Hướng dẫn âm giai đô trưởng

Trong âm giai Sol trưởng (G major scale) người ta lấy 7 nốt G A B C D E F# G (nốt G cuối này lặp lại).

  • Trong âm giai Đô trưởng ngũ cung (C major pentatonic scale) người ta chỉ lấy 6 nốt C D E G A C (nốt C cuối này lặp lại).
  • Và còn rất nhiều âm giai khác nữa, nếu cần bạn cứ việc hỏi đồng chí Google nhé.

Hai âm giai được phân biệt bởi:

  • Số lượng nốt mà chúng có.
  • Khoảng cách giữa các bậc.

Hướng dẫn âm giai đô trưởng

Trong bài viết này, Guitar Sao Mai sẽ hướng dẫn các bạn hai loại cấu tạo phổ biến nhất của âm giai, đó là: Âm giai Trưởng và Âm giai Thứ.

2. Cấu tạo của Âm giai trưởng và các hợp âm trong âm giai trưởng:

Hướng dẫn âm giai đô trưởng

Như hình trên, ta có thể thấy đó là một âm giai Đô trưởng (C). Quy tắc để hình thành nên âm giai này là:

Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung

  • Ở ví dụ trên, âm giai Đô trưởng (C) bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc trên, ta có thể dễ dàng xác định được 8 nốt trong âm giai là: C – D – E – F – G – A – B – C.
  • Tiếp theo, để xác định được bộ hợp âm trong âm giai này, ta dùng quy tắc 1,4,5. Tức là hợp âm thứ 1,4,5 sẽ là hợp âm Trưởng. Các hợp âm 2,3,6 sẽ là hợp âm Thứ. Hợp âm thứ 7 sẽ là hợp âm dim (ít khi sử dụng).
  • Theo ví dụ trên, ta có bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng (C): C – Dm – Em – F – G – Am – B – C.

3. Cấu tạo của âm giai thứ và các hợp âm trong âm giai thứ:

Cách hình thành nên âm giai thứ cũng tương tự như âm giai trưởng, chỉ khác một chút ở thứ tự các nốt:

Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung

  • Ví dụ với âm giai La thứ (Am), ta có La sẽ là chủ âm. Theo quy tắc trên, ta có các nốt trong âm giai: A – B – C – D – E – F – G – A.
  • Hợp âm thứ 1, 4, 5 sẽ là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Hợp âm thứ 2 sẽ là hợp âm dim, ít sử dụng.
  • Ta sẽ có nguyên bộ hợp âm của âm giai La thứ (Am): Am – B – C – Dm – Em – F – G – Am.

Như vậy với 2 quy tắc trên, ta đã có thể hình thành nên âm giai trưởng và âm giai thứ khá đơn giản phải không nào.

Lưu ý:

  • Trong đó 1 cung = 2 ô trên cần đàn, như vậy thì 1/2 cung= 1 ô trên cần đàn. Từ đó các bạn có thể tự xác định một âm giai trưởng ngay trên cần đàn mà không cần phải viết ra giấy.

Âm giai bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc cũng bằng chủ âm. Nếu bạn thấy nốt đầu tiên và nốt cuối cùng không giống nhau thì chứng tỏ bạn đã làm sai ở bước nào đó.

Để tiếp nối phần kiến thức về các loại âm giai quan trọng bậc nhất mà người chơi guitar cần nắm rõ. Sau 2 loại âm giai các bạn cần học đầu tiên đã được giới thiệu tại website này, đó là:

PENTATONIC SCALE

ÂM GIAI THỨ TỰ NHIÊN – THE NATURAL MINOR SCALE

Thì chuyên mục này sẽ là nơi tôi chia sẻ đến các bạn một trong những âm giai quan trọng nhất cần phải biết tiếp theo trong quá trình luyện tập guitar solo:

ÂM GIAI TRƯỞNG – THE MAJOR SCALE

Hình Như Là – 4dummies.info

Gombi.vn | Beooi.com | Ghita.vn

Phần giới thiệu này khá đơn giản và dễ hiểu, được sưu tầm, biên dịch và hiệu chỉnh từ website YOURGUITARSAGE và http://www.4dummies.info

Vì sao phải học các loại âm giai nói trên, điều đó không cần phải giải thích nhiều thêm nữa, các bạn có thể xem qua 2 bài về Pentatonic Scale và The Natural Minor Scale có thể hiểu thêm. Tôi sẽ đi cụ thể ngay vào nội dung chính của âm giai trưởng.

  1. Công thức:

Âm giai trưởng gồm 7 note, C-D-E-F-G-A-B-C, ta có công thức: I(C)-II(D)-III(E)-IV(F)-V(G)-VI(A)-VII(B)-I(C), ta thấy bậc III(E)-IV(F) cách nhau NỬA CUNG và bậc VII(B)-I(C) cũng cách nhau NỬA CUNG. Lưu ý vị trí số 3 và số 7 (Mẹo để nhớ).

Nếu bạn muốn bất đầu từ một note bất kỳ nào để xây dựng âm giai trưởng thì cứ áp dụng theo công thức sau để xây dựng âm giai:

2 2 1 2 2 2 1 (trong đó 1 cung = 2 ngăn trên cần đàn, nửa cung = 1 ngăn trên cần đàn)

Hoặc các bạn sẽ nhìn thấy các tài liệu ghi kiểu này:

C – D – E – F – G – A – B – C (Thực chất chỉ là 7 note nhưng + thêm note C sau B để thành 1 Octave = Quãng 8) W W H W W W H

W: viết tắt của Whole có nghĩa là 1 cung H: Viết tắt của Half có nghĩa là nửa cung

Vậy tập hợp của 7 nốt có cao độ chênh nhau theo thứ tự W W H W W W H thì gọi đó là thang âm/âm giai trưởng. Nốt đầu tiên của tập hợp là nốt C thì được xác định là nốt đại diện cho thang âm đó. ở ví dụ trên ta có thang âm C trưởng vì nốt C là nốt đầu tiên và cấu tạo của 7 nốt được sắp xếp theo thứ tự WWHWWWH.

Vậy nếu muốn xây dựng thang âm/âm giai trưởng khác thì chỉ cần áp dụng công thức ở trên là ra:

VD: Thang âm G trưởng sẽ là G – A – B – C – D – E – F# – G W W H W W W H (hoặc 2 2 1 2 2 2 1)

Giờ thì hãy bắt đầu với Âm giai G trưởng. Note gốc ở trên dây số 6

Hướng dẫn âm giai đô trưởng

Âm giai G trưởng nốt gốc trên dây 6

Giờ thì hãy bắt đầu với Âm giai C trưởng. Note gốc ở trên dây số 5

Hướng dẫn âm giai đô trưởng

Âm giai C trưởng nốt gốc trên dây 5

MẸO VẶT:

Như vậy chỉ cần học thuộc 2 thế bấm của âm giai G trưởng (trên dây 6), âm giai C trưởng (trên dây 5) các bạn đã có thể tịnh tiến hoặc tịnh lùi (di chuyển toàn bộ thế bấm của âm giai G, C lên hoặc xuống trên cần đàn) để ra các âm giai khác.

Từ thế bấm âm giai C trưởng tại dây số 5: Ta có thể bấm được thế của âm giai B, D, E, F… trưởng (Dịch chuyển toàn bộ âm giai trên cần đàn lên hoặc xuống).

Từ thế bấm âm giai G trưởng tại dây số 6: ta có thể bấm được thế của âm giai A, B, C… trưởng (Dịch chuyển toàn bộ âm giai trên cần đàn lên hoặc xuống)

mà không cần phải nhớ thêm các thế bấm khác của âm giai trưởng.

Xem thêm phần này tại bài Âm giai thứ tự nhiên để hiểu rõ hơn cách di chuyển.

Riêng thế bấm của âm giai F trưởng nếu dịch chuyển lên xa quá “nhác chuyển” các bạn có thể học thêm thế bấm của âm giai sau: