Sau đó, phôi phát triển trong lòng tử cung cho đến khi em bé chào đời.

Nếu bào thai không phát triển bên trong tử cung thì vô cùng nguy hiểm. Vì túi thai không được buồng tử cung bảo vệ, dễ bị vỡ và chảy máu ồ ạt vào ổ bụng. Tình trạng này gây ảnh hưởng và đe dọa đối với tính mạng của chị em nên cần đặc biệt lưu ý.

Theo BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh – Trưởng khoa Khám Chuyên gia nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung:

- Thai phụ bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới không được điều trị dẫn đến viêm tắc 2 vòi tử cung: viêm dính, viêm nhiễm vòi trứng (chủ yếu do nhiễm Chlamydia), viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do nạo phá thai.

- Do tắc, hẹp, quá dài, bị xoắn, co bóp và nhu động bất thường của vòi trứng.

- Mắc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, sau phẫu thuật tạo hình vòi trứng...

- Ngày nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng cũng làm tăng nguy cơ chửa ở sẹo mổ lấy thai. Đây là một thể rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

- Phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá…

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì năm 2024
Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung gồm 3 dấu hiệu lâm sàng chính:

*Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.

*Đau bụng: Khi đau bụng, một trong hai bên hố chậu đau âm ỉ hoặc thành từng cơn. Khi khối thai vỡ thì thai phụ thấy đau nhói và sốc, choáng.

*Ra máu âm đạo bất thường: Máu âm đạo sẫm màu, ra từng đợt hoặc kéo dài sau 1 vài tuần chậm kinh hoặc có thể không chậm kinh ra máu đúng kì nhưng kéo dài bất thường.

Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng, thai phụ cũng cần phải thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm (Siêu âm đầu dò âm đạo được xem là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung) xét nghiệm máu, xét nghiệm betaHCG….

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung rất dễ nhầm với một số thai nghén khác như dọa sảy thai, sảy thai, thai lưu….

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì năm 2024
Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trên buồng trứng

Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường trên, thai phụ cần tới ngay Khoa Khám Chuyên Gia – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.

Chửa ngoài tử cung vỡ là một trong những cấp cứu sản khoa cần được chẩn đoán và điệu trị sớm. Nếu không được cấp cứu kịp thời chửa ngoài tử cung vỡ có thể dẫn đến mất máu, choáng sốc, do mất máu cấp thậm chí là tử vong.