Hướng dẫn cách đọc thông số động cơ

Hướng dẫn cách đọc thông số động cơ

Trên nhãn (nameplate) của motor chúng ta dễ dàng tìm thấy các thông tin sau:

  1. Thương hiệu sản phẩm: TMX
  2. Tiêu chuẩn sản xuất motor: ISO9001
  3. Motor 3 pha hay 1 pha.
  4. Model: BR1-160M – 4 ( BR: võ gang; 160 là kích thước motor ( frame size); 4 là 4 cực, 1500 v/p)
  5. Tốc độ quay hay số cực : Pole 4 là 4 cực, 1500 v/p
  6. Phase 3: là motor 3 pha
  7. số Series motor: BRC0215
  8. Điện áp định mức: 380/660 V
  9. Tần suất: 50 Hz/ 60 Hz
  10. Công suất motor: 15 HP=11 kw
  11. rpm: tốc độ của motor, 1460 v/p
  12. Cường độ dòng điện định mức: 22.3 Ampe nếu nối tam giác và 12.9 Ampe nếu nối sao.
  13. Hiệu suất: 84%
  14. Cấp bảo vệ IP 55 cho phép chống bụi và chống nước khi xịt bằng vòi phun.
  15. Xuất xứ hàng hóa

Trên những động cơ 3 pha thường được gắn kèm với một nhãn, trên đó ghi thông tin cần thiết của động cơ, nó được gọi là nhãn của động cơ 3 pha (hay gọi tắt là Name tag).

Hướng dẫn cách đọc thông số động cơ
Hình 1. Một số nhãn của các động cơ 3 pha.

Vấn đề đặt ra là trên các nhãn đó ghi những thông tin gì? Nó có giúp ích gì cho chúng ta hay không?

Để trả lời câu hỏi đó thì ta cùng tìm hiểu sơ lược về những thông số được ghi trên nhãn của động cơ 3 pha qua bài viết nhé!

Trên nhãn của một động cơ 3 pha thông thường sẽ có những thông số quan trọng như sau:

– Công suất định mức (Hp, kW, W): là công suất định mức đầu ra trên trục động cơ (động cơ), công suất điện đưa ra (máy phát). Hay nói cách khác là công suất cơ trên trục động cơ.

– Điện áp dây định mức Uđm(V): đối với động cơ ba pha là U dây, đối với động cơ một pha thì U là điện áp đặt trên đầu cực của động cơ (Pha-trung tính, pha-pha).

– Dòng điện dây định mức Iđm(A).

Ví dụ: Trên nhãn động cơ ghi Δ/Y – 220/380V – 7,5/4,3A có nghĩa là khi điện áp dây lưới điện bằng 220V thì ta nối dây quấn stator theo hình tam giác và dòng điện dây định mức tương ứng là 7,5A. Khi điện áp dây lưới điện là 380V thì dây quấn stator nối theo hình sao, dòng điện định mức là 4,3A.

– Tốc độ quay định mức nđm (vòng/phút).

– Tần số định mức (Hz).

– Cấp cách điện.

– Hệ số công suất định mức (cosφ).

– Hiệu suất định mức (η).

– Loại động cơ: Theo các tiêu chuẩn National Electrical Code và National Electrical Manufactures Association (NEMA), các motor được phân loại bởi kí tự đặc trưng cho tỉ số của dòng khởi động và dòng định mức. Có 6 loại: A, B, C, D, E, F. Bằng các kí tự này, có thể xác định chính xác được dòng định mức của CB (Circuit Breaker), cầu chì (Fuse) và các thiết bị bảo vệ khác.

  • Loại A: Dòng khởi động bình thường, 5 đến 7 lần dòng định mức. Trên 7,5HP phải giảm điện áp khởi động, momen khởi động bình thường và khoảng 150% định mức. Đây là loại motor bình thường (Normal type), thông dụng (General Purpose) như: máy công cụ, bơm ly tâm, bộ động cơ – máy phát, quạt, máy thổi, các thiết bị cần momen khởi động thấp.
  • Loại B: điện kháng cao và dòng khởi động thấp do các rãnh của rotor kín, sâu và hẹp. Thông dụng như loại A. Nhiều nhà sản xuất chỉ chế tạo động cơ General Purpose trên 5 Hp.
  • Loại C: Dòng khởi động thấp 4,5 đến 5 lần định mức, momen khởi động cao khoảng 225% định mức, rotor lồng sóc kép. Ứng dụng: máy nén khí, máy bơm kiểu piston, máy trộn, máy nghiền, băng tải (conveyor) khởi động dưới tải, máy làm lạnh lớn, các thiết bị cần momen khởi động lớn.
  • Loại D: Dòng khởi động thấp, momen khởi động cao khoảng 275% định mức, dây quấn rotor có điện trở lớn. Loại motor này chỉ thích hợp với hoạt động không liên tục (intermittent) và tốc độ không phải ổn định vì độ trượt quá cao và hiệu suất quá thấp. Ứng dụng: máy đóng, máy cắt tỉa, xe ủi đất, máy nâng nhỏ, máy kéo kim loại, máy khuấy,…
  • Động cơ rotor dây quấn: điện trở ở mạch rotor cho dòng điện khởi động thấp và momen khởi động cao. Ứng dụng: thang máy, máy nâng, cần trục (Crane), cán thép, máy ủi, tải quặng hoặc than,…

Hướng dẫn cách đọc thông số động cơ
Hình 2. Ví dụ về nhãn của một động cơ 3 pha bất kì.

Hướng dẫn cách đọc thông số động cơ
Hình 3. Một số nhãn của động cơ 3 pha.

2. Công suất trong động cơ 3 pha

2.1. Công suất của động cơ nhận từ nguồn

Pđiện \= P1 \= 3U1I1cosφ

Trong đó:

  • U1: Điện áp pha (V)
  • I1: Dòng điện pha (A)
  • cosφ: Hệ số công suất của động cơ.

2.2. Các công suất hao phí

Trong quá trình vận hành động cơ 3 pha sẽ xảy ra một số năng lượng bị hao phí, bao gồm:

  • Tổn hao đồng trên dây quấn stator (Pđ1).
  • Tổn hao sắt từ trong lõi thép stator (Pt). Công suất điện từ: Là công suất nhận từ nguồn đưa vào rotor sau khi mất đi 1 phần do tổn hao đồng và sắt từ trên stator (