Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

Tags:

  • học thôi miên và thực hành ebook pdf
  • nxb sài gòn 1972
  • thần huyền

  1. Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

    Thôi miên thuật là một khoa học huyền bí thuộc về lương tri hay tâm trí, tức là bộ chỉ huy hay là trung tâm điều khiển mọi sinh hoạt trong cơ thể con người. Như thế, nếu ai chế ngự được lương tri của người nào, tức nhiên là nắm được quyền điều khiển con người đó từ tinh thần lẫn thể xác theo ý muốn của họ. Người có khả năng làm được như thế là có được một khí giới rất sắc bén có sức thu hút và sai khiến được kẻ khác để giành phần thắng lợi trên đường tranh đấu ở đời.
    Quyển sách “Thôi miên là gì?” của tác giả có trình bày mọi chi tiết về khoa này và đã nói lên tất cả nguyên tắc nhà thôi miên thường áp dụng để cấu tạo những hiện tượng mầu nhiệm cũng là các động tác kỳ diệu vô cùng lợi hại có thể áp dụng ở nhiều phương diện trong đời sống của con người. Muốn lợi dụng được đặc quyển quý giá như thế thì cần học Thôi miên thuật để trở thành nhà thôi miên có khả năng sai khiến được con người. Quyển sách này lãnh phần giảng dạy và chỉ bảo mọi bí quyết hữu hiệu để tập luyện cho mau thành công và thực hành được một cách xứng đáng. Học thôi miên không phải là khó, già hay trẻ, trai hay gái, giàu hay nghèo, nếu có được sức khỏe, tâm trí được lành mạnh và trong sạch đều có thể học được. Chỉ cần phải chịu phí chút thời giờ và có công tập luyện liên tục cho đúng đắn các bài chỉ dạy và nhứt là được bền chí theo dõi cho tới khi thành công.
    • Học Thôi Miên Và Thực Hành
    • NXB Sài Gòn 1972
    • Thần Huyền
    • 76 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://nitroflare.com/view/F116E7878C92AFA
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1

    Zalo/Viber: 0944625325 |

    • Hành Trình Về Phương Đông (NXB Trẻ 2018) - Baird T. Spalding, 336 Trang07/06/2017
    • Cẩm Nang Ứng Dụng Phong Tục Dân Gian (NXB Hải Phòng 2007) - Tuấn Khanh, 208 Trang12/10/2014
    • Địa Lý Trị Soạn Phú (NXB Tác Giả 2009) - Cao Trung, 174 Trang22/09/2013
    • Tướng Mạng Mộng Bốc Yếu Pháp Lập Thành (NXB Xuân Thu 1958) - Huyền Mặc, 298 Trang24/06/2017
    • Sứ Mệnh Đức Di Lạc Tập 6-Quá Khứ & Tương Lai (NXB Hà Nội 2000) - Nguyễn Hoàng Phương, 132 Trang10/08/2017
    • Nghi Lễ Động Thổ (NXB Thời Đại 2010) - Minh Đường, 176 Trang20/09/2014
    • Thời Sinh Dự Đoán Tương Lai & Cách Hóa Giải (NXB Thời Đại 2010) - Vũ Đức Huynh, 364 Trang21/11/2014
    • 500 Điều Kiêng Kỵ Trong Phong Thủy Trang Trí (NXB Văn Hóa Thông Tin 2011) - Đàm Liên, 158 Trang22/11/2014
    • Sắp Xếp Nhà Cửa Theo Phong Thủy (NXB Trẻ 2006) - Nguyễn Mạnh Thảo, 154 Trang30/06/2013
    • Địa Lý Toàn Thư Tập 2 (NXB Văn Hóa Thông Tin 1996) - Lưu Bá Ôn, 376 Trang09/05/2013
    • Sấm Trạng Trình Giảng Giải (NXB Rạng Đông 1964) - Nguyễn Quỳnh, 32 Trang25/01/2014
    • Phong Thủy Sân Vườn (NXB Đà Nẵng 2005) - Lương Quỳnh Mai, 97 Trang07/12/2014
    • Hiện Tượng Ngoại Cảm-Hiện Thực Và Lý Giải (NXB Văn Hóa Thông Tin 2007) - Phạm Ngọc Dương, 265 Trang12/06/2018
    • Ngọc Hạp Chánh Tông (NXB Hồng Dân 1962) - Hà Tấn Phát, 140 Trang22/03/2016
    • Tâm Thiền Lẽ Dịch Xôn Xao-Nghiệm Lý Hệ Điều Hành Âm Dương (NXB Tổng Hợp 2016) - Lê Hưng, 212 Trang17/06/2014

    Last edited by a moderator: Apr 27, 2021

Share This Page

Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

  • Forums

    Forums

  • Members

    Members

  • Menu

Học Viện Hypnom Institute hân hạnh giới thiệu các tác phẩm về Thôi Miên do Hypnom Publishing House phát hành:

Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

1. ‘Thuật thôi miên’ của tác giả Peter Truong.

    • Giới thiệu về bộ môn thôi miên học.
    • Lịch sử thôi miên.
    • Làm sáng tỏ những hiểu lầm tiêu cực về thôi miên.
    • Các tác dụng trị liệu của thôi miên.
    • Một phương pháp trị liệu đơn giản, tự nhiên, rẻ tiền và không gây tác dụng phụ.
    • Thôi miên như một pháp môn hành thiền.
    • Nhân điện như một tiền thân của thôi miên.

Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

2. ‘Thôi miên thực hành’ của tác giả Peter Truong. 

MỤC LỤC.

  • CHƯƠNG I. Vài lý giải về thôi miên.
  • CHƯƠNG II. Kỹ thuật thôi miên.
  • CHƯƠNG III. Kỹ thuật giao lưu.
  • CHƯƠNG IV. Các tâm lý ảo.
  • CHƯƠNG V. Thuật ngữ Thôi Miên

Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

3. ‘Thuật Thôi Miên’ của tác giả Phạm Học Tân.

Tác phẩm viết về thôi miên đầu tiên bằng tiếng Việt do một tác giả Việt Nam biên soạn và được xuất bản tại Việt Nam từ… thế kỷ trước.Trong sách tác giả bàn về:

  • Nguyên lý của Thôi miên.
  • Thần giao cách cảm.
  • Nhân điện.
  • Chuyển di tư tưởng v.v.

Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

4. Tài liệu ‘Lý Giải Về Thôi Miên’ Tặng miễn phícho quý đọc giả đồng hương.
Giải đáp những vấn đề về thôi miên mà nhiều người thường thắc mắc đặt ra.

Xin liên hệ với cô Hòa Lâm (0411836766).

  • Đặt mua sách ($15.00) – ($20 cả cước phí).
  • Nhận tài liệu ‘Lý giải về Thôi Miên’ miễn phí.

‘THUẬT THÔI MIÊN’

Hướng dẫn thuật thôi miên và điều khiển con người PDF

Sách ‘Thuật Thôi Miên’ của tác giả Peter Truong. Xuất bản năm 2017. Sách dầy trên 200 trang. Khổ A5. Giá A$ 25.00, kể cả bưu phí gửi đến tận nhà. ISBN 978-1-64007-798-0Đây là cuốn sách dùng làm giáo trình cho các khóa huấn luyện thôi miên.Nội dung bao gồm:

1. GIAO LƯU

2. THÔI MIÊN

1. HÌNH THỨC THÔI MIÊN

2. TRẠNG THÁI THÔI MIÊN

3. LỢI ÍCH.

3. LƯỢC SỬ THÔI MIÊN

4. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU CỦA THÔI MIÊN

1. XUẤT THẦN VÀ NHẬP THẦN

2. TIỀM THỨC

3. THÔI MIÊN CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG

4. THỰC NGHIỆM Y HỌC CỦA THÔI MIÊN

5. VÀI TÌNH HUỐNG THÔI MIÊN

6. CÁC HỘI CHỨNG BỆNH LÝ

5. NÃO BỘ VÀ TÂM TRÍ

1. NÃO BỘ

2. HOẠT ĐỘNG CỦA TÂM TRÍ

3. CÁC MỨC ĐỘ CỦA TÂM TRÍ

6. DẤU HIỆU CỦA TRẠNG THÁI THÔI MIÊN

7. CÁC CẤP ĐỘ THÔI MIÊN

1. TRẠNG THÁI XUẤT THẦN NHẸ

2. TRẠNG THÁI XUẤT THẦN SÂU

3. TRẠNG THÁI NHẬP THẦN

4. TRẠNG THÁI NHẬP THẦN ESDAILE

5. TRẠNG THÁI NHẬP THẦN CỰC SÂU

6. PHÉP LẠ CỦA NHẬP THẦN CỰC SÂU

8. PHƯƠNG PHÁP THÔI MIÊN

1. GIAO LƯU

2. THÔI MIÊN

3. THÔI MIÊN THƯ GIÃN (Relaxation)

4. THÔI MIÊN TRỊ LIỆU (Hypnotherapy)

9. TRÒ CHƠI TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

1. BÓNG BAY VÀ BÓNG RƠI.

2. NHẮM MẮT

3. BÀN TAY TỪ TRƯỜNG

4. NGÓN TAY TỪ TRƯỜNG

10. TỰ THÔI MIÊN (SELF HYPNOSIS)

1. CHÌM SÂU

2. TỰ KỶ ÁM THỊ

11. JAMES ESDAILE & NHÂN ĐIỆNTƯƠNG QUAN GIỮA NHÂN ĐIỆN VÀ THÔI MIÊN

12. KỸ THUẬT CỦA JAMES BRAID

13. MIILTON H. ERICKSON 1. CUỘC ĐỜI MILTON H. ERICKSON2. NGUYÊN TẮC – KỸ THUẬT CỦA MILTON

14. CHARLES TEBBETS

1 – KỸ THUẬT

2 – KHƠI DẪN

15. DAVE ELMAN

1. GIAO LƯU

2. THƯ GIÃN TOÀN THÂN

3. GIẢI PHÂN XUẤT NHẬP

4. CHÌM SÂU – BUÔNG RƠI CÁNH TAY

5. THÔI MIÊN SÂN KHẤU

16. KỸ THUẬT THÔI MIÊN

1. THÔI MIÊN THÔNG DỤNG

2. THÔI MIÊN TỨC KHẮC

3. THÔI MIÊN NHẤC CÁNH TAY LÊN

17. LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (LTNNTD)

1. GIỚI THIỆU

2. CƠ CHẾ CỦA LTNNTD

3. HỆ THỐNG LTNNTD

4. KỸ THUẬT CỦA LTNNTD.

18. THÔI MIÊN VÀ THIỀN

1. THÔI MIÊN VÀ THIỀN

2. THIỀN HƯỚNG DẪN

3. THIỀN HIỆN THỰC

4. THỜI GIAN CO GIÃN

19. LỜI KẾT

Cuốn sách tiếp theo của ông là: ‘Thiền và thôi miên’, viết theo luận án nói trên. Trong đó ông bàn về nhiều vấn đề như:• Sự tương đồng và dị biệt giữa Thiền và Thôi miên.• Sự tương ưng giữa các trạng thái thiền và các trạng thái thôi miên.• Tứ niệm xứ trong Trung Bộ Kinh của A Hàm (Agama) và Nikaya qua cách nhìn của thôi miên• Cơ chế của sự giác ngộ.• Thiền cảm nhận thôi miên như thế nào?• Sự kết hợp giữa Thiền và thôi miên.• Những kỹ thuật cơ bản nhất của Thiền và Thôi miên.• Ứng dụng của Thiền và thôi miên trong nhiều tình huống khác nhau.• Và nhiều vấn đề lý thú khác …

Xin mời đọc

THIỀN VÀ THÔI MIÊN

MỘT SỰ PHỐI HỢP VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU

Viết theo luận án

“The application of Self Hypnosis in Vipassana meditation in the process of self-realisation (Enlightenment).”  Cùng tác giả.

• Sự tương đồng và dị biệt giữa Thiền và Thôi miên.

• Sự tương ưng giữa các trạng thái thiền và các trạng thái thôi miên.

• Tứ niệm xứ trong Trung Bộ Kinh của A Hàm (Agama) và Nikaya qua cách nhìn của thôi miên

• Cơ chế của sự giác ngộ.

• Thiền cảm nhận thôi miên như thế nào?

• Sự phối hợp giữa Thiền và Thôi miên.

• Những kỹ thuật cơ bản nhất của Thiền và Thôi miên.

• Ứng dụng của Thiền và Thôi miên trong nhiều tình huống khác nhau. Và nhiều vấn đề lý thú khác…

Tất cả đều được trình bày bằng ngôn ngữ hiện đại, lý luận biện chứng, phân tích và lý giải một cách khoa học.

THUẬT NGỮ THÔI MIÊN

30 phút huyền hoặc (Magic 30 Minutes): 30 phút trước khi ngủ, khi đầu óc còn đầy ấp thông tin, tức là trong trạng thái thôi miên tự nhiên. Những thông tin tiếp nhận vào lúc này sẽ xâm nhập vào giấc mơ, thay vì bị quên đi.

Alpha: (Xem ‘Sóng não).

Ám Thị: Là một hình thức thôi miên.

