Hướng dẫn làm phim tài liệu danh lam thắng cảnh

Thông báo bản quyền lạm dụng nội dung PIKBest mà không có sự cho phép bị cấm bạn có thể chịu trách nhiệm cho bất kỳ vi phạm nào

Personal PremiumĐối với sử dụng thương mại cá nhân

Quảng cáo

truyền thông xã hội

bài thuyết trình

băng hình

Áp dụng cho cá nhân Nhà quảng cáo Cá nhân YouTuber Giảng viên cá nhân Sách âm thanh cá nhân Tác giả Freelancer cá nhân

Tham gia Premium cá nhân

Doanh nghiệp

kế hoạch doanh nghiệp

quyền doanh nghiệp

  • bảo mật bản quyền
  • sử dụng nhiều tài khoản
  • ủy quyền doanh nghiệp
  • bảo vệ pháp lý hàng đầu trong ngành

phạm vi sử dụng được phép

Digital Marketing

Media

Print

trang trí

Quảng cáo ngoài trời

Nhận ủy quyền doanh nghiệp

thông báo bản quyền:việc lạm dụng nội dung pikbest mà không có sự cho phép đều bị cấm, bạn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm.

Êkíp "Chuyện làng Bồm" sơn giếng cổ đình Mông Phụ, đoàn "Thái sư Trần Thủ Độ" dời long vị bàn thờ vua Minh Mạng... khi quay phim, gây bức xúc.

Họa sĩ Trương Đức Thắng - thành viên đoàn phim "Chuyện làng Bồm" - hôm 10/11 bị phạt hai triệu đồng vì hành vi viết, vẽ, làm bẩn, ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trước đó, êkíp quét vôi ve lại giếng cổ cạnh đình Mông Phụ (Đường Lâm, Hà Nội) nhằm phù hợp bối cảnh phim.

Ông Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học - nhận định đây là hành vi xâm phạm di tích lịch sử. Ông nói: "Họ làm trong lĩnh vực văn hóa nhưng lại đi ngược văn hóa. Hành động làm mới di tích cổ, giả dấu tích rêu phong để làm phim là kệch cỡm". Tài khoản Nguyen Khanh bình luận trên VnExpress: "Làng cổ Đường Lâm được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ rất lâu rồi, quay phim không tôn trọng lại đi phá hoại thì không thể chấp nhận được. Làm nghệ thuật mà thiếu hiểu biết như vậy cần phạt nặng để răn đe".

Trước đó, năm 2010, khi quay phim Thái sư Trần Thủ Độ quay tại lăng Minh Mạng - trong quần thể di tích cố đô Huế, êkíp di dời toàn bộ án thờ của vua và dòng tộc vào góc tường của chánh điện. Hai bộ sập thờ được khênh sang nơi khác, lấy chỗ dựng phòng ngủ cho vua và hoàng hậu phục vụ trong một cảnh phim. Ngoài ra, chánh điện với đầy dây điện, cột đèn, bàn ghế, áo quần, tư trang... của đoàn làm phim, gây mất mỹ quan. Êkíp sau đó phải dọn dẹp, sắp xếp lại chánh điện về nguyên trạng. Di tích thành Cổ Loa (Hà Nội) cũng từng bị một đoàn phim sơn, làm mới nhiều bối cảnh.

Hướng dẫn làm phim tài liệu danh lam thắng cảnh

Giếng cổ đình Mông Phụ sau khi được quét vôi ve để phục vụ cảnh phim. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng

Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Di sản Văn hóa - đánh giá hiện tượng này nhỏ lẻ, hàng năm ít xảy ra. Tuy nhiên, sự việc như lời nhắc nhở các ban quản lý, đoàn làm phim cẩn trọng hơn khi hoạt động tại các di tích. Sự phản ánh, quan tâm của người dân về sự việc cho thấy nhận thức về bảo vệ di sản văn hóa được nâng cao rõ rệt.

Theo ông, các bộ phim, chương trình truyền hình lấy bối cảnh di tích lịch sử giúp tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa đến đông đảo công chúng. Vì vậy, cơ quan chức năng cần khuyến khích, tạo điều kiện. Song để hạn chế sai phạm, đoàn làm phim phải liên hệ ban quản lý, chính quyền địa phương để xin phép và trình bày về nội dung làm việc. Họ cũng phải tuân thủ các quy định, nghiên cứu kỹ về di tích để biết những điều nên và không nên làm. Ngược lại, ban quản lý phải hướng dẫn, giám sát các êkíp suốt quá trình làm phim.

Ông Thành nói: "Hai bên phối hợp sẽ hạn chế tối đa sự việc không đáng có, hoặc lường trước những tác động tiêu cực đến di sản để có biện pháp phòng tránh, điều chỉnh nội dung phim cho phù hợp với quy định về nguyên tắc bảo tồn di sản".

Nhiều êkíp cho biết đề cao sự cẩn trọng khi quay phim tại bối cảnh là di tích văn hóa - lịch sử. Phim Gái già lắm chiêu 5 lấy bối cảnh chính tại cố đô Huế. Đạo diễn Namcito đề xuất ý tưởng sử dụng cung An Định làm bối cảnh chính của phim với UBND Thừa Thiên Huế cùng các sở, ban ngành một năm trước khi bấm máy. Êkíp phải trình bày các phương án đảm bảo giữ nguyên hiện trạng cung. Sau khi được thông qua, họ ký giấy cam kết với các bên có liên quan đến khu di tích. Yêu cầu của ban quản lý là không được đụng vào tường, làm trầy sàn, hư cửa kính...

