Hứa hôn từ nhỏ là gì

Bố mẹ hứa hôn cho con có vi phạm pháp luật không? Bố mẹ cưỡng ép con kết hôn có vi phạm nguyên tắc kết hôn không?

Bố mẹ hứa hôn cho con có vi phạm pháp luật không? Bố mẹ cưỡng ép con kết hôn có vi phạm nguyên tắc kết hôn không?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có 1 người bạn, cháu của cô ấy năm nay 16 tuổi và theo tôi biết hiện nay cha cháu và người đàn ông khác kí giấy hôn ước cho 2 con của mình mà cả 2 đều không biết gì hết. Thưa luật sư cho tôi hỏi người cha làm vậy có trái về pháp luật hôn nhân không ạ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân gia đình 2014;

2. Luật sư tư vấn:

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Như vậy Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới là giấy tờ xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam nữ, tờ giấy do bố của hai người con kí không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai người con.

Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014, nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

+] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Trong đó tại khoản 9 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Xem thêm: Tuổi kết hôn là gì? Độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ năm 2022?

9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Việc hai người bố viết giấy hôn ước cho hai người con chưa khẳng định được hai người bố này có hành vi cưỡng ép kết hôn. Nếu từ giấy này, hai gia đình tạo điều kiện cho con gặp gỡ, tìm hiểu, yêu nhau và dẫn đến tự nguyện kết hôn thì hành vi của hai người bố không vi phạm pháp luật. Nếu hai người con không muốn kết hôn mà hai người bố có hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần hay có hành vi khác buộc hai người con kết hôn với nhau thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Đính hôn hoặc hứa hôn là mối quan hệ giữa hai người muốn kết hôn, và cũng là khoảng thời gian giữa cầu hôn và hôn nhân. Trong thời gian này, một cặp vợ chồng được cho là đã đính hôn, hứa hôn. Cô dâu và chú rể tương lai có thể được gọi là vợ sắp cưới hoặc chồng sắp cưới, vợ chưa cưới hoặc chồng chưa cưới. Thời hạn của việc tán tỉnh rất khác nhau, và phần lớn phụ thuộc vào các chuẩn mực văn hóa hoặc theo thỏa thuận của các bên liên quan.

Cầu hôn, William-Adolphe Bouguereau

Thời gian đính hôn dài đã từng phổ biến trong các hôn nhân sắp đặt chính thức, và không có gì lạ khi các bậc cha mẹ làm lễ đính hôn cho các đứa con nhằm mục đích sắp xếp hôn nhân nhiều năm trước khi cặp đôi đính hôn đủ tuổi thành hôn. Điều này vẫn còn phổ biến ở một số nước.

 

Giỏ quà lễ đính hôn hiện đại ở Bangladesh.

Lễ hứa hôn [còn gọi là lễ đính hôn] là một trạng thái chính thức của sự gắn kết để được kết hôn.

Trong các đám cưới của người Do Thái trong thời Talmudic [thế kỷ 1 trước Công nguyên - thế kỷ 6 sau Công nguyên], hai nghi lễ hứa hôn [erusin] và đám cưới thường diễn ra cách nhau một năm; Cô dâu sống với bố mẹ cho đến lễ cưới thực sự [nissuin], sẽ diễn ra trong một căn phòng hoặc lều mà chú rể đã dựng lên cho cô. Kể từ thời trung cổ, hai nghi lễ đã diễn ra như một nghi lễ kết hợp được thực hiện trước công chúng. Lễ đính hôn hiện nay thường là một phần của lễ cưới của người Do Thái, được hoàn thành khi chú rể trao cho cô dâu chiếc nhẫn hoặc một vật khác có giá trị ít nhất là danh nghĩa.[1] Như đã đề cập ở trên, lễ hứa hôn trong Do Thái giáo tách biệt với đính hôn; phá vỡ lễ hứa hôn này đòi hỏi phải có ly hôn chính thức và vi phạm lễ hứa hôn này được coi là ngoại tình.

  1. ^ See Talmud Kiddushin, Mishna 1:1 and the main article

  • Chương trình lễ đính hôn

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đính_hôn&oldid=66708140”

24-05-2019 HẠNH HẠNH

Nếu ngày xưa ba mẹ không hứa hẹn làm sui gia của nhau chắc sẽ chẳng có ai chịu đựng được tính cách của tôi như anh ấy. Và nếu thời gian có quay trở lại và tôi được lựa chọn tôi sẽ vẫn chọn người chồng hiện tại của mình.

Tôi năm nay 26 tuổi và đã kết hôn 2 tháng trước. Gia đình nhà chồng và bố mẹ tôi là bạn thân thiết. Những hồi ức đầu tiên của chúng tôi gắn liền với những kỷ niệm êm đềm của thuở ấu thơ. Đến giờ tôi chẳng còn nhớ rõ hai đứa có học cùng lớp nhau không nữa nhưng bố mẹ thì vẫn kể lại rằng ngày trước mỗi khi đi đón hai đứa ở lớp vỡ lòng thì bố mẹ hai bên có trêu nhau rằng: "Nhìn hai đứa rõ đẹp đôi, kể mà nếu sau này lấy nhau được thì tốt biết mấy!".

Sau đó một bữa tiệc nho nhỏ, ấm cúng đã được tổ chức đánh dấu một dấu ấn trong cuộc đời hai chúng tôi. Đôi bạn nhỏ cứ thế lớn lên bên nhau, cùng chia sẻ quãng thời gian đẹp nhất của tuổi thơ.

Khi tôi đã là một cô nữ sinh trung học đã biết đỏ mặt ngượng ngùng, ngày nào cũng được ba mẹ nhắc đi nhắc lại việc mình là “hoa đã có chủ”. Lúc ấy, cảm giác của tôi là buồn, ngột ngạt bởi mình đã bị tước quyền lựa chọn người yêu thật sự cho bản thân. Được gia đình hai bên tạo điều kiện vun đắp tình cảm, nhưng cả tôi và anh đều tỏ ra rất miễn cưỡng. Đi học, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, mỗi người lại có một điều gì đó hay ho để nhớ, để thương... thế mà lúc nào cô cũng bị ám ảnh về việc mình không còn quyền tự do lựa chọn nữa.

Lên Đại học, anh vào Nam học còn tôi ở lại Thủ đô. Không còn phải ở gần nhau nữa, tôi cảm thấy ghét cay ghét đắng cái giao ước cổ hủ đó và chỉ mong anh ấy là người “phạm quy” trước để mình đỡ khổ. Tôi không biết anh ấy có nghĩ giống mình không, những ngày qua ngày thấy anh ấy vẫn sống khỏe với cái “vòng kim cô” vô hình ấy. Sau bốn năm chờ đợi và thất vọng khi nhận ra chẳng có điều kỳ diệu “ngoài luồng” nào của trái tim xảy ra với mình, tôi và anh chấp nhận trở thành... người yêu của nhau!

Hai chúng tôi cãi nhau như cơm bữa về mọi chuyện, dẫu lớn hay nhỏ. Và căng thẳng lên đến tột độ khi quan điểm yêu giữa hai người hoàn toàn khác biệt. Tôi nghĩ rằng khi yêu nhau thì không được phép giấu nhau bất cứ điều gì, trong khi anh ấy lại muốn hai bên tôn trọng sự riêng tư của nhau.

Nhiều lần tôi đã tủi thân phát khóc khi anh đứng dậy, bước ra xa khi nhận được điện thoại từ một người bạn gái nào đó và ngược lại. Mệt mỏi vì nghi ngờ có sự xuất hiện của “kẻ thứ ba”, phần vì đã cảm thấy bão hòa, nhàm chán do biết tỏng mọi thứ về nhau... tình yêu của chúng tôi dần xuất hiện sự rạn nứt.

Vì không thể để gia đình đôi bên thất vọng, nhưng cũng khó lòng duy trì mối quan hệ này, tôi quyết định sang Đức tu nghiệp. Sau ba năm tu nghiệp trở về tôi hi vọng mình sẽ tìm được câu trả lời...

Tình yêu thật kỳ lạ. Giữa trời đông tuyết trắng ở phương xa, hình ảnh của anh ta cứ thản nhiên chen vào giấc mơ của tôi và những kỷ niệm đẹp giữa hai đứa cứ ùa về...

...Nhớ có lần một bộ phim cực hot, vé vô cùng khan hiếm, thế mà anh ấy vẫn chịu khó chen chúc, thậm chí mua vé chợ đen, rồi sau đó còng lưng đạp xe chở tôi đi coi mặc trời mưa lớn. Nhớ những lần anh ấy đến đón tôi sau giờ học, đứng đợi trước cổng cả tiếng đồng hồ vì lớp tôi phải học bù tiết đến nỗi mồ hôi ướt đầm trên trán. Nhớ những buổi sáng sớm, dù  tôi có lười tới đâu có muốn ngủ nướng tới đâu thì anh ấy vẫn ráng hết sức lôi tôi ra khỏi giường để chạy bộ, rèn luyện sức khỏe.

Thế nhưng ngày đó cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ phải làm để khiến bố mẹ hai bên vui lòng chứ không hề cho đó là tình yêu. Cho đến hiện tại tôi mới nhận ra là mình đã yêu anh ấy tự lúc nào không hay. Nhưng để nói ra điều đó đâu có phải là một điều dễ dàng. Tôi tìm cách liên lạc lại với anh ấy, tôi gửi lời mời kết bạn lại Facebook và may quá anh ấy đồng ý. Thế là chúng tôi nói chuyện qua mạng xã hội mỗi ngày mấy tiếng dù cho có cách xa cả ngàn cây số và chênh lệch múi giờ.

Chúng tôi cứ thế, nói chuyện như những người bạn bình thường, tâm sự và chia sẻ mọi thứ về công việc và học tập cho nhau nghe, nhưng tuyệt nhiên giữa các cuộc nói chuyện không hề xuất hiện một từ “yêu” nào. Anh ấy không nói yêu tôi muốn cưới tôi và tôi cũng không hẹn khi nào sẽ trở về.

Cho đến một ngày tôi nhận được cuộc điện thoại từ mẹ anh thông báo anh sắp sửa lấy vợ và hỏi xem tôi có về được không. Câu nói của mẹ anh vừa dứt tôi liền ngồi thụp xuống chân bàn, trong lòng tôi như có gì đó đổ vỡ, cảm giác mất mát và đau đớn bủa vây. Thế là tôi mua vé chuyến bay sớm nhất về Việt Nam. Về đến nhà đã thấy mọi người tất bật chuẩn bị cho một đám cưới, anh ấy thì mặc bộ quần áo chú rể và vui vẻ nói cười với mọi người.

Tôi điên cuồng lao vào đến trước mặt anh hét lên với tất cả sự giận dữ: Anh đang làm cái trò gì thế? Anh ấy bình tĩnh, nhỏ khẽ đáp: Hôm nay anh kết hôn... chỉ là... chỉ là anh đang thiếu một cô dâu để cùng làm lễ thôi. Tôi lùi lại vài bước nhìn ra xung quanh thì thấy mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía mình và đâu đó vang lên tiếng cười khúc khích. Anh ấy tiến đến gần tôi hơn và nói: "Em có muốn làm cô dâu của anh không?".

Dấu hiệu chứng tỏ tình yêu của bạn đang không ổn một chút nào

Nhiều người hỏi tôi : “Mới 26 tuổi, có quá sớm để lập gia đình và có con?” tôi mỉm cười đáp lại họ “Con tin tình yêu của mình đã đủ thử thách và chín chắn để có một kết thúc trọn vẹn. Con cũng cảm ơn ba mẹ hai bên đã sớm trao cho chúng con một đoạn duyên phận này. Có lẽ, nếu trở lại 5 năm về trước, con sẽ không đồng ý đâu. Nhưng con nhận ra, ngoài trách nhiệm và bổ phận làm con "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, với con, anh ấy còn nợ con cả một bầu trời thanh xuân. Con muốn anh ấy phải lấy cả cuộc đời về sau để "trả nợ" cho mình". Và nhìn "ông chồng" của mình một cách đầy tinh ý. 

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/dong-y-cuoi-vi-hon-phu-ma-ba-me-hua-hon-tu-luc-nho-48091.html

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề