Hướng dẫn câu tôm sông Informational năm 2024

Mồi câu tôm càng xanh thì có thể dùng trùn huyết mà ngoài bắc quen gọi là giun đỏ, nhưng nhạy nhất vẫn là con Hà đỏ bán rất nhiều trong các tiệm đồ câu. Cắt nhỏ con mồi thành từng khúc, mắc sao cho thật kín lưỡi để tôm đỡ nhát mồi là được.

Câu tôm ngoài sông khi nước ròng thì nên chọn những khúc quanh của con sông, nơi có các búng nước sâu ngay tại các hàng đáy. Còn khi nước lớn thì hãy ghé vào bờ tìm những nơi có gốc cây to chìm dưới nước, nơi lý tưởng để tôm càng xanh trú ẩn, chắc chắn chúng đang ở dưới đó chờ bạn. Thả mồi xong, chờ cái đầu cần nhấp nhấp là lại tiếp tục kéo lên ghe những chú tôm càng xanh bự chảng…

Cá chính là phần thưởng thêm trong mỗi chuyến câu tôm, vì khi nước bắt đầu chảy, tôm sẽ ngừng ăn mồi thay vào đó là cá, mà câu sông thì các bạn biết rồi, đủ loại cá từ to đến nhỏ, nhiều khi cứ thả xuống là kéo lên.

Câu cá trong lúc chờ nước êm cũng thật thú vị, do nước chết nên câu cá những ngày này thường thì không có cá lớn, cá tuy nhỏ nhưng lại rất nhiều, chúng ăn liên tục, nhiều khi không kịp kéo vì chúng ăn tất cả các cần. Thêm điều thú vị nữa là bạn có thể câu được rất nhiều các loại cá khác nhau.

Nếu chăm chỉ, đến cuối ngày chắc chắn bạn sẽ có một mớ cá tạp thật đa dạng, nào là Trê, Ngát, Úc, Trèn… thậm chí cả Bông lau con đủ để nấu nồi canh chua hay kho lạt cải thiện cho bữa ăn gia đình.

Chiều đến khi nước bắt đầu chảy mạnh cũng là lúc anh em thu cần chạy vô mé bờ, cùng nhau lựa ra những chú tôm to nhất hấp với vài nhánh sả. Tôm càng xanh tự nhiên khi chín sẽ có màu đỏ đậm và thường là chúng mang đầy gạch, một đặc trưng khác hẳn với tôm nuôi. Mọi người lại quây quần bên nhau thưởng thức món tôm hấp cùng với những lon bia lạnh để kết thúc một ngày câu thật thoải mái trước khi lên bờ để về với cuộc sống bận rộn thường ngày.

Theo một số "câu thủ" trong nhóm câu cá "4 số 9", miệng con tôm càng xanh trong thiên nhiên nhỏ hơn miệng cá rất nhiều. Với lại da giống giáp xác này cứng, chuyên búng ngược nên rất khó dính câu.

Song với tôm nuôi thì khác, chúng lờ khờ như gà công nghiệp và háo ăn nên bạn dễ tóm hơn.

Từ huề vốn đến lời

Anh Nguyễn Văn Thắng, doanh nhân, ở Q.11, khách mối hồ câu tôm Đồng Diều, Q.8, TP.HCM cười tươi nói: “Tôi câu riết thành ghiền. Một tuần tôi tranh thủ “trực” ở đây 2-3 lần, mỗi lần gần buổi... Giật được không dưới 2kg. Nói chung là từ huề đến lời, chứ không lỗ”.

Giá thuê cần câu ở đây dạng giảm dần: tiếng đồng hồ đầu là 80.000 đồng, tiếng thứ hai 70.000 đồng, 3 tiếng là 190.000 đồng, 5 tiếng khuyến mãi 60.000đồng, 9 tiếng khuyến mãi 90.000 đồng. Thực tế, thường ít ai câu dưới 3 tiếng đồng hồ.

Hướng dẫn câu tôm sông	Informational năm 2024
Sau khi câu, "câu thủ" có thể nhờ chế biến ăn nóng ngay tại chỗ

"Bí kíp" câu tôm

Theo quan sát của chúng tôi, những người mới tập câu tôm càng xanh thường ngồi... ngó người khác giật lia, còn phao câu của họ vẫn im lìm. Chúng tôi cũng thử câu một giờ và cùng chung “số phận” hẩm hiu như họ.

Theo anh Bùi Hồng Sơn, chủ nhiệm nhóm câu cá 4 số 9, vấn đề mấu chốt là những người mới tập tành câu tôm thường không biết "cân" nước trong hồ, nhân viên của những hồ câu ít khi hé lộ mẹo này, để người mới câu phải trả "phí" tự học hoặc học những người quen câu tôm. Cụ thể, mẹo này như sau:

Bạn phải chỉnh phao câu lên cao so với độ sâu của nước hồ là 20-30cm. Muốn đo độ sâu nước hồ, bạn thọc gốc cần câu xuống đáy hồ theo chiều thẳng đứng bởi giống tôm thường ăn ở tầng đáy bạn phải chỉnh cho mồi chìm tận đáy và dây câu “chùng” một đoạn thì tôm dạn ăn hơn. Bạn nên quan sát chăm chú, khi phao câu “nhịp nhịp” (lắc lư nhẹ) và chìm xuống, chờ khoảng 20 giây, hãy kéo nhẹ cần lên, nghe nặng tay thì biết tôm đã dính câu. Tức thì, bạn hạ dây câu xuống lại để “nương” tôm. Giống tôm càng chuyên búng ngược, nên nếu bạn giật dây căng gấp quá, nó sẽ phản xạ thật nhanh, rất dễ sẩy. Sau đó bạn vừa kéo, vừa nương tôm lên bờ. Thời khắc này tôm sẽ dùng dằng, đảo qua đảo lại tạo cảm giác nằng nặng, chao đảo (trì) rất thú vị cho người câu.

Với những người câu kinh nghiệm hơn, họ có thể rê lưỡi câu đi chậm chậm, nghe nặng tay họ giật nhẹ, vậy là dính tôm. Thế nên, có người lôi chú tôm lên, lưỡi câu móc vào... đuôi tôm. Thường mồi dùng câu tôm là một đoạn thân con hà, con này tựa như con rết, màu đỏ nhạt, không chứa nọc độc.

"Câu nhiêu lấy nhiêu"

Anh Nguyễn Văn Tâm, ở P.6, Q.3 vừa bẻ đôi một chú tôm càng nướng muối ớt, mới câu được, nhờ bếp khu Đồng Diều nướng, vừa giải thích: Tôm càng nuôi chắc chắn thịt không chắc và ngọt đậm như tôm càng sông rồi. Tuy nhiên cảm giác tôi hưởng chiến lợi phẩm, sau ba bốn giờ đấu trí với con mồi, sướng lắm". Giá tiền công chế biến những món “gọn nhẹ” như nướng, nấu cà-ri, lẩu... là 40.000đồng/kg.

Cũng không ít người mang tôm về nhà, chia cho người thân, bạn bè, cùng chung vui. Nói chung đã đến đây thì khách câu được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Nhiều người nói gọn: "câu nhiêu lấy nhiêu".

Theo một số "câu thủ" ở TP.HCM, khoảng ba bốn năm trước trên địa bàn này mọc lên 6 -7 hồ câu tôm càng nuôi, diện tích trung bình khoảng 60 mét vuông/hồ. Trước, có một hồ ở trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, còn cho khách mượn bếp than để tự nướng tôm. Chủ quán chỉ bán bia. Tuy nhiên, nay chỉ còn khoảng hai hồ hoạt động.

Song dường như lượng người đi câu tôm tự nhiên trở nên đông đảo hơn, mặc dù trữ lượng chúng đang giảm dần. Có người nói câu tôm nuôi là cảm giác “sướng... giả” không đã bằng “dụ dỗ” được đám tôm càng cụ, lưng và râu nổi mốc vì rong rêu bám vào.

Theo anh Việt Hòa, một "câu thủ" nhiều kinh nghiệm câu tôm càng xanh sông, ở Nhà Bè, lượng tôm càng trong tự nhiên mùa nào cũng có, song rộ từ tháng Chạp đến tháng Ba m lịch. Câu tôm nơi nước chảy lờ đờ là tốt nhất. Những nơi có nhiều tôm càng sống ở TP.HCM và Cần Thơ là các cầu cảng dọc sông Nhà Bè, Lòng Tàu, gần cầu Phú Xuân, khu cầu cảng Cát Lái hay ở cảng Vũng Tàu, cảng Trà Nóc. Anh Hòa còn lưu ý thêm, có khi bạn câu tôm mà giật dính... cá úc, vì giống cá này cũng ăn sát đáy và “cùng phái” ẩm thực với tôm càng xanh. Thịt cá úc chắc, ngọt, bụng cá béo làm món gì cũng ngon.