Hướng dẫn tổ chức đánh giá cán bộ công chức

Thời điểm đánh giá, phân loại CBCCVC được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Đối với việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức làm việc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo được thực hiện theo từng năm học. Thời điểm đánh giá khi kết thúc năm học, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc báo cáo kết quả đánh giá và phân loại năm 2018 được sử dụng kết quả đánh giá của năm học 2017 - 2018 (Lưu ý: nội dung, tiêu chí, trình tự đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ).

Về trình tự, thủ tục đánh giá CBCCVC: Đối với cán bộ: trình tự, thủ tục đánh giá thực hiện theo Điều 10, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ. Đối với công chức (bao gồm công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập): trình tự, thủ tục đánh giá thực hiện theo Điều 17, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ. Đối với viên chức: trình tự, thủ tục đánh giá thực hiện theo Điều 24, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.

Thẩm quyền đánh giá, phân loại CBCCVC thống nhất thực hiện như sau: Đối với CBCCVC giữ các chức vụ, chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (theo Quy định số 01-Qđi/TU ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy): cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác có trách nhiệm thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định để tổng hợp kết quả đề xuất phân loại trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) xem xét, quyết định việc đánh giá, phân loại.

Đối với cán bộ thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (trừ cán bộ quy định tại Điểm a, Mục 4 nêu trên): Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý.

Thẩm quyền đánh giá, phân loại công chức (trừ công chức quy định tại Điểm a, Mục 4 nêu trên) thực hiện theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ.

Thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức (trừ viên chức quy định tại Điểm a, Mục 4 nêu trên) thực hiện theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ.

Thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cán bộ, công chức ở cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, phân loại các chức danh cán bộ ở cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, phân loại công chức ở cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Riêng 02 chức danh công chức là Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã (đối với địa bàn có bố trí chính quy thì việc đánh giá, phân loại thực hiện theo Luật chuyên ngành).

Thông báo kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC: Kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC phải được thông báo bằng văn bản cho CBCCVC sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá. Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC của người hoặc cấp có thẩm quyền, trường hợp CBCCVC không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Lưu giữ tài liệu đánh giá CBCCVC: Kết quả đánh giá, phân loại được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ CBCCVC, bao gồm: Phiếu đánh giá và phân loại CBCCVC theo mẫu quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá; hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC (nếu có).

Một số nội dung khác cần lưu ý khi thực hiện:

Tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu được giao thẩm quyền đánh giá, phân loại CBCCVC phải thực sự quan tâm, chịu trách nhiệm trong công tác đánh giá, phân loại CBCCVC hàng năm; qua đánh giá, phân loại phải phân biệt được những người làm việc tốt, tận tụy, trách nhiệm, có hiệu quả với những người làm việc thiếu trách nhiệm, không hiệu quả, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Từ đó, làm cơ sở để thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bố trí sử dụng đối với CBCCVC.

Kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC hàng năm cần được sử dụng làm căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; để bố trí, sử dụng CBCCVC đúng năng lực sở trường; phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết thôi việc; bổ nhiệm, đề bạt theo quy hoạch và thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng CBCCVC.

Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cần hoàn thiện quy chế làm việc; xây dựng quy trình giải quyết, xử lý công việc rõ ràng, minh bạch; thực hiện việc phân công, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng CBCCVC để làm cơ sở, căn cứ thực hiện việc đánh giá, phân loại.

Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 26, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.

Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại, kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).

Việc đánh giá công chức, viên chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức, viên chức thực hiện và gửi 01 bộ tài liệu đánh giá về cơ quan cử biệt phái để lưu giữ.

Đánh giá, phân loại đối với lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2000 của Chính phủ: Làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính: áp dụng đánh giá, phân loại như đối với công chức. Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập: áp dụng đánh giá, phân loại như đối với viên chức.

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gồm có: Văn bản đề xuất đánh giá, phân loại của cơ quan, đơn vị; Ý kiến của cấp ủy đảng nơi công tác; Biên bản họp đóng góp ý kiến; Phiếu đánh giá và phân loại CBCCVC theo mẫu quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ./.

Việc đánh giá cán bộ công chức thực hiện khi nào?

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đánh giá CBCC để làm gì?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định mục đích của việc đánh giá cán bộ nói chung và cán bộ cấp tỉnh nói riêng để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ai là người ban hành quy chế đánh giá công chức?

Căn cứ các quy định nêu trên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức ban hành quy chế đánh giá công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Đánh giá viên chức ở đâu?

Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.