(Xem Thôi miên’, ‘Tự kỷ ám thị’))

Ẩn thức (Subliminal Stimuli): Chỉ được tiềm thức ghi nhận, ý thức không biết, ảnh hưởng các hành vi ý thức. (Xem thêm ‘Tiềm thức’).

Ảo ảnh (Hallucination): Một cảm nhận do đối tượng bên ngoài tác động. Một hình ảnh tưởng tượng thay thế cho thực tế bên ngoài.

Bậc thang (Staircase): (Xem ‘Kỹ thuật chìm sâu’).

Bạch hóa thôi miên (Neutralizing Suggestion): Một lời khơi dẫn đi ngược lại lời khơi dẫn trước nhằm giải tỏa tác động gây ra trước đó. Điều này quan trọng khi biểu diễn thôi miên trên sân khấu.

(Xem thêm: ‘Hóa giải thôi miên’, ‘Xuất thôi miên’).

Bản năng sinh tồn (Primitive area):

(xem ‘Tâm trí nguyên thủy’)

Bất liên hợp (Disassociated): Một phương thức phụ của ‘lập trình ngôn ngữ tư duy’ (Neuro linguistic programming – NLP). Quan sát thân thể mình bằng cái nhìn từ bên ngoài.

(Xem thêm: ‘Liên hợp’).

Beta: (Xem ‘Sóng não).

Bao tay gây tê / mê (Glove Anaesthesia): Thôi miên có thể tạo nên trạng thái gây mất cảm giác. Thôi miên có thể làm cho bàn tay đối tượng cảm thấy bị tê đi không còn cảm giác. Sau đó bảo đối tượng di chuyển cảm giác tê đó qua bất cứ chổ nào cảm thấy khó chịu, đau nhức trên cơ thể. Chổ khó chịu đó cũng sẽ mất cảm giác, không còn đau nhức nữa. (Xem thêm: ‘Gây tê/mê’)

Bệnh tưởng (Psychosomatic illness): Bệnh cơ thể do bất ổn tâm lý.

Cảm giác tự thân (Ego Sensation): cảm giác thay đổi của cơ thể hay một phần cơ thể.

Cảm xúc giới tính (Emotional Sexuality): Một cách hành xử đối với giới tính mà đối tượng phản ứng bằng cảm xúc tự vệ, không để cho cơ thể ham muốn nhưng lại gia tăng nhu cầu cảm xúc về giới tính. Họ rất yếu đuối trước nhu cầu thăng hoa.

Cảm xúc tình dục (Emotional Sexuals): Dồn ép ham muốn tình dục vào bên trong. Họ chú tâm vào cảm xúc hơn là cơ thể. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời đối với họ là: Sự nghiệp, giải trí, mối quan hệ và gia đình, rồi mới đến người yêu và bạn bè.

Cánh tay cứng ngắt (Arm Rigidity):

(Xem ‘Kỹ thuật chìm sâu’).

Cơ chế Tắt (Stop Mechanism): Một kỹ thuật thôi miên gây chú ý khi đối tượng lại khởi ý muốn lập lại một hành động hay ý tưởng tiêu cực củ. Khi điều đó xảy ra họ sẽ nghe một tiếng nói trong đầu “KHÔNG!”. Nhà thôi miên củng cố điều này bằng cách búng tay và nói thật chắc với đối tượng “KHÔNG!”. Lập lại sự củng cố này nhiều lần. Cho đối tượng lập lại điều này trong đầu thật mạnh mẽ. Cụ thể là trường hợp khi đối tượng có ý nghĩ muốn châm một điếu thuốc, sau khi đã được thôi miên bỏ thuốc.

Cơ chế tự vệ (Defense Mechanisms): Mọi cơ chế tự vệ đều bắt nguồn từ bản năng sinh tồn, tranh đấu và trốn chạy. Chúng hoạt động ở tiềm thức. Chúng bóp méo và tránh né thực tế bằng suy nghĩ và hành động. Những cơ chế tự vệ đó là: Trấn áp, tránh né, lý luận, đưa ra, dịch chuyển, tự chống lại, phản ứng, bù đắp, co rút, thụt lùi, thăng hoa và phân ly.

Cửa sổ (Paris Window): Mở rộng tầm nhìn của đối tượng về vấn đề của họ, thay vì chỉ nhìn ở góc cạnh cá nhân. Cửa sổ có 4 cánh. Ba cánh có 3 câu hỏi:

1). Bạn cảm thấy vấn đề này thế nào?

2). Bạn nghĩ người khác sẽ cảm thấy vấn đề này thế nào?

3). Bạn cảm nhận người khác sẽ cảm nhận vấn đề này như thế nào?  

4). Cánh cửa thứ tư là câu trả lời cho vấn đề của họ dựa trên những góc nhìn khác nhau qua 3 câu hỏi trên.

Delta: (Xem ‘Sóng não).

Dồn nén bùng phát (Abreaction): Sự bùng phát thành hành động cơ thể khi tâm lý bị dồn nén.

(Xem thêm ‘giải tỏa cảm xúc’)

Điều kiện cách (Association): Điều kiện cách ‘Pavlovian’. Qua thí nghiệm của Pavlov, một con chó mỗi lần cho ăn đều đánh một tiếng kẻng. Một thời gian sau, chỉ cần đánh một tiếng kẻng thì dịch vị trong bao tử chó sẽ tiết ra khiến chó cảm thấy đói bụng và đòi ăn. Thôi miên cũng dựa vào điều kiện cách đó để ‘hóa giải’ nhưng tiêu cực. Mệnh lệnh “ngủ đi” (Sleep) trong thôi miên cũng là một điều kiện cách.

Định luật nghịch đảo (Law of reversed effect): Trong kỹ thuật thôi miên nhấc cánh tay lên, Erickson cố tình tạo cảm giác khác biệt giữa hai cánh tay như: ấm với mát. Nặng với nhẹ, nhạy cảm với tê cứng v.v.

Độ mẫn cảm (Susceptibility): Khả năng đáp ứng của đối tượng đối với thôi miên.

(Xem thêm: ‘Khả năng tiếp nhận thôi miên’).

Đối thoại vô ngôn (Extraverbal Communication): Giao lưu không qua lời nói mà bằng dáng điệu và cử chỉ gợi ý, ngôn ngữ cơ thể.

Đóng khung (Frame): Một cấu trúc của NLP. Đặt nhận thức một điều gì đó như một sự giả định vào trong các khung riêng ‘phải chi’ (As if Frame), hàm ý “… Phải chi … như là …”

Đột biến và thách thức tâm lý (Shocks and ordeals): Erickson dùng phương pháp đột biến và thách thức tâm lý để đạt được kết quả trị liệu.

Gây mê: (Xem ‘Gây tê / mê)

Gây tê / mê (Anaesthesia): Mất hoàn toàn hay một phần xúc giác. Có thể do bệnh tật, tổn thương thần kinh, hoặc thuốc men cho những ca phẫu thuật không đau, hay thôi miên. Có thể mất ý thức toàn bộ hoặc chỉ mất cảm giác ở một vùng nào đó.

(Xem thêm: ‘Bao tay gây tê / mê’).

Giả dược (Placebo): Một loại thuốc không có dược tính cũng có tác dụng trị liệu nhờ vào niềm tin. (Xem thêm ‘giả độc dược’).

Giả độc dược (Nocebo): Một viên thuốc không có dược tính cũng có tác hại vì niềm tin.

(Xem thêm: ‘Giả dược’).

Giai đoạn quên (Stages of Amnesia): Có bốn giai đoạn quên trong trạng thái nhập thần (Somnambulism).

  1. Giai đoạn 1: Đối tượng quên từ 20% đến 40%.
  2. Giai đoạn 2: Đối tượng quên đến 60%. 
  3. Giai đoạn 3: Đối tượng quên đến 80%. Đối tượng hoàn toàn đáp ứng theo lời khơi dẫn. Hoàn toàn không nhớ gì đã diễn ra trong trạng thái thôi miên.
  4. Giai đoạn 4: Lại chia làm 5 giai đoạn phụ nữa:
  • Denial (Tránh né).
  • Anger (Giận dữ).
  • Bargaining (Thương lượng).
  • Grief (Đau buồn).
  • Resolution (Quyết tâm).

Giải tâm thần (Mental Bank): Một công cụ nhằm củng cố các phương thức trị liệu và tăng tốc quá trình cải thiện các vấn đề như ‘lần lữa’ (procrastination), tăng động (motivation), đạt mục tiêu (goal attainment), sung túc (prosperity), giảm cân (weight loss), hút thuốc (smoking) vv. Một phương cách hiệu quả tác động lên tiềm thức vv.

Giải tỏa cảm xúc (Catharsis): Kinh nghiệm về cảm xúc được giải tỏa sau khi dồn nén bùng phát (abreaction). (Xem thêm ‘Dồn nén bùng phát’).

Giải tỏa giấc mơ (Venting Dreams): Giai đoạn thứ ba của giấc mơ, sau giai đoạn ‘mong ước’ (Wishful Thinking) và ‘tiền nhận thức’ (Precognitive). Tâm trí muốn giải tỏa những thông tin quá tải tích lũy trong ngày.

Giao lưu (Pre-Induction Speech): Giới thiệu về thôi miên để chuẩn bị cho đối tượng. Xóa đi những ngộ nhận và sợ hãi về thôi miên.

Gieo mầm ý tưởng (Seeding Ideas): Thuật ngữ của Erickson. Gieo một ý tưởng có tính ẩn dụ vào đầu đối tượng rồi quan sát sự chuyển biến của nó ở các mức độ nông sâu.

Hậu thôi miên (Post hypnotic suggestion): Một câu khơi dẫn đặt ra trong trạng thái xuất thần của thôi miên, để sau đó trong khi thức tỉnh mà muốn thôi miên lại cho nhanh, sẽ kích hoạt và làm sống dậy kinh nghiệm thôi miên trước đó.

Hệ thống thần kinh động vật (Conscious system): Điều khiển sự suy nghĩ, hành động của cơ thể, là ý thức của tâm trí. Không thể điều khiển các chức năng nội tạng, là tiềm thức của tâm trí, ngoại trừ hệ thống hô hấp.

(Xem thêm ‘Hệ thống thần kinh thực vật’).

Hệ thống thần kinh thực vật (Subconscious System):

  1. Đồng tình (Sympathetic): Khi kích hoạt sẽ khiến thay đổi trạng thái tâm sinh lý, để chuẩn bị đấu tranh (Fight) hay tháo chạy (Fly).
  2. Đồng thuận (Parasympathetic): Tự quân bình, trở lại trạng thái quân bình, hài hòa. Hệ thống thần kinh này điều khiển các chức năng cơ thể không cần ý thức như tuần hoàn, tiêu hóa v.v.

(Xem thêm ‘Hệ thống thần kinh động vật’).

Hóa giải thôi miên (Dehypnotization): Một thủ pháp nhằm đưa đối tượng ra khỏi trạng thái thôi miên.

(Xem thêm:’ Xuất thôi miên’, ‘Bạch hóa thôi miên’).

Hóa giải tổn thương (Systematic Desensitization): Thôi miên đưa đối tượng vào trạng thái thư giãn thoải mái. Tuần tự gợi lại sự kiện gây tổn thương hay tiêu cực trong quá khứ. Sự thư giãn trở thành lực lượng tiền phong. Khi đối tượng hồi tưởng lại ‘biến cố’ trong trạng thái thư giãn thế này, thì tiềm thức đã sẵn sàng hóa giải sự tổn thương đó.(Xem thêm: ‘Trị liệu sợ hãi’).

Hội chứng cơ thể (Body Syndromes): Biểu hiện tâm lý qua cơ thể. Khi một cảm xúc bị dồn nén không thể thoát ra ngoài thì cơ thể có những biểu hiện để phản ánh trạng thái đó.

Hồi tưởng (Hypermnesia): Thôi miên có thể giúp đối tượng nhớ lại thật rõ ràng những gì xảy ra trong quá khứ. Khác với ‘Revivification’ là sống trong quá khứ. (Xem thêm: ‘Hồi tưởng quá khứ’, ‘Lùi về tiền kiếp’, ‘Sống trong quá khứ’).

Hồi tưởng quá khứ (Retrospective Preview): Đưa đối tượng trở về quá khứ, khơi lại những ký ức. Được sử dụng trong kỹ thuật ‘Trở về tiền kiếp’ (past life regression).

(Xem thêm ‘Lùi về tiền kiếp’, ‘Hồi tưởng quá khứ’).

Kềm chế (Repression): Tiềm thức ngăn cản những sự kiện, ý tưởng xâm nhập tiềm thức. Không đáp ứng với cảm giác và cảm xúc.

Khả năng tiếp nhận thôi miên (Suggestibility): Có ba thứ:

  1. Tiếp nhận bằng cảm xúc (Emotional Suggestibility): Đáp ứng tốt với những lời khơi dẫn gợi ý về cảm xúc nhiều hơn là thể chất, trong trạng thái xuất thần nhẹ (hypnoidal). Những người đa cảm tiếp thu nhiều hơn bằng cách này hơn là cách khơi dẫn trực tiếp.
  2. Tiếp nhận bằng thể chất (Physical Suggestibility): Đáp ứng tốt với những lời khơi dẫn gợi ý về thể chất nhiều hơn là cảm xúc, trong trạng thái xuất thần sâu (cataleptic) hay sâu hơn nữa. 
  3. Tiếp nhận bằng tri thức (Intellectual Suggestibility): Đối tượng sợ bị nhà thôi miên khống chế tư tưởng, cho nên luôn phân tích, loại trừ, lý luận tất cả những gì nhà thôi miên nói. Nhà thôi miên cần đưa ra những lời giải thích hợp lý cho từng lời khơi dẫn, để cho đối tượng cảm thấy là mình tự chủ, tự thôi miên chứ không phải bị dẫn dắt.

(Xem thêm: ‘Độ mẫn cảm’)

Khơi dẫn (Induction): Kỹ thuật dùng lời nói để thôi miên. Gửi những thông điệp tới não, giúp đối tượng đi vài trạng thái thôi miên.

(Xem thêm: ‘Thôi miên’).

Khơi dẫn thể chất (Physical Suggestibility): Một loại khơi dẫn tác động về thể chất, đè nén cảm xúc. Liên quan đến giai đoạn xuất thần sâu (cataleptic) hay sâu hơn nữa.

Khơi gợi cảm xúc (Emotional suggestibility): Một tính cách dễ đáp ứng đối với những lời khơi dẫn có tính chất khơi gợi, đề nghị tác động đến cảm xúc hơn là thể chất; thường ở trạng thái xuất thần nhẹ (hypnoidal).

Khơi dẫn gợi ý (LiteraL/Inferred Suggestion): Một lời khơi dẫn ẩn chứa một thông điệp khác ngoài lời nói chỉ có tiềm thức hiểu được, dùng để tác động với đối tượng cảm xúc. Một lời khơi dẫn có tính cách gợi ý thay vì quá hiển nhiên. Ý thức không thể hiểu nghĩa bóng của nó ngay lập tức, cho nên sẽ lưỡng lự trong hành động. Thích hợp cho những đối tượng đa cảm.

(Xem thêm: ‘Khơi dẫn trực tiếp’).

Khơi dẫn hậu thôi miên (Post Hypnotic Suggestion): Là lời khơi dẫn gây lại tác động thôi miên sau khi đã được thôi miên, có nhiều mục đích:

  1. Hậu khơi dẫn gây phản ứng (Post Suggestion to Reaction): Một lời khơi dẫn gây lại phản ứng như trong thôi miên trước đó.
  2. Khơi dẫn để tái thôi miên (Post Suggestion to Rehypnosis):  Một lời khơi dẫn nhằm mục đích cho lần thôi miên sau dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Khơi dẫn thúc giục (Persuasive Suggestion): Một lời khơi dẫn tạo cho đối tượng lý do để phản hồi. Lời khơi dẫn thúc giục thích hợp cho những đối tượng trí thức.

Khơi dẫn trực tiếp (Direct Suggestion): Những lời khơi dẫn đặt dưới hình thức mệnh lệnh hay dạy bảo. Ngược lại với lời khơi dẫn gợi ý (Inferential Suggestion). (Xem thêm: ‘Khơi dẫn gợi ý).

Khu vực hiện đại (The Modern Memory Area): Cũng thuộc về tiềm thức. Gồm tất cả những ký ức xưa nay. (Xem thêm: ‘Lý thuyết tâm trí’).

Khu vực nguyên thủy (The Primitive Area): Phần của tiềm thức từ khi mới ra đời. Gồm phản ứng tranh đấu hay tháo chạy, sợ té và sợ tiếng động to. (Xem thêm: ‘Lý thuyết tâm trí’).

Khu vực phán xét (The Critical Area): Hình thành từ lúc 5-9 tuổi. Sàng lọc, chấp nhận hay loại trừ không cho chúng xâm nhập vào khu vực hiện đại. Nếu khu vực phán xét trở nên quá tải, nó sẽ kiệt quệ, và khởi động bộ phận tranh đấu hay tháo chạy, tạo nên trạng thái thôi miên.

(Xem thêm: ‘Lý thuyết tâm trí’).

Khu vực ý thức (The Conscious Area): Hình thành từ lúc 5-9 tuổi. Chuyên lý luận, phân tích, quyết định. (Xem thêm: ‘Lý thuyết tâm trí’).

Kịch bản đời (Life Script): Tất cả những tích cực cũng như tiêu cực mà chúng ta đã trải qua trong cuộc đời đều được lưu trữ trong tiềm thức. Điều này thể hiện qua cuộc sống hiện tại.

Kỹ thuật chìm sâu (Deepening Techniques): Có nhiều kỹ thuật chìm sâu:

  1. Phản ứng thôi miên (Reactional Hypnosis): Thôi miên cho xuât thần rồi lại đánh thức rồi lại xuất thần sâu hơn.
  2. Cánh tay cứng ngắt (Arm Rigidity): Nhà thôi miên cầm cánh tay đưa thẳng của đối tượng, và bảo y đưa hết sự chú tâm của cơ thể vào cánh tay. Nhà thôi miên đếm số ngược từ 5 đến 0. Khi đếm đến 0, cánh tay đối tượng trở nên cứng như sắt. Nhà thôi miên lại bảo đối tượng buông lỏng cánh tay và chạm vào mạch cổ tay đối tượng khiến đối tượng lại chìm sâu hơn trong trạng thái xuất thần.
  3. Heavy Light (Nặng nhẹ): Hai cánh tay đối tượng đưa thẳng ra trước. Bàn tay phải ngửa lên trời. Bàn tay trái úp xuống. Nhà thôi miên khơi dẫn rằng một quả cân nặng được đặt lên bàn tay phải và kéo bàn tay trì xuống; Bàn tay trái được cột vào một quả bóng hơi to lớn kéo thẳng lên trời. Khi bàn tay phải hạ xuống chạm đùi họ sẽ chìm sâu hơn nữa vào trạng thái xuất thần. Đây là kỹ thuật chìm sâu vào xuất thần hay trắc nghiệm khả năng tiếp nhận thôi miên.
  4. Bậc thang (Staircase): Cho đối tượng tưởng tượng đứng trên cùng một cầu thang có 20 bậc. Có ánh sáng rõ ràng và tay vịn vững chắc. Mỗi bước chân đối tượng bước xuống bậc thềm sẽ đưa đối tượng chìm sâu vào trạng thái xuất thần hơn.
  5. Thôi miên mắt (Eye Fascination): Bảo đối tượng nhìn vào đầu một cây bút chì đặt ngang tầm mắt đối tượng. Khi nhà thôi miên hạ cây bút chì xuống thì đối tượng khép mắt lại. Nhà thôi miên chạm vào trán đối tượng và nói: “ngủ say” (Sleep).
  6. Thư giãn lũy tiến (Progressive Relaxation): Kỹ thuật chìm sâu xuất thần nhưng đồng thời cũng là một kỹ thuật thôi miên. Mục đích là làm thư giãn dần từng phần cơ thể bắt đầu từ chân nếu nằm, và từ đầu nếu ngồi, không nên đứng. khi đã thư giãn toàn bộ từ đầu đến chân, bắt đầu đếm ngược từ 5 đến 0. Đến 0, nhà thôi miên búng tay và nói thật chắc: “Ngủ sâu” (Deep sleep).

Lạc hướng (Misdirection): Hướng dẫn ai đi về một hướng mà lại cố tình chuyển qua một hướng khác. Sử dụng như một kỹ thuật chìm sâu (Deepening).

Lầm rầm (Patter): Nói hàng loạt bằng một giọng nói đơn điệu. có thể nói nhanh hay chậm. Gây ra sự kích thích các giác quan và đưa đến trạng thái thôi miên.

Lệch lạc tâm lý (Parataxic Distortion): Không phản hồi đúng với hoàn cảnh hay với người nói mà lại phản hồi một cách ‘lệch lạc’ tùy theo cách thể hiện vô tình hay cố ý của họ khơi dậy trong ta.

Liên hợp (Associated): Quan sát thế giới từ bên trong ra. Ngược lại với ‘Bất liên hợp’ (Disassociated) là quan sát thân thể mình bằng cái nhìn từ bên ngoài.

Lời quyền lực (Power Words): Những lời nói quyền lực có tính ‘mệnh lệnh’ như “ngủ đi”.

Lùi về tiền kiếp (Past life regression): Đưa đối tượng trở về một tiền kiếp nào đó trên quả địa cầu.

(Xem thêm ‘Hồi tưởng quá khứ’, ‘Sống trong quá khứ’’).

Lý thuyết tâm trí (Theory of Mind): Tâm trí được chia làm 4 khu vực. Tất cả đều cần được tác động mới nhập vào được trạng thái thôi miên. Bốn khu vực đó là:

  1. Khu vực nguyên thủy (The Primitive Area): Phần của tiềm thức từ khi mới ra đời. Gồm phản ứng tranh đấu hay tháo chạy, sợ té và sợ tiếng động to.
  2. Khu vực hiện đại (The Modern Memory Area): Cũng thuộc về tiềm thức. Gồm tất cả những ký ức xưa nay.
  3. Khu vực ý thức (The Conscious Area): Hình thành từ lúc 5-9 tuổi. Chuyên lý luận, phân tích, quyết định.
  4. Khu vực phán xét (The Critical Area): Hình thành từ lúc 5-9 tuổi. Sàng lọc, chấp nhận hay loại trừ không cho chúng xâm nhập vào khu vực hiện đại. Nếu khu vực phán xét trở nên quá tải, nó sẽ kiệt quệ, và khởi động bộ phận tranh đấu hay tháo chạy, tạo nên trạng thái thôi miên.

Mất ký ức – Quên (Amnesia): Trạng thái này xảy ra trong tự nhiên hay trong trạng thái thôi miên. Không còn ký ức về một điều gì đó. Ví dụ quên mất tên người nào đó hoặc quên cả tên mình.

Mắt thấy (visual): (Xem ‘Xúc chạm’).

Mẫu hệ (Maternalism): Một thái độ nhẹ nhàng, êm ả, ru ngủ, êm đềm của thôi miên. Trạng thái thư giãn hình thành cũng từ thái độ này.

Mâu thuẫn trí năng (Contradictory Square): Khi một người thông minh làm một việc mà không đòi hỏi sự thông minh thì sẽ xảy ra sự xung đột giữa cái mà họ thực sự có khả năng làm được và cái mà họ tin là có khả năng làm được.

Miên hành (Mind wandering / day dreaming): Có khi gọi là mơ mộng, mơ tưởng hay mộng tưởng; hiểu nôm na là đi du lịch trong giấc mộng cả khi ngủ lẫn khi thức. Tiềm thức (nhiều tín ngưỡng khác gọi là linh hồn hay thần thức) rời bỏ thân xác để du hành về một nơi chốn nào đó ở quá khứ hay tương lai hay phi thời gian, trong khi thân xác còn ở lại như một người vẫn còn ý thức nhưng rất ít nhận thức về ngoại cảnh xung quanh. Thiền ‘Xuất hồn’ cũng tương tự như ‘Miên hành’.

(Xem thêm: ‘Mộng du’, ‘Nhập thần’).

Mong đợi (Expectation): Trạng thái tâm lý mong đợi một điều gì xảy ra. Sự mong đợi đưa đến tưởng tượng và tạo ra một trạng thái như thôi miên, đặc biệt là đối với đối tượng đa cảm.

Mộng du (sleep walking): Trong giấc mơ, tiềm thức đồng hành với thân xác. Tiềm thức sống trong quá khứ hoặc tương lai hoặc phi thời gian (không quá khứ, không tương lai cũng không hiện tại), và thân xác hoạt động theo tiềm thức đó. Khi tỉnh giấc người đó không nhớ mình đã làm gì.

(Xem thêm: ‘Miên hành’, ‘Nhập thần’).

Nặng / nhẹ (Heavy / Light):

(Xem ‘Kỹ thuật chìm sâu’).

Não lộ (Neuro Pathways): Mỗi khi chúng ta suy nghĩ, làm một động tác, trải nghiệm một điều gì, chúng sẽ trở thành một năng lượng lưu trữ trong não. Chúng ta tạo một con đường mòn cho năng lượng đó di chuyển mỗi khi chúng được khởi động. Càng nhiều khởi động năng lượng càng dễ di chuyển trên con đường mòn đó. Những thói quen hay cách hành xử tốt xấu đều được hình thành theo cách đó.

Nghịch đảo (Reversal): Một lời khơi dẫn ít thách thức nhưng lại khá tiêu cực như trong kịch bản ‘nhắm mắt’: “Hai mí mắt bạn khép lại. Bạn thử mở lên xem, càng cố mở càng khó hơn, hai mí mắt càng khép chặt.

Nhà thôi miên (Hypnotist): Một người có khả năng đưa người khác vào trạng thái thôi miên. Nhà thôi miên thường biểu diễn có tính cách giải trí hơn là trị liệu.

(Xem thêm: ‘Thôi miên trị liệu’, ‘’thôi miên’).

Nhà thôi miên trị liệu (Hypnotherapist): Một nhà trị liệu sử dụng thôi miên để giúp bệnh nhân của mình hết bệnh. Nhà trị liệu này đặc biệt quan tâm đến tiềm thức của đối tượng.

(Xem thêm: ‘Thôi miên trị liệu’, ‘’thôi miên’).

Nhận biết (Knowns): Nhận biết thể hiện sự khoái cảm mà mình đã từng trãi nghiệm trước đây. Nhận biết có thể có thể tích cực hoặc tiêu cực nhưng được tiềm thức chấp nhận vì đã từng trãi qua. Ngược lại ‘Không nhận biết’ (Unknown) lại thể hiện sự đau đớn, sự đe dọa tâm lý hay thể chất chưa từng trãi qua.

Nhập thần (Somnambulism): Trạng thái thôi miên rất sâu. Có những tính chất như trạng thái ‘Mộng du’, nhưng ‘bất động’, không đi đâu cả. Đối tượng phản hồi như mất trí nhớ, bị thuốc mê, ảo ảnh tiêu cực lẫn tích cực, chủ động hoàn toàn các giác quan. Họ có khả năng tiếp nhận khơi dẫn 50% tinh thần và 50% thể chất. Lúc đó con ngươi trợn ngược lên trên bên dưới mí mắt. Khi đi sâu hơn nữa thi gọi là trạng thái Esdale hoặc Plenery (Vô hạn). (Xem thêm: ‘Mộng du’).

Phản hồi phân cực (Polarity response): Là thái độ của đối tượng không chịu tiếp nhận lời khơi dẫn mà ngược lại như: Đối tượng nghĩ rằng: “Tại sao tôi phải …” hoặc “Ông không thể khiến tôi …”

Phản hồi tiềm thức (Ideomotor Response): Một sự phản hồi của tiềm thức thay vì ý thức. Sự phản hồi này nhằm tránh né sự phê phán của ý thức. Ví dụ những máy động ngón tay, bắp cơ, mí mắt lay động …

Phản kháng (Resistance): Dấu hiệu phản kháng tiếp nhận lời khơi dẫn của nhà thôi miên.

Phân ly (Dissociation): Sự mất cảm giác toàn phần hay một phần cơ thể (thường là cánh tay hay cẳng chân) trong khi thôi miên. Chỉ còn ý thức.

Phản kháng thôi miên (Intellectual Suggestibility): Đối tượng cảm thấy lo lắng sợ bị nhà thôi miên điều khiển và khống chế. Ý thức luôn tìm cách phân tích, lý luận, chống đối, loại trừ tất cả những gì nhà thôi miên nói. Với những đối tượng này, nhà thôi miên cần đưa ra những lời giải thích hợp lý cho từng lời khơi dẫn giúp cho đối tượng cảm thấy an tâm như là mình tự nói với mình, tự thôi miên mình.

Phản ứng cảm xúc (Abreaction): Những máy động tay chân hay sự bùng vỡ cảm xúc do lời khơi dẫn gợi ra trong trạng thái thôi miên. Một số phản ứng cảm xúc này do sự gợi lại một ký ức hay do nhà thôi miên gây ra. Phản ứng cảm xúc có thể tạo ra một trạng thái thôi miên sâu hơn nhằm tái sinh một cảm xúc tích cực hoặc hóa giải một cảm xúc tiêu cực.

Phản ứng có điều kiện (Conditioned Response):  Sau khi lập lại nhiều lần (điều kiện) thì phản ứng tự động xảy ra khi điều kiện đó xuất hiện. (Xem thêm ‘Điều kiện cách’).

Phản ứng thôi miên (Reactional Hypnosis):

(Xem ‘Kỹ thuật chìm sâu’).

Phụ hệ (Paternalism): Sự tiếp cận đầy quyền lực trong việc thôi miên trị liệu, sử dụng lời khơi dẫn nhanh cùng những mệnh lệnh, lời nói mạnh bạo.

Phương thức (Modalities): Là bất kỳ hình thức thôi miên nào dùng để điều động hay chuyển hóa các cách hành xử bằng cách tác động hay tạo dựng niềm tin.

Phương thức hạn chế (Inhibitory Processes): Một phương thức hạn chế giúp đối tượng ứng xử với chính mình và ngoại giới một cách hợp lý và văn minh bằng phương pháp tự thôi miên. Khi phương thức này trở nên bất cập thì cần nhà thôi miên khác thôi miên giúp mình.

Quá tải (Message Units – Overloading): Tất cả thông tin từ bên ngoài gửi đến tâm trí (ý thức và tiềm thức), Khi những thông tin đó trở nên quá nhiều, quá tải sẽ đưa đến tình trạng lo âu.

Quên: (Xem ‘Giai đoạn quên’)

Quy luật tiếp nhận (Laws of Suggestibility):

  1. Hành động nghịch đảo (Reverse Action): Quy luật phổ biến nhất, còn gọi là tâm lý nghịch đảo (Reverse psychology). Đối tượng chỉ phản ứng với phần nặng nhất của lời khơi dẫn so với các phần còn lại.
  2. Lặp lại (Repetition): Khi ta làm việc gì nhiều lần ta sẽ càng trở nên thông thạo việc đó. Lặp đi lặp lại lời khơi dẫn trong thôi miên nhiều lần sẽ ghi sâu vào tiềm thức.
  3. Nổi trội (Dominance): Sử dụng quyền lực là một ưu thế nổi trội khi ‘ra lệnh’ cho đối tượng chấp nhận lời khơi dẫn. Xác định thẩm quyền của nhà thôi miên cùng giọng nói chắc chắn hùng hồn theo quy luật nổi trội (Law of Dominance).
  4. Hành động trì hoãn (Delayed Action): Khi một lời khơi dẫn được gợi ý thì đối tượng sẽ phản ứng, nếu điều kiện hay tình huống cũ đã sử dụng trước đó được lặp lại.
  5. Liên hợp (Association): Khi ta liên tục đáp ứng với một điều kiện nào đó cùng với sự hiện diện của một điều kiện khác, thì ta cũng sẽ đáp ứng khi điều kiện khác đó xảy ra. Khi điều kiện này xảy ra sẽ liên tưởng đến điều kiện kia. Lời khơi dẫn hậu thôi miên (post hypnosis) để ‘tái thôi miên’ cũng theo quy luật này.

Sợ té và tiếng ồn (Fear of Falling and Loud Noises): Theo thuyết tâm lý Kappasinian Theory of Mind (T.O.M), thì trẻ thơ sinh ra đời chỉ có hai nổi sợ hãi. Đó là tiếng động lớn và té. Những nổi sợ khác thì tiếp nhận dần về sau.

Sóng não (Brain wave): Sóng não thay đổi theo từng sinh hoạt trong ngày. Có 4 tần số sóng não chính:

  1. Beta: Tần số cao nhất trong sinh hoạt hàng ngày: Học tập, làm việc …
  2. Alpha: Thấp hơn. Trạng thái mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ, chú tâm vào một việc gì, trước khi ngủ và trước khi thức.
  3. Theta: Trạng thái ngủ sâu. Đây là giai đoạn mà giấc mơ xuất hiện.
  4. Delta: Thấp nhất khi ngủ say, và là mức độ sâu nhất của thôi miên. Trạng thái nhập thần (somnambulism).

Sống trong quá khứ (Revivification): qua kỹ thuật thôi miên. Khác với ‘Hypermnesia’: Bằng kỹ thuật thôi miên Nhớ lại thật rõ ràng những gì xảy ra trong quá khứ.

(Xem thêm ‘Lùi về tiền kiếp’, ‘Hồi tưởng quá khứ’).

Tai – nghe (auditory): (Xem: ‘xúc chạm’)

Tâm lý trị liệu (Psychotherapy): Trị liệu tâm lý và hành vi bằng tư vấn, có thể phối hợp với thôi miên.

Tâm phân biệt (Xem ‘ý thức phê phán’).

Tâm phê phán (Xem ‘ý thức phê phán’).

Tần số sóng não: (Xem ‘Sóng não).

Tâm trí nguyên thủy (Primitive Mind): Tính chất của tâm trí nguyên thủy của con người, khiến con người phản ứng khi bị đe dọa quá mức chịu đựng. Tâm trí nguyên thủy này cân nhắc giữa hành động chống lại mối đe dọa hay tháo chạy.

Thả neo (Anchor): Dùng lời nói, hình ảnh, hay xúc chạm để gợi lên một trạng thái tinh thần, tâm lý hay thể chất.

Thân tín (Rapport): Mối quan hệ giữa nhà thôi miên và đối tượng. Đối tượng tin cậy và tin tưởng nhà thôi miên. Nhà thôi miên thực sự quan tâm đến đối tượng.

Theta: (Xem ‘Sóng não).

Thời gian ảo (Time distortion): Thời gian có vẽ như trôi nhanh hơn hay chậm hơn đối với thực tề trong trạng thái thôi miên.

Thôi miên (Hypnosis): Trạng thái ý thức đã được điều chỉnh để gia tăng khả năng tiếp nhận lời khơi dẫn. Một trạng thái thư giãn thoải mái, thoát khỏi mọi áp lực cuộc đời. Trạng thái thôi miên này có thể do ngoại cảnh đưa lại hoặc do nhà thôi miên tạo ra. (Xem thêm: ‘Khơi dẫn’)

Thôi miên bén nhạy (Hypersuggestibility): Một trạng thái tiếp nhận thôi miên cao trong khi tỉnh thức, ứng phó bén nhạy với các tác động tiêu cực của môi trường vốn là nguyên nhân của các vấn đề thân tâm.

Thôi miên cấp tốc (Shock Induction): Một kỹ thuật thôi miên cấp tốc. Thường sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Thôi miên diễn kịch (Hypnodrama): Trong trạng thái thôi miên, đối tượng diễn lại vai trò trong một biến cố trước đó, nhằm giảm bớt những tổn thương tâm lý trước đó.

(Xem thêm: ‘Tưởng tượng’)

Thôi miên đối thoại (Conversation hypnosis): (Xem ‘Thôi miên tiềm ẩn).

Thôi miên đường phố (Street hypnosis): Nhà thôi miên biểu diễn thôi miên khách qua đường nhằm mục đích mua vui, giải trí.

(Xem thêm: ‘Thôi miên sân khấu’).

Thôi miên mắt (Eye Fascination):

(Xem ‘Kỹ thuật chìm sâu’).

Thôi miên mắt (Fractionatio): Lập lại sự nhắm mở mắt như một kỹ thuật chìm sâu.

(Xem thêm ‘Kỹ thuật chìm sâu’).

Thôi miên môi trường (Environmental Hypnosis): Khi một người tiếp nhận một lượng thông tin quá tải từ môi trường xung quanh. Họ sẽ muốn trốn tránh chúng và trở nên lơ tơ mơ như người bị thôi miên.

Thôi miên người khác (Hetero-Hypnosis): Một trạng thái thôi miên do người khác tạo ra cho mình, kể cả nghe lời khơi dẫn từ CD.

(Xem thêm: ‘Tự thôi miên’).

Thôi miên nhờ tín hiệu mắt (Eye Fascination Induction): Khi nhà thôi miên ghi nhận đôi mắt đối tượng mờ đi hay chớp liên tục trong khi phỏng vấn. Ông bảo đối tượng nhìn chăm chăm vào một điểm cao hơn tầm mắt. Nhà thôi miên nói thật nhanh và hùng hồn. Ông nói đôi mắt đối tượng trở nên nặng nề và bắt đầu nhắm lại. Khi mắt nhắm lại ông đưa tay chạm nhẹ vào trán đối tượng và nói: “Ngủ say”, rồi buông thõng hai cánh tay đối tượng ra hai bên tạo nên cảm giác buông xả cho cơ thể.

Thôi miên phản ứng (Reactional Hypnosis): Liên tục đánh thức đối tượng từ trạng thái thôi miên rồi lại thôi miên khiến đối tượng chìm sâu vào trạng thái thôi miên hơn nữa.

Thôi miên sân khấu (Stage hypnosis): Nhà thôi miên biểu diễn thôi miên các đối tượng tình nguyện trên sân khấu nhằm mục đích mua vui, giải trí. (Xem thêm: ‘Thôi miên đường phố’).

Thôi miên tiềm ẩn (Covert hypnosis): Một cách thôi miên qua cuộc đối thoại bình thường. Đối tượng không hề biết mình đang ‘chịu’ thôi miên. Đây là một trong những kỹ thuật của Milton Erickson.

Thôi miên trị liệu (Clinical hypnotherapy): Nhà thôi miên trị liệu có nhiệm vụ thôi miên đối tượng bệnh nhân nhằm đạt được mục tiêu là hóa giải những hành vi hay thói quen tiêu cực ở tiềm thức.

Thói quen tiềm thức (Secondary Gain): Một lý do nằm ở tiềm thức. Tại sao một người nào đó cứ mãi hành xử theo một cách nào đó.

Thư giãn tiệm tiến (Progressive Relaxation): Kỹ thuật thư giãn từng vùng bắp cơ trên cơ thể cho đến toàn cơ thể.

Thư giãn lũy tiến (Progressive Relaxation):

(Xem ‘Kỹ thuật chìm sâu’)

Thử thách (Conversion): Một trắc nghiệm vượt quá khả năng tiếp thu của đối tượng khiến đối tượng bối rối, mục đích đưa đối tượng vào trạng thái xuất thần của thôi miên.

Tiềm thức (Subconscious): Nếu ý thức (Conscious mind) chỉ chiếm có 12% tâm trí, thì tiềm thức chiếm tới 88% mà ý thức không hề biết đến. Tiềm thức điều động và chi phối tất cả cảm xúc, cách hành xử, quyết định, tất cả những gì tiêu cực hay tích cực trong cuộc đời ta.

(Xem thêm: ‘Ẩn thức’).

Tín hiệu mắt (Eye Accessing Cues): Một kỹ thuật NLP. Quan sát sự chuyển động vô thức của mắt để biết đối tượng đang tưởng tượng một hình ảnh, nghe một âm thanh, đang tự nhủ thầm, đang cảm nhận về thân thể hay tìm cách ngụy tạo một điều gì đó.

Tình dục xác thịt (Physical Sexuals): Phơi bày phản ứng tình dục công khai. Dùng cơ thể để dấu đi cảm xúc yếu đuối. Điều quan trọng trong cuộc đời là gia đình, con cái, bạn bè, giải trí và sự nghiệp.

Tình thế lưỡng sự (Double Bind): Ví dụ nhà thôi miên hỏi: “Bạn muốn đi vào trạng thái nhập thần bây giờ hay tí nữa?”. Tình thế lưỡng sự tràn ngập hai ý tưởng trong tiềm thức đối tượng: Chấp nhận bây giờ hay chấp nhận lát sau. Trong cả hai trường hợp đều mặc nhiên chấp nhận lời khơi dẫn trị liệu.

Tranh đấu hay trốn chạy (Fight or Flight Reaction): Một bản tính nguyên sơ là bản năng sinh tồn nổi lên khi một điều nguy hiểm hay lo lắng xảy ra hoặc để tự vệ hoặc thoát khỏi hiểm nguy.

Trị liệu sợ hãi (Circle Therapy): Dùng để chuyển hóa sự sợ hãi. Một kỹ thuật khiến đối tượng phải đối diện với vấn đề của mình khi đang trong trạng thái thôi miên. Sự lo lắng và thư giãn không thể đi đôi với nhau. Khi sự thư giãn tăng dần thì sự lo lắng sẽ biến dần đi nhường chỗ cho thư giãn. Đối diện với vấn đề nhiều lần như thế thì đưa đến sự chuyển hóa. Sự sợ hãi sẽ càng khó xảy ra. Một cảm xúc vui tươi dâng trào và muốn mỉm cười.

(Xem thêm: ‘Hóa giải tổn thương’)

Trở về quá khứ (Age Regression): Trạng thái mà đối tượng sống lại ký ức trong trạng thái thôi miên. Nếu đối tượng vẫn hành xử như khi bé thơ ấy thì gọi là ‘phục hồi’ (revivification regression). Nếu đối tượng hành xử hay phản ứng như khi bình tỉnh như khi bình thường thì gọi là ‘Lùi về hành xử’.

(behavioral regression).

Tự kỷ ám thị:

(Xem ‘tự thôi miên’). (Xem thêm ‘Ám thị’).

Tự thôi miên (Autohypnosis / Self-hypnosis): Mình chủ động đi vào trạng thái thôi miên. Tự mình thôi miên mình không cần đến nhà thôi miên.

Tự thôi miên kép (Auto Dual Induction): Đối tượng cảm thấy như mình tự thôi miên chính mình:

  1. Khi lắng nghe nhịp mạch trên cổ tay.
  2. Lặp lại lời nhà thôi miên nói.
  3. Đếm ngược từ 5 đến 1 rồi tự nói “ngủ say” (sleep) hay “chìm sâu” (deeper).

(Xem thêm ‘Tự thôi miên’).

Tự vệ (Homeostasis): Khi có một hiện tượng đe dọa xảy ra, thì não sẽ tự kích hoạt một trạng thái đối phó: hoặc tranh đấu hoặc tháo chạy.

Tưởng tượng/ (Imagery): Tưởng tượng là một cảm nhận và trạng thái thử nghiệm. Khác với hình dung là nhìn thấy một hình ảnh trong đầu. Tưởng tượng sử dụng cả 5 giác quan. ‘Thôi miên diễn kịch’ cũng giống ‘tâm lý diễn kịch, cho phép đối tượng diễn lại những xung đột từ tiềm thức trong một môi trường an toàn nhằm hóa giải những xung đột này. Trong thôi miên, đối tượng chỉ diễn lại trong nội tâm cho nên sẽ không cảm thấy ngại ngùng. Thôi miên sử dụng trí tưởng tượng khơi lại cảm xúc và cảm giác một cách tinh khôi.

(Xem thêm: ‘Thôi miên diễn kịch’).

Ứng xử bất đồng (Incongruent Behavior): Khi những biểu hiện tình dục của một người đi ngược lại tính cách của họ. Sự biểu hiện không thể hiện giống như hành động.

Vô thức (Unconscious mind): Thường được Milton Erickson sử dụng, là thành phần không được biết đến, so với conscious mind (ý thức) là thành phần được biết đến. Thuật ngữ này nhiều khi được dùng lẫn lộn với tiềm thức (subconscious mind) là thành phần chi phối hầu hết các sinh hoạt của chúng ta. (Xem thêm: ‘Conscious mind’, ‘subconscious mind’)

Xác định (Affirmations): Lời khơi dẫn xác định qua thôi miên để tái lập trình sự tư duy.

Xuất thần (Trance): Trạng thái thôi miên, giống như trạng thái ngủ, hạn chế về nhận thức về ngoại cảnh và phản ứng chậm hoặc không phản ứng với ngoại cảnh.

Xuất thần bình thường (Consensus trance):  Milton Erickson và Charles Tart cho rằng trạng thái gọi là tỉnh thức bình thường cũng chỉ là một trạng thái xuất thần mà thôi. Nghĩa là chúng ta luôn trong trạng thái thôi miên từng giờ từng phút, Tiềm thức hoạt động 24/24, không ngừng nghĩ.

Xuất thần nhẹ (Light trance – hypnoidal): Tần số của sóng não Alpha (8hz-12hz). Trạng thái lơ tơ mơ, mơ mộng, như sắp chìm vào giấc ngủ hoặc sắp thức, dễ tiếp nhận thôi miên. Thư giãn nhưng vẫn biết. (Xem thêm: ‘Beta, Theta, Delta’).

Xuất thần sâu (Catalepsy): Trạng thái nằm giữa xuất thần nhẹ (hypnoidal) và nhập thần (somnambulism). Trạng thái thôi miên sâu. Lúc đó con ngươi di chuyển thật nhanh qua lại dưới mí mắt (rapid eye movement – REM)

(Xem thêm ‘Xuất thần nhẹ’, ‘Nhập thần’).

Xuất thôi miên (Emerge): Đưa đối tượng ra khỏi trạng thái thôi miên.(Xem thêm: ‘Hóa giải thôi miên’, ‘Bạch hóa thôi miên’’).

(Như: ‘Hóa giải thôi miên’, ‘Bạch hóa thôi miên’).

Xúc chạm (kinesthetic): Để tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài người ta cần ba phương tiện:

  1. Xúc chạm (Kinesthetic).
  2. Tai nghe (auditory).
  3. Mắt thấy (Visual).

Xúc chạm là những cảm nhận từ xúc giác. Xúc chạm cũng bao gồm cả khứu giác (olfactory) và vị giác (gustatory).

Tai nghe (Auditory): Lắng nghe âm thanh để tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.

Mắt thấy (Visual): cái nhìn để tiếp nhận hình ảnh và các thuộc tính của nó.

Ý thức (Conscious Mind): Hay lý trí, chỉ chiếm 12% của tâm trí. Chuyên về lý luận, quyết định và ý chí. (Xem thêm: ‘Tiềm thức’, ‘vô thức’).

Ý thức phê phán (Critical Mind): Một thành phần nằm ở ý thức, ngăn cách với tiềm thức. Khi một lời khơi dẫn có vẻ bất lợi hoặc ngược lại những niềm tin ở tiềm thức của đối tượng thì sẽ khiến ý thức phê phán trỗi dậy phản đối và loại trừ.

THUẬT NGỮ THÔI MIÊN

Thuật Ngữ Thôi Miên – A

• Abreaction (Phản ứng cảm xúc): Những máy động tay chân hay sự bùng vỡ cảm xúc do lời khơi dẫn gợi ra trong trạng thái thôi miên. Một số phản ứng cảm xúc này do sự gợi lại một ký ức hay do nhà thôi miên gây ra. Phản ứng cảm xúc có thể tạo ra một trạng thái thôi miên sâu hơn nhằm tái sinh một cảm xúc tích cực hoặc hóa giải một cảm xúc tiêu cực.

• Affirmations (Xác định): Lời khơi dẫn xác định qua thôi miên để tái lập trình sự tư duy.

• Age Regression (Trở về quá khứ): Trạng thái mà đối tượng sống lại ký ức trong trạng thái thôi miên. Nếu đối tượng vẫn hành xử như khi bé thơ ấy thì gọi là ‘phục hồi’ (revivification regression). Nếu đối tượng hành xử hay phản ứng như khi bình tỉnh như bây giờ thì gọi là ‘hành xử’ (behavioral regression)

• Alpha (hypnoidal) : Tần số của sóng não (8hz-12hz). Tương tự trạng thái xuất thần nhẹ (light trance – Hypnoidal). Thư giãn nhưng tỉnh thức. Xem thêm: Beta, Theta, Delta.

• Amnesia (Mất ký ức). trạng thái xảy ra tự nhiên hay trong trạng thái thôi miên. Không còn ký ức về một điều gì đó.

• Anaesthesia (Gây tê / mê): Mất hoàn toàn hay một phần xúc giác. Có thể do bệnh tật, tổn thương thần kinh, hoặc thuốc men cho những ca phẫu thuật không đau, hay thôi miên. Có thể mất ý thức toàn bộ hoặc chỉ mất cảm giác ở một vùng nào đó

• Anchor (bỏ neo): Dùng lời nói, hình ảnh, hay xúc chạm gợi lên một trạng thái tinh thần, tâm lý hay thể chất.

• Arm Raising/Primary Induction (Thôi miên đưa cánh tay lên): Được xem như kỹ thuật thôi miên căn bản nhất vì chỉ đơn giản thế thôi nhưng đã đưa đối tượng vài trạng thái thôi miên trị liệu rồi. Nhà thôi miên dùng lời khơi dẫn tác động đến cảm xúc hay thể chất đối tượng. Qua đó tác động vào tiềm thức, khiến cho cánh tay, từ đầu ngón tay đến vai, nhấc cao lên đến khi chạm đến mặt. Lúc đó họ đã nằm trong trạng thái xuất thần. Có thể làm cho tay dính luôn vào mặt không rời ra được. Tiếp theo là kỹ thuật ‘chìm sâu’ (Deepening).

• Associated (Liên hợp): Một phương thức phụ của ‘lập trình ngôn ngữ tư duy’ (Neuro linguistic programming – NLP). Quan sát thế giới từ bên trong ra. Ngược lại với ‘Disassociated’ (Bất liên hợp) là quan sát thân thể mình bằng cái nhìn từ bên ngoài.

• Association (Sự liên hợp): Điều kiện cách Pavlovian. Qua đó đối tượng đáp ứng một cách tự nguyện vì trước đó đã được lập lại nhiều lần. Mệnh lệnh “ngủ đi” trong thôi miên cũng là điều kiện cách.

• Auto Dual Induction (Thôi miên tự động đôi): Đối tượng cảm thấy mình thôi miên chính mình. Khi lắng nghe nhịp mạch trên cổ tay. Đối tượng nhái lại lời nhà thôi miên nói. Đếm ngược từ 5 đến 1 rồi “ngủ say”.

• Autohypnosis / Self-hypnosis: Tự thôi miên, Tự kỷ ám thị’. Tự mình thôi miên mình không cần đến nhà thôi miên.

• Autonomic Nervous System (Hệ thống não bộ tự trị – Hệ thống thần kinh thực vật): Có hai phần: (Đồng tình (Sympathetic) – Parasympathetic (Đồng thuận):o Sympathetic (Đồng tình): Khi khởi động sẽ khiến thay đổi trạng thái tâm sinh lý, chuẩn bị đấu tranh hay tháo chạy.o Parasympathetic (Đồng thuận): Tự quân bình, giúp đối tượng trở lại trạng thái quân bình, hài hòa. Hệ thống thần kinh này điều khiển các chức năng cơ thể không cần ý thức như tim mạch, hô hấp v.v.

• Aversion (Tai/nghe): Lắng nghe hay âm thanh. Là một trong 3 hệ thống chính để tiếp nhận thông tin. Hai hệ thống kia là mắt/thấy (visual) và xúc/chạm (kinesthetic).

Thuật Ngữ Thôi Miên – B

• Behavior Modification (Chuyển hóa hành xử). Dựa trên lý thuyết đã được học qua.

• Beliefs (Niềm tin): Những hiểu biết nằm ở tiềm thức.

• Beta (Tỉnh thức): Trạng thái đầu tiên, tỉnh thức trong các sinh hoạt hàng ngày. Xem thêm  Alpha, Theta, và Delta.

• Body Syndromes (Hội chứng cơ thể): Biểu hiện tâm lý qua cơ thể. Khi một cảm xúc bị dồn nén không thể thoát ra ngoài thì cơ thể có những biểu hiện để phản ánh trạng thái đó.

• Brief therapy (Trị liệu giải pháp): Chữ viết tắt của brief Psychotherapy. Chú tâm vào giải pháp trị liệu hơn là quá quan tâm đến hội chứng.

• Bunching (Dính chùm): Khi đối tượng không thể tách rời các vấn đề ra với nhau khiến chúng rối bời lại. Nhà thôi miên phải giúp họ tách rời chúng ra và hóa giải từng cái một.

• Buying the Symptoms (Chấp nhận): Khiến đối tượng chấp nhận một mẫu mực nào đó.

Thuật Ngữ Thôi Miên – C

• Catalepsy (xuất thần sâu), Trạng thái nằm giữa xuất thần nhẹ (hypnoidal) và nhập thần (somnambulism).

• Catharsis: Kinh nghiệm về cảm xúc được giải tỏa sau khi dồn nén bùng phát (abreaction).

• Chaining Anchors (Xâu chuỗi neo):  Một kỹ thuật của (NLP). Phá vỡ các mỏ neo dính cứng khiến đối tượng bị kẹt trong trạng thái dính cứng mà thoát ra một trạng thái tự do hơn.

• Challenge (Thử thách): Khi đối tượng trong trạng thái xuất thần sâu, nhà thôi miên đưa ra những thử thách mà bình thường đối tượng không thể nào làm được. Thí dụ: Cánh tay cứng như sắt. Mắt đứng tròng mở không chớp.

• Chunking (Cụm): Di chuyển qua nhiều cấp độ. Cụm lên (Chunk up) chuyển lên tổng thể. Cụm xuống (Chunk down) Chuyển xuống chi tiết.

• Circle Therapy (Trị liệu xoay vòng): Dùng để chuyển hóa sự sợ hãi. Một kỹ thuật khiến đối tượng phải đối diện với vấn đề của mình khi đang trong trạng thái thôi miên. Sự lo lắng và thư giãn không thể đi đôi với nhau nên sự lo lắng sẽ biến dần đi. Đối diện với vấn đề nhiều lần như thế thì đưa đến sự chuyển hóa. Sự sợ hãi càng không thể xảy ra. Một cảm xúc vui tươi dâng trào muốn mỉm cười.

• Clinical hypnotherapy  (Thôi miên trị liệu): Nhà thôi miên trị liệu thôi miên đối tượng nhằm đạt được mục tiêu là hóa giải những hành vi hay thói quen tiêu cực.

• Conditioned Response (Phản ứng có điều kiện): Sau khi lập lại nhiều lần (điều kiện) thì phản ứng tự động xảy ra khi điều kiện đó xuất hiện.

• Conscious Mind (Ý thức): Hay trí, chỉ chiếm 12% của tâm trí. Chuyên về lý luận, quyết định và ý chí. Xem thêm subconscious mind (Tiềm thức), unconscious mind (vô thức).

• Consensus trance (Xuất thần thỏa hiệp): Milton Erickson và Charles Tart cho rằng trạng thái tỉnh thức bình thường cũng chỉ là một trạng thái xuất thần mà thôi.

• Contradictory Square (Mâu thuẫn trí năng): Khi một người thông minh làm một việc mà không đòi hỏi sự thông minh đó thì xảy ra sự xung đột giữa cái mà họ thực sự có khả năng làm được và cái mà họ tin là có khả năng làm được.

• Conversion (Chuyển dạng): Một bài tập trắc nghiệm vượt quá khả năng tiếp thu của đối tượng khiến đối tượng bối rối, mục đích đưa đối tượng vào trạng thái xuất thần.

• Covert hypnosis (Thôi miên tiềm ẩn): Bí mật thôi miên người khác qua những cuộc đối thoại bình thường mà họ không biết.

• Corrective Therapy : Đối tượng nói một câu xác định vấn đề của mình. Rồi cho 5 chữ đồng nghĩa cho mỗi chữ trong câu. Tức là có thêm 5 câu mới. Mỗi câu mới lại so sánh với câu cũ. Câu cuối cùng là vấn đề trong tiềm thức của họ.

• Covert / Conversational Hypnosis (thôi miên đối thoại): Một cách thôi miên qua cuộc đối thoại bình thường. Đối tượng không hề biết mình bị thôi miên. Cách thức của Erickson.

• Critical Mind (Ý thức phê phán / Tâm phân biệt): Một thành phần nằm giữa ý thức và tiềm thức. Khi một lời khơi dẫn có vẻ bất lợi hoặc ngược lại những gì đối tượng tin sẽ khiến ý thức phê phán trỗi dậy phản đối và loại trừ.

Thuật Ngữ Thôi Miên – D

• Deep Sleep (ngủ sâu): Một câu khơi dẫn đặt ra trong trạng thái xuất thần, mà trong khi thức tỉnh bình thường, sẽ khơi dậy kinh nghiệm thôi miên trước đó.

• Dehypnotization (Hóa giải thôi miên): Một thủ pháp nhằm đưa đối ra khỏi trạng thái thôi miên.

• Deepening Techniques (Kỹ thuật chìm sâu):

o   Reactional Hypnosis (Phản ứng thôi miên): Thôi miên rồi lại đánh thức với câu cài đặt cho ‘tái thôi miên’

o   Arm Rigidity (Cánh tay cứng ngắt): Nhà thôi miên cầm cánh tay đưa thẳng của đối tượng và bảo y đưa hết sự chú tâm của cơ thể vào cánh tay, theo số đếm ngược từ 5 đến 0. Khi đếm đến 0, cánh tay trở nên cứng như sắt. Nhà thôi miên lại bảo buông lỏng cánh tay và chạm vào mạch cổ tay đối tượng lại chìm sâu hơn vào trạng thái xuất thần.

o   Heavy Light (Nặng nhẹ): Hai cánh tay đối tượng đưa thẳng ra trước. Bàn tay phải ngửa lên trời. Bàn tay trái dựng đứng, ngón tay chĩa lên trời. Nhà thôi miên khơi dẫn rằng một quả cân nặng được đặt lên bàn tay phải và trì xuống và ngón tay cái trái được cột vào một quả bóng hơi to lớn kéo thẳng lên trời. Khi bàn tay phải hạ xuống chạm đùi họ sẽ chìm sâu hơn nữa vào trạng thái xuất thần. Đây là kỹ thuật chìm sâu vào xuất thần hay trắc nghiệm khả năng tiếp nhận thôi miên.

o   Staircase (bậc thang): Cho đối tượng tưởng tượng đứng trên cùng một cầu thang có 20 bậc. Có ánh sáng rõ ràng và tay vịn vững chắc. Mỗi bước chân đối tượng bước xuống bậc thềm sẽ đưa đối tượng chìm sâu vào trạng thái xuất thần hơn.

o   Eye Fascination (Thôi miên mắt): Bảo đối tượng nhìn vào đầu một cây bút chì đặt ngang tầm mắt đối tượng. Khi nhà thôi miên hạ cây bút chì xuống thì đối tượng khép mắt lại. Nhà thôi miên chạm vào trán đối tượng và nói: “ngủ say”

o   Progressive Relaxation (thư giãn lũy tiến): Kỹ thuật chìm sâu xuất thần nhưng đồng thời cũng là một kỹ thuật thôi miên. Mục đích làm thư giãn dần từng phần cơ thể bắt đầu từ chân nếu nằm, và từ đầu nếu ngồi. khi đã thư giãn toàn bộ từ đầu đến chân, bắt đầu đếm ngược từ 5 đến 0. Đến 0, nhà thôi miên búng tay và nói thật chắc: “Ngủ sâu”

o   Defense Mechanisms (Cơ chế tự vệ): Mọi cơ chế tự vệ đều bắt nguồn từ bản năng sinh tồn. Chúng hoạt động ở tiềm thức và chúng bóp méo và tránh né thực tế, suy nghĩ và hành động. Những cơ chế tự vệ đó là: Trấn áp, tránh né, lý luận, đưa ra, dịch chuyển, tự chống lại, phản ứng, bù đắp, trí thức, co rút, thụt lùi, thăng hoa và phân ly.

• Dehypnotisation (Xuất thôi miên): Đưa đối tượng ra khỏi trạng thái thôi miên. (Như Emerge).

• Delta: Tần số sóng não thấp nhất khi ngủ say, và là mức độ sâu nhất của thôi miên: trạng thái nhập thần (somnambulism). Xem thêm Alpha, Beta and Theta.

• Depth (chiều sâu tiềm thức)

o   Hypnoidal (xuất thần nhẹ): Trạng thái thôi miên nhẹ dễ chấp nhận lời khơi dẫn. Là trạng thái lơ mơ giữa thức và sắp ngủ hay giữa ngủ và sắp thức.

o   Cataleptic (xuất thần sâu): Trạng thái thôi miên sâu. Lúc đó con ngươi di chuyển thật nhanh qua lại dưới mí mắt (rapid eye movement – REM)

o   Somnambulism (Nhập thần): Trạng thái thôi miên sâu nhất. Đối tượng phản hồi như mất trí nhớ, bị thuốc mê, ảo ảnh tiêu cực vá tích cực, chủ động hoàn toàn các giác quan. Họ có khả năng tiếp nhận khơi dẫn 50% tinh thần và 50% cơ thể. Lúc đó con ngươi trợn ngược lên trên bên dưới mí mắt.

• Direct Suggestion (Khơi dẫn trực tiếp): Những lời khơi dẫn đặt dưới hình thức mệnh lệnh hay dạy bảo. Ngược lại với lời khơi dẫn khơi gợi (Inferential Suggestion.)

• Dissociation (Phân ly): Sự mất cảm giác toàn phần hay một phần cơ thể (thường là cánh tay hay cẳng chân) trong khi thôi miên. Chỉ còn ý thức.

• Double Bind (Tình thế lưỡng sự): Thí dụ: “Bạn muốn đi vào trạng thái nhập thần bây giờ hay tí nữa?”. Tình thế lưỡng sự tràn ngập hai ý tưởng trong tiềm thức đối tượng: Chấp nhận bây giờ hay chấp nhận lát sau. Trong cả hai trường hợp đều mặc nhiên chấp nhận lời khơi dẫn trị liệu.

Thuật Ngữ Thôi Miên – E

• Ego Sensation (Cảm giác bản ngã): cảm giác thay đổi của cơ thể hay một phần cơ thể.

• Emotional Sexuality (Cảm xúc giới tính): Một cách hành xử đối với giới tính mà đối tượng phản ứng bằng cảm xúc tự vệ, không để cho cơ thể ham muốn nhưng lại gia tăng nhu cầu cảm xúc về giới tính. Họ rất yếu đuối trước nhu cầu thăng hoa.

• Emotional Sexuals (Cảm xúc tình dục): Dồn ép ham muốn tình dục vào bên trong. Họ chú tâm vào cảm xúc hơn là cơ thể. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời đối với họ là: Sự nghiệp, giải trí, mối quan hệ và gia đình, rồi mới đến người yêu và bạn bè.

• Emotional suggestibility (Khơi gợi cảm xúc): Một tính cách dễ đáp ứng đối với những lời khơi dẫn có tính chất khơi gợi, đề nghị tác động đến cảm xúc hơn là thể chất; thường ở trạng thái xuất thần nhẹ (hypnoidal).

• Physical Sexuals (Tình dục xác thịt): Phơi bày phản ứng tình dục công khai. Dùng cơ thể để dấu đi cảm xúc yếu đuối. Điều quan trọng trong cuộc đời là gia đình, con cái, bạn bè, giải trí và sự nghiệp.

• Emerge (Xuất thôi miên): Đưa đối tượng ra khỏi trạng thái thôi miên (Như Dehypnotisation).

• Environmental Hypnosis (thôi miên môi trường): Khi một người tiếp nhận một lượng thông tin quá tải từ môi trường xung quanh. Họ muốn trốn tránh chúng và trở nên lơ tơ mơ như người bị thôi miên.

• Expectation (Trông đợi): Một trạng thái tâm lý chờ đợi một điều gì xảy ra. Sự trông đợi đưa đến tưởng tượng và tạo ra một trạng như thái thôi miên, đặc biệt là đối với đối tượng đa cảm.

• Extraverbal Communication (Đối thoại vô ngôn): Giao lưu không qua lời nói mà bằng dáng điệu và cử chỉ gợi ý. Ngôn ngữ cơ thể.

• Eye Accessing Cues (Tín hiệu mắt): Một kỹ thuật NLP. Quan sát sự chuyển động vô thức của mắt để biết đối tượng đang tưởng tượng một hình ảnh, nghe một âm thanh, đang tự nhủ thầm hay đang cảm nhận về thân thể.

• Eye Fascination Induction (Thôi miên nhờ tín hiệu mắt): Khi nhà thôi miên ghi nhận đôi mắt đối tượng mờ đi hay chớp liên tục trong khi phỏng vấn. Ông bảo đối tượng nhìn chăm chăm vào một điểm cao hơn tầm mắt. Nhà thôi miên nói thật nhanh và hùng hồn. Ông nói đôi mắt đối tượng trở nên nặng nề và bắt đầu nhắm lại. Khi mắt nhắm lại ông đưa tay chạm nhẹ vào trán đối tượng và nói: “Ngủ say”, rồi buông thõng hai cánh tay đối tượng ra hai bên tạo nên cảm giác buông xả cho cơ thể.

Thuật Ngữ Thôi Miên – F

• Fear of Falling and Loud Noises (Sợ té và tiếng ồn): Theo thuyết tâm lý Kappasinian Theory of Mind (T.O.M), thì trẻ thơ sinh ra đời chỉ có hai nổi sợ hãi. Đó là tiếng động lớn và té. Những nổi sợ khác thì tiếp nhận dần về sau.

• Fight or Flight Reaction Đánh hay chạy): Một bản tính nguyên sơ nổi lên khi một điều nguy hiểm hay lo lắng xảy ra hoặc để tự vệ hoặc thoát khỏi hiểm nguy.

• Fractionation (): Lập lại sự nhắm mở mắt như một kỹ thuật chìm sâu.

• Frame (Khung): Một cấu trúc của NLP. Đặt nhận thức một điều gì đó vào trong các khung riêng như phải như (As if Frame), Khung nội dung (Context Frame), Khung kết

Thuật ngữ thôi miên – G

• Glove Anaesthesia (Bao tay gây tê): Thôi miên gây mất cảm giác. Thôi miên làm cho bàn tay đối tượng cảm thấy bị tê đi không còn cảm giác. Sau đó bảo đối tượng di chuyển cảm giác tê đó qua bất cứ chổ nào cảm thấy khó chịu, đau nhức trên cơ thể. Chổ khó chịu đó cũng sẽ mất cảm giác, không còn đau nhức nữa.

Thuật Ngữ Thôi Miên– H

• Hallucination (Ảo ảnh): Một cảm nhận do đối tượng bên ngoài tác động. Một hình ảnh tưởng tượng thay thế cho thực tế bên ngoài.

• Hetero-Hypnosis (Được thôi miên): Một trạng thái thôi miên do người khác tạo ra cho mình, kể cả nghe lời khơi dẫn từ CD.

• Homeostasis (Trạng thái giữ quân bình): Khi có một hiện tượng đe dọa xảy ra, não sẽ tự kích hoạt để đối phó: hoặc tranh đấu hoặc tháo chạy.

• Hypermnesia (Tỉnh giác): Nhớ lại thật rõ ràng bằng kỹ thuật thôi miên những gì xảy ra trong quá khứ. Khác với ‘Revivification’ là sống trong quá khứ.

• Hypersuggestibility (Thôi miên tỉnh thức): Một trạng thái tiếp nhận thôi miên cao trong khi tỉnh thức, ứng phó với các tác động tiêu cực của môi trường vốn là nguyên nhân của các vấn đề thân tâm.

• Hypnodrama (Thôi miên diễn kịch): Trong trạng thái thôi miên, đối tượng diễn lại một vai trò nhằm phát triển tài năng hoặc giảm bớt những tổn thương tâm lý trước đó.

• Hypnoidal (Xuất thần nhẹ): Trạng thái xuất thần nhẹ trong thôi miên. Đối tượng trong trạng thái lơ mơ, nửa thức nửa ngủ, dễ tiếp nhận lời khơi dẫn.

• Hypnosis (Thôi miên): Trạng thái ý thức đã được điều chỉnh để gia tăng khả năng tiếp nhận lời khơi dẫn. Một trạng thái thư giãn thoải mái, thoát khỏi mọi áp lực cuộc đời. Trạng thái thôi miên này có thể do ngoại cảnh đưa lại hoạc do nhà thôi miên tạo ra.

• Hypnotherapist (Nhà thôi miên trị liệu): Một nhà trị liệu sử dụng thôi miên để giúp bệnh nhân của mình hết bệnh. Nhà trị liệu này đặc biệt quan tâm đến tiềm thức của đối tượng.

• Hypnotist (Nhà thôi miên): Một người có khả năng đưa người khác vào trạng thái thôi miên. Nhà thôi miên thường biểu diễn có tính cách giải trí.

Thuật Ngữ Thôi Miên– I

• Ideomotor Response (phản hồi tiềm thức): Một sự phản hồi của tiềm thức thay vì ý thức. Sự phản hồi này nhằm tránh né sự phê phán của ý thức. Thí dụ như khi viết chữ, ngón trỏ ra dấu khi trong trạng thái thôi miên.

• Imagery/Hypnodrama (Tưởng tượng/thôi miên diễn kịch) : Tưởng tượng là một cảm nhận và trạng thái thử nghiệm. Khác với hình dung là nhìn thấy một hình ảnh trong đầu. Tưởng tượng sử dụng cả 5 giác quan. ‘Thôi miên diễn kịch’ cũng giống ‘tâm lý diễn kịch, cho phép đối tượng diễn lại những xung đột từ tiềm thức trong một môi trường an toàn nhằm hóa giải những xung đột này. Trong thôi miên, đối tượng chỉ diễn lại trong nội tâm cho nên sẽ không cảm thấy ngại ngùng. Thôi miên sử dụng trí tưởng tượng khơi lại cảm xúc và cảm giác một cách tinh khôi.

• Incongruent Behavior (Ứng xử bất đồng): Khi những biểu hiện tình dục của một người đi ngược lại tính cách của họ. Sự biểu hiện không thể hiện giống như hành động.

• Induction (Thôi miên – lời khơi dẫn): Kỹ thuật thôi miên một người. Gửi những thông điệp tới não, giúp đối tượng đi vài trạng thái thôi miên.

• Inferred Suggestion (Khơi dẫn gợi ý) : Một lời khơi dẫn có tính cách gợi ý thay vì quá hiển nhiên. Ý thức không hiểu ngay lập tức nghĩa bóng của nó, cho nên lưỡng lự trong hành động. Thích hợp cho những đối tượng đa cảm.

• Inhibitory Processes (Phương thức hạn chế): Một phương thức hạn chế giúp đối tượng ứng xử với chính mình và ngoại giới một cách hợp lý và văn minh bằng phương pháp tự thôi miên. Khi phương thức này trở nên bất cập thì cần người khác thôi miên giúp mình.

• Intellectual Suggestibility (Phản kháng thôi miên): Đối tượng cảm thấy lo lắng sợ bị nhà thôi miên điều khiển và khống chế. Ý thức luôn tìm cách phân tích, lý luận, chống đối, loại trừ tất cả những gì nhà thôi miên nói. Với những đối tượng này, nhà thôi miên cần đưa ra những lời giải thích họp lý cho từng lời khơi dẫn khiến cho đối tượng cảm thấy an tâm như là mình tự nói với mình, tự thôi miên mình.

Thuật Ngữ Thôi Miên – K

• Knowns (Nhận biết): Nhận biết thể hiện sự khoái cảm mà mình đã từng trãi nghiệm trước đây. Nhận biết có thể có thể tích cực hoặc tiêu cực nhưng được tiềm thức chấp nhận vì đã từng trãi qua. Ngược lại Không nhận biết (Unknown) lại thể hiện sự đau đớn, sự đe dọa tâm lý hay thể chất chưa từng trãi qua.

Thuật Ngữ Thôi Miên – L

• Law of reversed effect (định luật nghịch đảo): Trong kỹ thuật thôi miên nhấc cánh tay lên, Erickson cố tình tạo cảm giác khác biệt giữa hai cánh tay như: ấm với mát. Nặng với nhẹ, nhạy cảm với tê cứng v.v.

• Laws of Suggestibility (Quy luật tiếp nhận)

o   Reverse Action (Hành động nghịch đảo): Quy luật phổ biến nhất, còn gọi là tâm lý nghịch đảo (Reverse psychology). Đối tượng chỉ phản hồi với phần mạnh nhất của lời khơi dẫn so với các phần còn lại.

o   Repetition (lập lại): Khi ta làm việc gì nhiều lần ta sẽ càng trở nên thông thạo việc đó. Lập đi lập lại lời khơi dẫn trong thôi miên nhiều lần sẽ ghi sâu vào tiềm thức.

o   Dominance (Nổi trội): Sử dụng quyền lực là một ưu thế nổi trội khi ‘ra lệnh’ cho đối tượng chấp nhận lời khơi dẫn. Xác định thẩm quyền của nhà thôi miên cùng giọng nói chắc chắn hùng hồn theo quy luật nổi trội (Law of Dominance).

o   Delayed Action (Hành động trì hoãn): Khi một lời khơi dẫn được gợi ý thì đối tượng sẽ phản ứng nếu điều kiện hay tình huống cũ đã sử dụng trước đó được lập lại.

o   Association (Liên hợp): Khi ta liên tục đáp ứng với một điều kiện nào đó với sự hiện diện của một điều kiện khác, thì ta cũng sẽ đáp ứng khi điều kiện khác đó xảy ra. Khi điều kiện này xảy ra sẽ liên tưởng đến điều kiện kia. Lời khơi dẫn hậu thôi miên (post hypnosis) để ‘tái thôi miên’ cũng theo quy luật này.

• Life Script (Kịch bản đời): Tất cả những tích cực cũng như tiêu cực chúng ta trải qua trong cuộc đời đều được lưu trữ trong tiềm thức. Điều này thể hiện qua cuộc sống hiện tại.

• Literal/Inferred Suggestions (Khơi dẫn trực tiếp/gợi ý)

o   Literal Suggestions (Khơi dẫn trực tiếp): Một lời khơi dẫn trực tiếp không ẩn ý, dùng để tác động với đối tượng hình thể.

o   Inferred Suggestions (Khơi dẫn gợi ý): Một lời khơi dẫn ẩn chứa một thông điệp khác ngoài lời nói chỉ có tiềm thức hiểu được, dùng để tác động với đối tượng cảm xúc.

Thuật Ngữ Thôi Miên – M

• Magic 30 Minutes (30 phút huyền hoặc): 30 phút trước khi ngủ, khi đầu óc còn đầy ấp thông tin, tức là trong trạng thái thôi miên tự nhiên. Những thông tin tiếp nhận vào lúc này sẽ xâm nhập vào giấc mơ, thay vì bị quên đi.

• Maternalism (Mẫu hệ): Một thái độ nhẹ nhàng, êm ả, ru ngủ, êm đềm của thôi miên. Trạng thái thư giãn hình thành cũng nhờ thái độ này.

• Mental Bank (Giải tâm thần): Một công cụ nhằm củng cố các phương thức trị liệu và tăng tốc quá trình cải thiện các vấn đề như lần lữa (procrastination), động lực (motivation), đạt mục tiêu (goal attainment), sung túc (prosperity), giảm cân (weight loss), hút thuốc (smoking) vv. Một phương cách hiệu quả tác động lên tiềm thức vv.

• Message Units – Overloading (Quá tải): Tất cả thông tin gửi đến não từ ngoại giới, cơ thể, ý thức và tiềm thức. Khi những thông tin đó trở nên quá nhiều, quá tải sẽ đưa đến tình trạng lo âu.

• Misdirection (Chuyển hướng): Hướng dẫn ai đi về một hướng mà lại cố tình chuyển qua một hướng khác. Sử dụng như một kỹ thuật chìm sâu (Deepening).

• Modalities (Phương thức): Phương thức thôi miên là bất kỳ phương thức nào dùng để điều động hay chuyển hóa cách hành xử bằng cách tác động hay tạo dựng niềm tin.

Thuật Ngữ Thôi Miên – N

• Neuro Pathways (): Môi khi chúng ta suy nghĩ, làm một độn tác, trải nghiệm một điều gì, chúng trở thành một năng lượng lưu trữ trong não. Chúng ta tạo một con đường mòn cho năng lượng đó di chuyển mỗi khi chúng được khởi động.Càng nhiều khởi động năng lượng càng dễ di chuyển trên con đường mòn đó. Những thói quen hay cách hành xử tốt xấu đều được hình thành theo cách đó.

• Neutralizing Suggestion (Bạch hóa thôi miên): Một lời khơi dẫn đi ngược lại lời khơi dẫn trước nhằm giải tỏa tác động gây ra trước đó. Điều này quan trọng khi biểu diễn thôi miên trên sân khấu.

• Nocebo (giả độc dược): Một viên thuốc không có dược tính cũng có tác hại vì niềm tin. Xem Placebo

Thuật Ngữ Thôi Miên – P

• Parasympathetic Nervous System (Đồng thuận): Xem Autonomic Nervous System (Hệ thống não bộ tự trị)

• Parataxic Distortion (Méo mó tâm lý): Chúng ta không phản hồi đúng với hoàn cảnh hay người nói mà lại phản hồi một cách ‘méo mó’ tùy theo cách thể hiện vô tình của họ khơi dậy trong ta.

• Paris Window (Cửa sổ Ba lê): Mở rộng tầm nhìn của đối tượng về vấn đề của họ, thay vì chỉ nhìn ở góc cạnh cá nhân. Cửa sổ có 4 cánh. Ba cánh có 3 câu hỏi:

1). Bạn cảm thấy vấn đề này thế nào?

2). Bạn nghĩ người khác sẽ cảm thấy vấn đề này thế nào?

3). Bạn cảm nhận người khác sẽ cảm nhận vấn đề này như thế nào?  

4). Cánh cửa thứ tư là câu trả lời cho vấn đề của họ dựa trên những góc nhìn khác nhau qua 3 câu hỏi trên.

• Past life regression (Trở về tiền kiếp): Đưa đối tượng trở về một tiền kiếp nào trên quả địa cầu.

• Paternalism (Phụ hệ): Sự tiếp cận đầy quyền lực trong việc thôi miên trong việc thôi miên trị liệu, sử dụng lời khơi dẫn nhanh cùng những mệnh lệnh, lời nói mạnh bạo.

• Patter (lầm rầm): Nói hàng loạt bằng một giọng nói đơn điệu. có thể nói nhanh hay chậm. Gây ra sự kích thích các giác quan và đưa đến trạng thái thôi miên.

• Persuasive Suggestion (Khơi dẫn thúc giục): Một lời khơi dẫn tạo cho đối tượng lý do để phản hồi. Lời khơi dẫn thúc giục thích hợp cho những đối tượng trí thức.

• Physical Sexuality (Tình dục thể chất): Một loại phản ứng về tình dục khi bị kích thích thân thể để che dấu cảm xúc, làm gia tăng nhu cầu thỏa mãn thể xác.

• Physical Suggestibility (Khơi dẫn thể chất): Một loại khơi dẫn tác động về thể chất, đè nén cảm xúc. Liên quan đến giai đoạn xuất thần sâu (cataleptic) hay sâu hơn nữa.

• Placebo (giả dược): Một viên thuốc không có dược tính cũng có tác dụng trị liệu nhờ vào niềm tin. Xem thêm Nocebo

• Polarity response (Đáp ứng phân cực): Là thái độ của đối tượng không chịu tiếp nhận lời khơi dẫn mà ngược lại. Thí dụ: Đối tượng nghĩ rằng: “Tại sao tôi phải …” hoặc “ Ông không thể khiến tôi …”

• Post Hypnotic Suggestion (Khơi dẫn hậu thôi miên): Một lời khơi dẫn gây lại tác động thôi miên sau khi đã được thôi miên.

• Post Suggestion to Reaction (Hậu khơi dẫn để phản ứng):Một lời khơi dẫn gây lại phản ứng trong thôi miên sau khi đã được thôi miên.

• Post Suggestion to Rehypnosis (Khơi dẫn để tái thôi miên):  Một lời khơi dẫn nhằm mục đích cho lần thôi miên sau dễ dàng và nhanh chóng hơn.

• Power Words (Lời quyền lực): Những lời nói quyền lực có tính ‘mệnh lệnh’ như “ngủ đi”.

• Pre-Induction Speech (Giao lưu): Giới thiệu về thôi miên để chuẩn bị cho đối tượng. Xóa đi những ngộ nhận và sợ hãi về thôi miên.

• Primitive Mind (Tâm trí nguyên thủy): Tính chất của tâm trí nguyên thủy của con người, khiến con người phản ứng khi bị đe dọa quá mức chịu đựng. Tâm trí nguyên thủy này cân nhắc giữa hành động chống lại mối đe dọa hay tháo chạy.

• Progressive Relaxation (Thư giãn tiệm tiến): Kỹ thuật thư giãn từng vùng bắp cơ trên cơ thể cho đến toàn cơ thể.

• Psychotherapy (Tâm lý trị liệu): Trị liệu tâm lý và hành vi bằng tư vấn, có thể phối hợp với thôi miên.

• Psychosomatic illness (Bệnh tưởng): Bệnh cơ thể do bất ổn tâm lý.

Thuật Ngữ Thôi Miên – R

• Rapport (Thân tín): Mối quan hệ giữa nhà thôi miên và đối tượng. Đối tượng tin cậy và tin tưởng nhả thôi miên. Nhà thôi miên thực sự quan tâm đến đối tượng.

• Reactional Hypnosis (Thôi miên phản ứng): Liên tục đánh thức đối tượng từ trạng thái thôi miên rồi lại thôi miên khiến đối tượng chìm sâu vào trạng thái thôi miên hơn nữa.

• Repression (Kiềm chế): Tiềm thức ngăn cản những sự kiện, ý tưởng xâm nhập tiềm thức. Không đáp ứng với cảm giác và cảm xúc.

• Resistance (Trở kháng): Dấu hiệu phản kháng tiếp nhận lời khơi dẫn của nhà thôi miên.

• Retrospective Preview (hồi tưởng quá khứ): Đưa đối tượng trở về quá khứ, khơi lại những ký ức quá khứ. Được sử dụng trong kỹ thuật ‘Trở về tiền kiếp’ (past life regression).

• Reversal (Nghịch đảo): Một lời khơi dẫn ít thách thức nhưng lại khá tiêu cực như trong kịch bản ‘nhắm mắt’: “Hai mí mắt bạn khép lại. Bạn thử mở lên xem, càng cố mở càng khó hơn, hai mí mắt càng khép chặt.

• Revivification: Sống trong quá khứ qua kỹ thuật thôi miên. Khác với ‘Hypermnesia’: Nhớ lại thật rõ ràng bằng kỹ thuật thôi miên những gì xảy ra trong quá khứ. Xem Hypermnesia.

Thuật Ngữ Thôi Miên – S

• Secondary Gain (Thói quen tiềm thức): Một lý do nằm ở tiềm thức. Tại sao một người nào đó cứ mãi hành xử theo một cách nào đó.

• Seeding Ideas (Gieo mầm ý tưởng): Thuật ngữ của Erickson. Gieo một ý tưởng có tính ẩn dụ vào đầu đối tượng rồi quan sát sự chuyển biến của nó ở các mức độ nông sau.

• Self-Hypnosis (Tự thôi miên): Mình chủ động đi vào trạng thái thôi miên. Xem Autohypnosis / Self-hypnosis.

• Shocks and ordeals (Đột biến và thách thức tâm lý): Erickson dùng phương pháp đột biến và thách thức tâm lý để đạt được kết quả trị liệu.

• Shock Induction (Thôi miên cấp tốc): Một kỹ thuật thôi miên cấp tốc. Thường sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

• Somnambulism (Nhập thần): nói năng, đi đứng trong khi ngủ. Trong thôi miên đó là trạng thái sâu nhất. Đối tượng đáp ứng cả về thể chất lẫn cảm xúc, trực tiếp lẫn gián tiếp. 50% thể chất và 50% cảm xúc.  Khi đi sâu hơn nữa thi gọi là trạng thái Esdale hoặc Plenery (Vô hạn).

• Stage hypnosis  (Thôi miên trên sân khấu): Nhà thôi miên biểu diễn thôi miên các đối tượng tình nguyện trên sân khấu nhằm mục đích mua vui, giải trí.

• Stages of Amnesia (Giai đoạn quên): Có bốn giai đoạn quên trong trạng thái nhập thần (Somnambulism).

o   Giai đoạn 1: Đối tượng quên từ 20% đến 40%.

o   Giai đoạn 2: Đối tượng quên đến 60%. 

o   Giai đoạn 3: Đối tượng quên đến 80%. Đối tượng hoàn toàn đáp ứng theo lời khơi dẫn. Hoàn toàn không nhớ gì đã diễn ra trong trạng thái thôi miên.

o   Giai đoạn 4: Lại chia làm 5 giai đoạn phụ nữa:

§ Denial (Tránh né).

§ Anger (Giận dữ).

§ Bargaining (Thương lượng).

§ Grief (Đau buồn).

§ Resolution (Quyết tâm).

• Street hypnosis (Thôi miên đường phố): Thôi miên các đối tượng ngẫu nhiên trên đường phố nhằm mua vui hay giải trí.

• Stop Mechanism (Cơ chế Tắt): Một kỹ thuật thôi miên gây chú ý khi đối tượng lại khởi ý muốn lập lại một hành động hay ý tưởng tiêu cực. Khi điều đó xảy ra họ sẽ nghe một tiếng nói trong đầu “KHÔNG!”. Nhà thôi miên củng cố lời khơi dẫn này bằng cách xác định lại tư tưởng hay cách hành xử có thể xảy ra trong tương lai đó, búng tay và nói thật chắc với đối tượng “KHÔNG!”. Lập lại sự củng cố này nhiều lần. Cho đối tượng lập lại điều này trong đầu thật mạnh mẽ. Cụ thể là trường hợp khi đối tượng có ý nghĩ muốn châm một điếu thuốc, sau khi đã được thôi miên bỏ thuốc.

• Subconscious (Tiềm thức): Nếu ý thức (Conscious mind) chỉ chiếm có 12% tâm trí, thì tiềm thức chiếm tới 88% mà ý thức không hề biết đến. Tiềm thức điều động và chi phối tất cả cảm xúc, cách hành xử, quyết định, tất cả những gì tiêu cực hay tích cực trong cuộc đời ta.

• Subliminal Stimuli (Ẩn thức): Chỉ được tiềm thức ghi nhận, ý thức không biết, ảnh hưởng các hành vi ý thức.

• Suggestibility (Khả năng tiếp nhận khơi dẫn) 

o   Emotional Suggestibility (Tiếp nhận cảm xúc): Đáp ứng tốt với những lời khơi dẫn gợi ý về cảm xúc nhiều hơn là thể chất, trong trạng thái xuất thần nhẹ (hypnoidal). Những người đa cảm tiếp thu nhiều hơn bằng cách này hơn là cách khơi dẫn trực tiếp.

o   Physical Suggestibility (Tiếp nhận thể chất): Đáp ứng tốt với những lời khơi dẫn gợi ý về thể chất nhiều hơn là cảm xúc, trong trạng thái xuất thần sâu (cataleptic) hay sâu hơn nữa. 

o   Intellectual Suggestibility (Tiếp nhận thông minh): Đối tượng sợ bị nhà thôi miên khống chế tư tưởng, cho nên luôn phân tích, loại trừ, lý luận tất cả những gì nhà thôi miên nói. Nhà thôi miên cần đưa ra những lời giải thích hợp lý cho từng lời khơi dẫn, để cho đối tượng cảm thấy là mình tự chủ, tự thôi miên chứ không phải bị dẫn dắt.

• Susceptibility (Độ mẫn cảm): Khả năng đáp ứng của đối tượng đối với thôi miên.

• Sympathetic Nervous System (Đồng tình): Xem Autonomic Nervous System (Hệ thống não bộ tự trị)

• Parasympathetic Nervous System (Đồng thuận): Xem Autonomic Nervous System (Hệ thống não bộ tự trị)

• Systematic Desensitization (Hóa giải tổn thương): Thôi miên đưa đối tượng vào trạng thái thư giãn thoải mái. Tuần tự gợi lại sự kiện gây tổn thương hay tiêu cực trong quá khứ. Sự thư giãn trở thành lực lượng tiền phong. Khi đối tượng hồi tưởng lại ‘biến cố’ trong trạng thái thư giãn thế này, thì tiềm thức đã sẵn sàng hóa giải sự tổn thương đó.

Thuật Ngữ Thôi Miên – T

• Theory of Mind (Lý thuyết tâm trí): Tâm trí được chia làm 4 khu vực. Tất cả đều cần được tác động mới nhập vào được trạng thái thôi miên. Bốn khu vực đó là:

o   The Primitive Area (Khu vực nguyên thủy): Phần của tiềm thức từ khi mới ra đời. Gồm phản ứng tranh đấu hay tháo chạy, sợ té và sợ tiếng động to.

o   The Modern Memory Area (Khu vực hiện đại): Cũng thuộc về tiềm thức. Gồm tất cả những ký ức xưa nay.

o   The Conscious Area (Khu vực ý thức): Hình thành từ lúc 5-9 tuổi. Chuyên lý luận, phân tích, quyết định.

o   The Critical Area (Khu vực phán xét): Hình thành từ lúc 5-9 tuổi. Sàng lọc, chấp nhận hay loại trừ không cho chúng xâm nhập vào khu vực hiện đại. Nếu khu vực phán xét trở nên quá tải, nó sẽ kiệt quệ, và khởi động bộ phận tranh đấu hay tháo chạy, tạo nên trạng thái thôi miên.

• Time distortion (Thời gian ảo): Thời gian trôi nhanh hơn hay chậm hơn đối với thực tề trong khi thôi miên.

• Trance (Xuất thần): Trạng thái thôi miên, giống như trạng thái ngủ, hạn chế về nhận thức về ngoại cảnh và phản ứng chậm hoặc không phản ứng với ngoại cảnh.Thuật ngữ thôi miên– U

• Unconscious mind (vô thức): Thường được Milton Erickson sử dụng, là thành phần không được biết đến, so với conscious mind (ý thức) là thành phần được biết đến. Thuật ngữ này nhiều khi được dùng lẫn lộn với tiềm thức (subconscious mind) là thành phần chi phối hầu hết các sinh hoạt của chúng ta. Xem thêm: Conscious mind, subconscious mind.


Thuật Ngữ Thôi Miên – V

• Venting Dreams (Giải tỏa giấc mơ): Giai đoạn thứ ba của giấc mơ, sau giai đoạn (Wishful Thinking) và (Precognitive). Tâm trí muốn giải tỏa những thông tin quá tải tích lũy trong ngày.