Namcito nói: "Bên cạnh việc bọc các cạnh ghế, bàn, treo tranh không dính tường, treo rèm không đóng đinh, chúng tôi làm các bảng cảnh báo và dặn dò nhân viên hạn chế tối đa tiếp xúc vào cổ vật". Muốn di dời cổ vật đang trưng bày hay thay đổi bất cứ chi tiết nào, êkíp phải làm giấy tờ xin phép ban quản lý. Các cảnh quay thực hiện vào mùa cao điểm nắng nóng ở Huế, êkíp phải gắn máy lạnh rời để không chạm vào tường theo cam kết.

Hướng dẫn làm phim tài liệu danh lam thắng cảnh

Trailer phim "Gái già lắm chiêu 5" lấy bối cảnh ở Huế. Video: Mar6

Thường xuyên thực hiện các phim hài lấy bối cảnh làng quê cổ kính, di tích lịch sử, nghệ sĩ Vượng Râu phải xin phép các cơ quan chức năng. Trong quá trình quay, anh cùng êkíp luôn giữ đúng bối cảnh, không sửa chữa, thay đổi. Họ cũng nhắc nhở nhau cẩn trọng lời nói, hành động. "Làm văn hóa hay dở chưa bàn, nhưng phá hỏng di sản thì đó là điều cấm kỵ", anh nói.

Theo ông Nguyễn Văn Huy, khi xảy ra sai phạm, các êkíp nên nhờ các nhà chuyên môn về tu bổ văn hóa đến nghiên cứu, khắc phục thay vì tự ý làm. Ông nói: "Cần nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử với các công trình di tích, danh lam thắng cảnh. Chúng ta phải mất hàng trăm năm để xây dựng, giữ gìn các di tích cổ nhưng có thể dễ dàng phá bỏ trong phút chốc".

Nhiều quốc gia trên thế giới ban hành quy định để đảm bảo quay phim không ảnh hưởng đến di tích lịch sử. Theo Sina, một số địa phương ở Trung Quốc từng xảy ra tình trạng di tích, cổ vật bị tổn hại do quay phim. Từ thập niên 2000, nhiều nơi ban hành quy định riêng. Năm 2008, thành phố Tây An ban hành bộ quy tắc khi quay phim ở di tích Con đường tơ lụa, trong đó có: Không tô vẽ, dán giấy, dội nước bẩn, đào bới đất, làm biến đổi hình dạng mộ cổ...

Đối với những bối cảnh thường xuất hiện trên phim ảnh như Tử Cấm Thành, các công ty ở Trung Quốc xây dựng phim trường hoành tráng, tái hiện hoàng cung để phục vụ đoàn phim lẫn khách du lịch. Nổi bật là Hoành Điếm (Heng Dian World Studios) ở tỉnh Chiết Giang - khu phức hợp gồm nhiều dịch vụ như quay phim, du lịch, nghỉ dưỡng. Từ năm 1996 đến nay, tập đoàn Hoành Điếm rót hơn 425 triệu USD để xây dựng phố Hong Kong, cung điện đời Thanh, Minh, cung điện đời Tần... phục vụ quay phim, du lịch. Hàng nghìn bộ phim được quay ở đây, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Anh hùng, Vô cực, Họa bì, Chân Hoàn truyện, Mỹ nhân tâm kế, Hoa Thiên Cốt, Tiểu Lý phi đao, Diên Hy công lược...

Hướng dẫn làm phim tài liệu danh lam thắng cảnh

Phim trường Hoành Điếm. Ảnh: Hengdianworld

Tại Bắc Kinh có trường quay ở Hoài Nhu, được đầu tư hơn sáu tỷ nhân dân tệ (850 triệu USD). Các tác phẩm được ghi hình tại đây gồm Chiến lang 2, Truy lùng quái yêu, Mỹ nhân ngư, Lão pháo nhi, Ngọa hổ tàng long, Thái Bình Luân, Hoàn Châu cách cách, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam...

Tại Anh, êkíp phải thuê người giám sát để tư vấn và theo dõi các hoạt động quay phim nhằm phòng tránh tối đa các thiệt hại. Theo Viện bảo tồn Anh, các bên cần ký hợp đồng và thảo luận kỹ về các cảnh quay. Người phụ trách bối cảnh thường phải lên đề xuất bao gồm mong muốn của đoàn phim, đánh giá mức độ nguy hiểm và phương pháp quay an toàn.

Đơn vị bảo tồn cần được biết nội dung ghi hình có phù hợp với khu di tích hay không, tránh trường hợp quay cảnh "nóng", bạo lực tại nơi không phù hợp. Hợp đồng phải được hai bên thống nhất và ký trước khi tiến hành bấm máy.

Đoàn phim James Bond nổi tiếng với việc chọn các bối cảnh lịch sử để quay phim nhưng không gây hư hại đến các công trình, di tích. Trong phần 25 No Time To Die, êkíp đến thành phố cổ Matera tại Italy để thực hiện nhiều cảnh hành động. Chris Corbould - chịu trách nhiệm kỹ xảo của dự án - cho biết đoàn phải tổ chức 14 chuyến khảo sát trước khi chọn nơi đây. Để bảo vệ các công trình cổ của thành phố, họ bọc các tòa nhà bằng chất liệu đặc biệt và trang trí chúng như những bức tường thật. Đoàn phim sau đó thỏa sức thực hiện các cảnh bắn súng, rượt đuổi mà không sợ hư hại cho các công trình kiến trúc.