Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ thu hộ năm 2024

Hạch toán thu hộ chi hộ là vấn đề không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình hình hoạt động mà doanh nghiệp có nhiều khoản thu hộ, chi hộ cho khách hàng.

  1. Khái niệm thu hộ, chi hộ

Thu hộ, chi hộ là khoản mà doanh nghiệp đứng ra để thu tiền/ chi tiền giùm cho cá nhân/ tổ chức nào đó. Tức là các khoản tiền này không hề liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu hộ, chi hộ theo nguyên tắc cũng được coi là một khoản nợ phải thu hoặc nợ phải trả.

  1. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi kê khai nộp thuế đối với nguồn thu hộ, chi hộ?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc, quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ khi kê khai nộp thuế như sau:

– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất);

Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

  1. Thu hộ có phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các khoản không phải nộp thuế giá trị gia tăng, trong đó có các trường hợp tại khoản 7 như sau:

– Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.

  1. Các văn bản tham khảo:

– Căn cứ công văn 36814/CTHN-TTHT ngày 28/07/2022, Cục thuế TP. Hà Nội hướng dẫn kê khai, tính thuế, nộp thuế đối với các nguồn thu hộ, chi hộ như sau:

Trường hợp Trung tâm sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2000/NĐ-CP.

Đối với các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của Trung tâm thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Căn cứ vào công văn số 1225/TCT-CS ngày 31/3/2017: Trường hợp Doanh nghiệp chi hộ Đối tác mà Đối tác vẫn chưa đi vào hoạt động:

Các chi phí phát sinh trước khi thành lập nếu nhờ Công ty khác chi hộ và bên chi hộ có phát hành hóa đơn để thu lại thì bên nhờ chi hộ được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn này.

– Công văn số 5587/TCT-CS ngày 2/12/2016:

Trường hợp bên mua hàng thanh toán hộ tiền vận chuyển và bù trừ số tiền chi hộ này vào tiền mua hàng thì khoản chi hộ này cũng được xem là thanh toán bù trừ công nợ. Tuy nhiên, khi hạch toán cần có: Hợp đồng vận chuyển; Văn bản của bên bán đề nghị thu hộ chi phí vận chuyển; Biên bản cấn trừ công nợ.

– Công văn 6142/BTC-CST ngày 9/5/2015:

Nếu Hãng tàu nước ngoài nhờ Đại lý tại Việt Nam thu hộ cước vận chuyển thì Đại lý phải chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay 2% thuế nhà thầu trên doanh thu thu hộ.

  1. Hạch toán các khoản thu hộ chi hộ

Các khoản thu hộ được hạch toán trên tài khoản cấp 2 – Phải trả khác (3388); các khoản chi hộ sẽ được hạch toán trên tài khoản cấp 2 – Phải thu khác (1388).

– Tài khoản 3388 – Số tiền phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị không nằm trong nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 tới TK 3387.

– Tài khoản 1388 – Số tiền phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị không nằm trong nội dung các khoản phải thu đã phản ánh ở các tài khoản 131, 136, 1381, 1386.

– Hạch toán các khoản chi hộ

+ Khi doanh nghiệp chi hộ khách hàng, ghi

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

+ Khách hàng thanh toán tiền chi hộ, hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

– Hạch toán các khoản thu hộ

+ Khi doanh nghiệp thu hộ khách hàng, ghi:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

+ Trả lại tiền thu hộ cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

Lưu ý: Trường hợp khi doanh nghiệp chi hộ khách hàng mà hóa đơn do bên bán xuất lại ghi tên doanh nghiệp thì bản chất không còn là thu hộ, chi hộ nữa, mà coi như một chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra. Khi thu tiền chi hộ từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ coi đó là một khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng của mình. Lúc này, doanh nghiệp cần thực hiện lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT.

1. Ðịnh khoản

  1. Các khoản đơn vị thu hộ đơn vị khác:
  • Khi thu tiền:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

  • Khi trả cho đơn vị nhờ thu hộ:

Nợ TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

  1. Các khoản đơn vị chi hộ đơn vị khác
  • Khi đơn vị nhận được tiền do các đơn vị khác chuyển đến nhờ chi hộ:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

  • Khi đơn vị thực hiện chi hộ:

Nợ TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

  • Trường hợp số tiền nhờ chi hộ nhưng đơn vị chi không hết được trả lại đơn vị nhờ chi hộ:

Nợ TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc