Hướng dẫn cách xịt thuốc có công dụng

Đối tượng bị ngộ độc corticoid xịt mũi chủ yếu trẻ dưới 5 tuổi khi sử dụng thuốc nhỏ mũi naphazolin. Tại Việt Nam cũng ghi nhận một số trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc corticoid xịt mũi lâu ngày. Vậy corticoid xịt mũi là gì? Tác dụng và cách dùng đúng như thế nào? Bài viết dưới đây được bác sĩ CKI Lý Gia Cường, khoa Cấp Cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp những thắc mắc và lưu ý một số điều về thuốc xịt mũi corticoid.

Hướng dẫn cách xịt thuốc có công dụng

Corticoid xịt mũi là thuốc gì?

Corticoid xịt mũi là chai nhỏ chứa dung dịch để xịt mũi giúp chống viêm. Thuốc này giống như cortisol thuộc họ thuốc steroid, dùng để điều trị dị ứng phấn hoa, viêm xoang, viêm mũi không dị ứng và polyp mũi. Thuốc corticoid xịt mũi chủ yếu được hấp thụ trong mũi nên ít có tác dụng ở những chỗ khác trên cơ thể. Thuốc được đánh giá an toàn khi dùng. (1)

Một số loại thuốc corticoid xịt mũi phổ biến như: (2)

  • Beclometasone.
  • Budesonide.
  • Fluticasone.
  • Mometasone.

Thuốc xịt mũi Corticoid hoạt động như thế nào?

Corticoid sao chép chặt chẽ tác dụng của các hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Khi xịt mũi, corticoid xịt mũi giúp giảm viêm và sưng. Điều này giúp người bệnh giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

Tác dụng của thuốc xịt mũi Corticoid

Thuốc corticoid xịt mũi được dùng để điều trị các triệu chứng về mũi như:

  • Nghẹt mũi.
  • Sổ mũi.
  • Ngứa mũi.
  • Dị ứng mũi.
  • Viêm mũi.
  • Sưng (polyp) trong mũi.
  • Viêm xoang mạn tính.
  • Viêm xoang cấp tính.

Phản ứng phụ của thuốc Corticoid dạng xịt mũi

Thuốc corticoid xịt mũi ít khi gây tác dụng phụ vì thuốc xịt trực tiếp vào mũi và hấp thụ vào cơ thể rất ít. Đôi khi xuất hiện các tác dụng phụ như:

  • Gây khô.
  • Đóng vảy.
  • Chảy máu mũi.
  • Loét niêm mạc mũi.
  • Kích ứng niêm mạc mũi. (3)

Nếu các dấu hiệu này xảy ra, người bệnh cần ngưng dùng thuốc trong vài ngày rồi tiếp tục dùng lại. Điều này thường hiếm khi xảy ra nhưng một số người bệnh còn gặp tình trạng

  • Khó ngủ, lo lắng, trầm cảm và nóng nảy.
  • Loãng xương.
  • Nhiễm nấm.
  • Tăng nhãn áp.
  • Đục thủy tinh thể.

Cảnh giác với các loại thuốc xịt mũi Corticoid

Một số điều cần cảnh giác khi dùng các loại thuốc corticoid xịt mũi, bao gồm: (4)

  • Thuốc corticoid xịt mũi cần để xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc với nhiệt độ phòng khoảng từ 20 – 25 độ C.
  • Thuốc corticoid xịt mũi dễ cháy nên tránh tiếp xúc với nhiệt và lửa.
  • Thuốc chỉ được sử dụng trong vòng 30 ngày kể từ lúc được nhận thuốc. Để loại bỏ các thuốc không phù hợp hoặc đã hết hạn sử dụng, người bệnh nên:
  • Mang thuốc đến nơi thu hồi để kiểm tra thời hạn thuốc.
  • Nếu thuốc cần bỏ, người bệnh hãy hỏi bác sĩ hoặc gói thuốc lại rồi bỏ vào thùng rác, trộn thuốc với hỗn hợp như bã cà phê, các chất thải khác,…
  • Sử dụng thuốc corticoid xịt mũi trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ.
    Hướng dẫn cách xịt thuốc có công dụng
    Thuốc corticoid xịt mũi ít khi gây tác dụng phụ vì thuốc xịt trực tiếp vào mũi và hấp thụ vào cơ thể rất ít.

Đối tượng sử dụng thuốc xịt mũi Corticoid

Hầu hết, mọi người đều có thể dùng thuốc corticoid xịt mũi, trừ một số người bệnh từng dị ứng với loại thuốc này. Tuy nhiên, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám trước khi sử dụng thuốc xịt mũi này, đặc biệt nếu người bệnh thuộc những trường hợp như:

  • Gần đây đã phẫu thuật mũi.
  • Bị nhiễm trùng mũi hoặc xoang.
  • Mắc bệnh lao phổi.
  • Đang mang thai, cho con bú.
  • Người từng bị dị ứng với corticoid trước đây.
  • Đang hoặc gần đây có dùng thuốc corticoid khác.

Thuốc corticoid xịt mũi thường an toàn khi sử dụng cho người bệnh đang cho con bú hoặc đang mang thai nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

\>>>Tham khảo: Công dụng và cách dùng thuốc nhỏ mắt Corticoid

Cách dùng Corticoid dạng xịt mũi đúng cách

Dùng corticoid xịt mũi đúng cách theo các bước bao gồm:

  • Làm sạch mũi.
  • Lắc chai thuốc.
  • Nghiêng đầu về phía trước.
  • Giữ chai xịt thẳng đứng.
  • Chèn đầu bình xịt vào bên trong một lỗ mũi đồng thời dùng tay bịt lỗ mũi còn lại.
  • Xịt 1 – 2 lần theo quy định của bác sĩ điều trị.
  • Khi xịt thì hít vào.
  • Không nghiêng ống về giữa hoặc một bên mũi mà hướng thẳng lên trên. Khi nghiêng đầu về phía trước, đường xịt sẽ đi vào phía sau mũi của người bệnh.
  • Lặp lại các bước bên mũi còn lại.

Nếu người bệnh quên liều xịt, bạn hãy xịt mũi ngay khi nhớ. Trường hợp gần đến giờ dùng liều tiếp theo, người bệnh bỏ qua liều bỏ lỡ. Không dùng liều gấp đôi để bù. Khi vô tình dùng quá liều thuốc corticoid xịt mũi hãy yên tâm thuốc này không có khả năng gây hại nhưng báo với bác sĩ nếu người bệnh lo lắng.

Nếu dùng thuốc này để điều trị dị ứng phấn hoa thì nên dùng ít nhất 2 tuần trước khi đến mùa phấn hoa nở rộ. Bạn chỉ cần xịt mũi trong vòng vài tháng (trong mùa dị ứng). Tuy nhiên, nếu bị viêm mũi dai dẳng, người bệnh cần điều trị lâu dài đến khi hết các triệu chứng bệnh. Khi không còn triệu chứng bệnh, bạn không ngừng thuốc ngay vì bệnh có thể quay lại. Người bệnh cần duy trì dùng thuốc corticoid xịt mũi và giảm liều corticoid dần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giảm được liều lượng thấp nhất mà vẫn kiểm soát được bệnh.

Trường hợp người bệnh bị nghẹt hoặc chảy nước mũi nhiều khiến thuốc xịt không phát huy tác dụng. Người bệnh nên dùng thuốc xịt thông mũi trước và dùng thuốc corticoid xịt sau khi mũi sạch.

Thuốc corticoid xịt mũi mất vài ngày để phát huy hết tác dụng. Vì vậy, người bệnh không giảm các triệu chứng bệnh ngay khi vừa sử dụng. Một số người cần đến 2-4 tuần hoặc lâu hơn thì mới đạt kết quả điều trị.

Hướng dẫn cách xịt thuốc có công dụng
Thuốc corticoid xịt mũi an toàn khi dùng cho người bệnh đang cho con bú hoặc đang mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

\>>>Xem thêm: Cách sử dụng corticoid bôi ngoài da

Khi nào nên liên hệ bác sĩ?

Người bệnh nên liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp các tác dụng phụ Corticoid nghiêm trọng hơn như:

  • Phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa da, nổi mề đay, sưng mặt, môi hoặc lưỡi).
  • Nóng rát, ngứa, đóng vảy, bong tróc da.
  • Lượng đường trong máu cao.
  • Hormon tuyến thượng thận thấp (buồn nôn, nôn, chán ăn, yếu người, mệt mỏi bất thường, chóng mặt và huyết áp thấp).

Corticoid xịt mũi giúp điều trị các bệnh viêm mũi tốt nhưng vẫn có các tác dụng phụ nguy hiểm. Không được lạm dụng thuốc và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường và khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh đái tháo đường, các bệnh nội tiết như: bướu nhân tuyến giáp, cường giáp, suy giáp, rối loạn nội tiết tố nam nữ, đái tháo nhạt, bệnh to đầu chi, các bệnh nội tiết liên quan tuyến yên, béo phì do nội tiết tố… Ngoài ra, khoa còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, giúp người bệnh chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Corticoid xịt mũi là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thông qua bài viết này, mong rằng khách hàng hiểu hơn về corticoid xịt mũi cũng như tác dụng và cách dùng thuốc đúng cách để có thể không bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.