Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Việc nắm vững kiến thức nền tảng là điều vô cùng quan trọng đối với người chơi ở bất kỳ môn thể thao nào. Hãy cùng tìm hiểu về bộ môn bowling đầy thú vị và các điều luật quan trọng của nó nhé.

Tìm hiểu sơ lược về cách tính điểm trong bowling 1.Tìm hiểu về một số thuật ngữ trong các tính điểm Khi tham gia vào thế giới bowling, người chơi cần học hỏi điều luật một cách tỉ mỉ để có chiến lược tập luyện hợp lý hiệu quả nhất. Trước tiên bạn, cần làm quen với 2 thuật ngữ căn bản của bộ môn này: Frame (lượt ném) và chance (lần ném). Trong mỗi frame, bạn sẽ có tối đa hai lượt ném (trừ frame thứ 10)

Trong một frame, số điểm bạn đạt được bằng tổng số pin đánh đổ được trong 2 lượt ném cộng với điểm thưởng nếu frame trước bạn đạt được Strike hoăc Spare (mình sẽ giải thích về các thuật ngữ này ngay phía dưới). Hãy cẩn thận trong các ném! Nếu bạn lăn trái bowling ra 2 rãnh, bạn sẽ không nhận được điểm số nào, bởi không có pin nào đổ cả.

Vậy Strike và Spare là gì? Strike là khi bạn lăn đổ toàn bộ 10 pin chỉ trong lần ném đầu tiên của 1 frame. Khi đó, bạn sẽ được chuyển ngay sang frame tiếp theo, đồng thời nhận được số điểm thưởng. Số điểm thưởng ấy sẽ là tổng số pin mà bạn ném được trong 2 chances tiếp theo! Thật tuyệt vời phải không? Kí hiệu của strike trên bang điểm là X. Tương tự với spare, tuy nhiên bạn sẽ chỉ nhận được số điểm thưởng từ 1 chance kết tiếp mà thôi.

Frame thứ 10 đặc biệt Trên lý thuyết, nếu bạn đạt strike liên tục từ đầu tới cuối, bạn sẽ đạt được điểm số rất cao. Tuy nhiên, thực tế thì không đơn giản như vậy đâu! Thật khó để đạt được liên tục những cú Strike và Spare một cách liên tục, nhưng hãy cố gắng luyện tập để đạt kết quả tốt nhé.

Riêng ở frame cuối cùng, frame thứ 10 sẽ có một chút khác biệt. Bạn sẽ có tổng cộng tối đa 3 lượt ném (3 chances) khi thực hiện ném bóng ở lượt frame này. Sẽ có các trường hợp xảy ra:

  • Nếu bạn giành được Strike, bạn sẽ được tặng thêm hai lượt ném ngay lập tức.
  • Nếu bạn giành được Spare trong 2 lượt đầu, bạn sẽ được thêm một lượt ném mà thôi.
  • Nếu bạn không được Strike hoặc Spare trong 2 lượt đầu, bạn sẽ không được ném lượt thứ 3.
  • Lý do cho lượt ném thứ 3 là để tính điểm cho lượt Strike hoặc Spare đầu.

Tổng điểm tuyệt đối bạn có thể giành được Tuy nhiên, bạn sẽ không được thưởng điểm cho việc strike hoặc spare tại lượt ném thứ 10. Như vậy, với cách tính điểm này, số điểm tối đa cho mỗi frame sẽ là:

Frame 1-9: 10 điểm (bạn ném đổ toàn bộ pin trong lần ném đầu) + 10 điểm thưởng (số pin đổ tối đa trong lần ném thứ hai) + 10 điểm thưởng (số pin đổ tối đa trong lần ném thứ hai) = 30

Frame 10: 10 điểm x 3 chances = 30 điểm.

Từ đó, ta sẽ tính được số điểm tối đa trong một ván bowling mà một người chơi có thể giành được là 30 x 10 = 300 điểm. Điều kiện chính là ghi được strike 12 lần liên tiếp – một game đấu hoàn hảo.

2.Một số thuật ngữ khác Tiếp theo, hãy tìm hiểu về một số thuật ngữ khác mà bạn có thể nhìn thấy trên bảng điểm nhé!

Split: Còn được viết tắt là S. Split chỉ trường hợp mà bạn kết thúc một lần ném (1 chance) mà số pin còn lại bị phân tán xa nhau. Việc đánh đổ các pin còn lại sẽ rất khó khăn trong trường hợp này.

Error: Đôi lúc được viết tắt là E. Đây là lúc mà chân của bạn đi qua mốc hợp lệ (foul line) trong khi thực hiện cú ném. Dĩ nhiên, bạn đã phạm quy, và sẽ không được tính điểm só nào trong lượt ném hiện tại cả.

Đối với người mới bắt đầu, cách thức tính điểm của bộ môn này có thể hơi phức tạp. Tuy nhiên, thật may mắn là chúng ta đã có máy tính đảm nhiệm công việc này. Vậy nên, bạn hãy tập trung luyện tập để đánh đổ cáng nhiều pin càng tốt nhé!

Có bao giờ bạn từng đặt câu hỏi:”Vì sao bowler kia có thể ra banh nhịp nhàng, mượt mà và ổn định đến như vậy?” Bí mật của họ nằm ở đâu? Bài viết sau sẽ hé lộ 2 bí mật cơ bản của những cú ra banh ổn định mà có lẽ bạn sẽ không ngờ nó đơn giản tới vậy. Bắt đầu nhé.

Công thức thành công

Công thức thành công của những cú ra banh ổn định và uy lực bao gồm 2 thành phần chính: Timing và Swing:

Good Timing + Good Swing = Good Release

*Release: ra banh | Swing: vung banh | Timing: phối hợp tay và chân

Bạn đừng nghĩ rằng việc ra banh ổn định và uy lực xuất phát từ sức mạnh hay sự vượt trội về thể chất của bowler hay một bí quyết “kì bí” nào đó. Bởi lẽ, từ lúc cầm banh cho đến lúc đưa banh ra mặt sàn, 90% thời gian của bạn nằm ở Timing và Swing. Nếu làm tốt và đúng các kỷ thuật trong 90% thời gian này thì bạn đã tiến rất gần tới thành công rồi.

1. Kỹ thuật Timing

Timing dịch thoát nghĩa ra theo tiếng Việt là kỹ thuật đi đà và phối hợp nhịp nhàng với thời điểm vung banh. Vậy bạn sẽ timing ra sao? Timing có 2 giai đoạn: giai đoạn bước đi đà và giai đoạn tiếp cận foul line.

  1. Giai đoạn đi đà:

Tại giai đoạn này bạn có nhiều lựa chọn tùy theo phong cách cá nhân đó là đi đà 4 bước, 5 bước, 6 bước, thậm chí là 7 bước. Nếu mới tập bowling, bạn nên chọn đi đà 4 bước. 4 và 5 bước là 2 lựa chọn được các bowler sử dụng nhiều nhất. Hãy xem video dưới đây để hiểu được cách thức phối hợp số bước chân với thời điểm đưa banh và vung banh:

4 lỗi thường gặp trong quá trình đưa banh vào vòng swing trong quá trình đi đà mà các bạn thường mắc phải như sau:

Lỗi 1: đưa banh ra phía trước quá xa, làm cổ tay bị mở, banh ngửa ra phía sau. Điều này làm bạn không thể hook banh hiệu quả khi release.

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Động tác không tốt

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024
Động tác tốt

Lỗi 2: Khom lưng, chúi đầu mất tư thế khi banh vừa băt đầu vòng swing

Khắc phục: giảm biên độ đưa banh ra phía trước để banh có thể nằm ở phía trước bàn tay chứ không bị võng (gãy) ra phía sau.

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Tư thế không tốt

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Tư thế tốt

Khắc phục: Giữ tư thế như lúc bắt đầu đứng chuẩn bị. Banh có thể swing và bắt đầu đi xuống nhưng tư thế người thì không được sụp xuống theo. Cứ thể đi cho tới khi release banh.

Lỗi 3: Cho banh vào vòng swing quá sớm. Điều này thường xảy ra khi bạn đưa banh ra phía trước và cho banh rơi xuống quá sớm. Ở kiểu đi 4 bước thì điều này xảy ra khi bạn vừa mới bắt đầu bước thứ 1 (chân phải) thì banh ra rơi xuống dưới rồi, trong khi ở bước thứ 1, bạn chỉ mới đưa banh ra phía trước. Ở kiểu đi 5 bước thì điều này xảy ra ở bước thứ 2 tương tự như kiểu đi 4 bước. Ngược lại, việc cho banh rơi vào vòng swing trễ cũng làm bạn bị rối loạn nhịp và mất đồng bộ với bước đi.

Việc đưa banh xuống sớm sẽ dẫn đến việc banh tới foul line trước chân trượt (early timing), bạn sẽ bị với ra phía trước lúc ra ban. Việc ra banh xuống trễ sẽ làm bạn phải chờ banh lâu trước khi banh tới foul line, banh sẽ mất đà và bạn sẽ không có cú ra banh với tốc độ như ý.

Lỗi 4: Gồng tay

Đây cũng là lỗi khá cơ bản trong bowling. Như một con lắc gắn trên 1 cọng dây, banh bowling của bạn cần được swing một cách tự do (free swing). Những bowler mới tập thường có phản xạ bấu giữ banh trong quá trình vung. Đây là một phản xạ tự nhiên khi bạn cầm một vật nặng. Và nó cũng xảy ra nhiều hơn khi cầm vật nặng đó không chắc. Một nguyên nhân thường thấy là do lỗ ngón cái quá rộng và khoảng cách lỗ finger với ngón cái không phù hợp với bàn tay bạn.

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Dán băng keo vào lỗ banh bowling để giúp lỗ banh khít hơn

Khi banh bắt đầu rơi vào vòng swing mà bạn thấy ngón cái của mình co lại để giữ banh là lúc bạn bắt đầu bấu banh. Việc bấu banh kích hoạt toàn bộ cánh tay gồng lên như một phản xạ tự nhiên. Nó khiến bạn giữ quả banh lại và cản lại trọng lực đang kéo banh xuống. Bạn sẽ làm mất đi động năng của nó và kéo theo việc đẩy banh bằng vai lúc release. Tất cả làm bạn tốn thêm sức lực mà banh lại mất đi năng lượng và tốc độ của nó.

Khắc phục: Hãy chắc chắn rằng banh được khoan vừa với tay của bạn. Đặc biệt, lỗ thumb cần ôm vừa ngón cái và không quá rộng khiên bạn phải bấu banh. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách chèn thêm một hai miếng băng keo bowling vào lỗ banh để lỗ khít hơn. Ngón cái khi nằm trong lỗ thumb phải tuyệt đối thẳng và ít chịu áp lực nhất. Áp lực ở ngón cái trong quá trình swing chỉ bằng 1/2 so với 2 ngón finger.

Tips về việc giảm áp lực ở ngón cái và việc bấu banh từ USBC Bowling Academy

  1. Giai đoạn tiếp cận foul line

Chỉ còn vài trần trăm giây nữa là bạn sẽ ra banh ở bước này thế nhưng nếu không tuân thủ nguyên tắc này, bạn sẽ mất thăng bằng và làm cú ra banh thiếu chính xác cũng như giảm thiểu tối đa độ ổn định. Nguyên tắc timing tại foul line như sau:

“Chân trượt luôn tới trước tay và khi chân trượt đã dừng cứng, chắc thì tay mới bắt đầu ra banh”

Các bowler mới tập đa phần mắc lỗi tay và chân ra đến foul line cùng lúc và khi chân còn chưa dừng hẳn thì banh đã ra khỏi tay. Điều này làm bạn bị mất thăng bằng ngay tại foul line mà bạn thường thấy là việc bowler bị nghiêng sang phải hay phải nhảy lên để lấy lại thăng bằng, điều này không tốt chút nào. Một cú “bắn” tốt không thể thiếu chân đế vững và cố định, đó là nguyên tắc vật lý bất di bất dịch. Nó cũng giống như một khẩu pháo muốn bắn xa và chính xác, phải có chân đế nặng, chắc và vững vàng. Bạn nhất thiết phải sửa ngay tật xấu này nếu muốn có một cú ra banh chính xác và ổn định.

2. Đừng cố gắng ĐẨY quả banh

Khác với nhiều môn thể thao khác liên quan tới việc cầm banh và ném, bowling không dựa vào việc nắm chặt banh và ném thật mạnh như bóng chày chẳng hạn. Banh bowling là một vật nặng hơn gấp nhiều lần so với các quả bóng ở các môn thể thao khác. Một khi được vung lên thì bản thân nó đã tích tụ thế năng và động năng chứ không cần đến bạn phải góp sức đẩy thêm.

Năng lượng, sức phá pin và tốc độ của banh bowling hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên tắc free swing hay nguyên tắc vật lý con lắc đồng hồ mà không cần cần lực đẩy từ tay và vai. Nói cách khác, việc đẩy vai và đẩy banh trong bowling xuất phát từ việc banh chưa đến foul line mà bạn đã bắt đầu dùng lực tay và vai để đẩy nó về phía trước. Điều này đã vô hình triệt tiêu năng lượng của banh bowling có được từ việc được vung lên cao ở phía sau.

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Nguyên tắc “Free Swing” trong bowling tương tự chuyển động của con lắc trong vật lý.

Tuy nhiên, hành động nắm, ném và đẩy vốn dĩ là một phản xạ không điều kiện của con người. Để hoàn thiện kĩ thuật bowling, bạn cần làm cho não bộ thay đổi “tư duy” “nắm”, “đầy” thành thả lỏng và đung đưa. Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Nếu bạn đã quen việc đẩy vai từ lúc mới tập bowling thì việc sửa chữa kỹ thuật sẽ khá gian truân. Ngay cả một vận động viên bowling chuyên nghiệp cũng có một lúc nào đó mắc phải lỗi này. Hơn thế, khi bạn đã quen với việc đẩy vai, đẩy banh thì hầu như bạn sẽ nói:”Tôi không hề đẩy! thật đấy”, trong khi sự thật là bạn đang đẩy mà không hề nhận ra. Oái oăm là ở chỗ đó.

Khắc phục

Để phá bỏ thói quen ấy bạn cần làm làm điều ngược lại. Nói cách khác là hãy đợi, đúng, hãy đợi banh tới foul line. Bởi lẽ trước đây bạn đã quen với việc đẩy banh sớm trước khi nó tới điểm lý tưởng để thoát ra khỏi tay của bạn. Giờ đây bạn phải đợi nó. Khi tập luyện, thay vì nhìn vào lane, hãy nhìn xuống foul line để cảm nhận thời điểm banh tới foul line, đồng thời nhất quyết không làm bất cứ chuyển động nào ở tay và vai tác động vào banh. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy banh lướt đến foul line và ra lane một cách rất mượt mà và nhẹ nhàng. Hãy lặp đi lặp lại bài tập này cho đến khi não bộ của bạn mất dần thói quen “đẩy” banh.

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Cảm nhận quả banh tới đỉnh rồi nó sẽ tự đi xuống. Đừng cố kéo banh xuống.

Hướng dẫn chơi bowling cơ bản năm 2024

Chờ banh tới foul line rồi mới release, đừng cố đầy nó tới foul line.

Tips thêm: hãy cảm giác như cả cánh tay của mình đang bị “bại liệt”, bạn sẽ để cho nó đung đưa một cách tự nhiên và thoải mái nhất mà không dùng đến một chút cơ bắp nào ở cách tay. Bạn nên có một người thứ 2 quan sát hoặc quay phim lại động tác của bạn để bạn có thể xem lại và nhắc nhở chính bản thân mình.

Nếu bạn có thể master và tập luyện thành công 2 kĩ thuật cơ bản trên đây (Timing và Swing), bạn đã bắt đầu chính thức bước vào hàng ngũ của những bowler “chính thống” rồi đấy. Thành công đôi khi bắt đầu từ những điều rất cơ bản. Vẻ đẹp của bowling cũng xuất phát từ đây.

Tác giả bài viết xin chân thành cảm ơn Mr Ngô Xuân Giang, một trong những vận động viên bowling kì cựu của Việt Nam, người đã truyền đạt và huấn luyện trực tiếp để sửa những lỗi sai về kỹ thuật bowling đề cập trong bài viết của chính tác giả.