Huyết áp cao nhất trong ngày lúc nào năm 2024

Hiện nay, máy đo huyết áp điện tử giúp cho việc đo huyết áp tại nhà vô cùng phổ biến và mọi người có thể tự theo dõi huyết áp cho bản thân. Tuy nhiên, thời điểm đo huyết áp chính xác nhất trong ngày là thời điểm nào? Hãy cùng Microlife tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết bên dưới.

1. Khái niệm về huyết áp

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch nhằm đưa máu nuôi dưỡng khắp những cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra giữa lực co bóp của tim và sức cản của mạch máu.

Khi đo huyết áp với máy điện tử sẽ thấy hiện lên hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nếu chỉ số huyết áp đo được thấp hơn 90/60 mmHg thì được xem là huyết áp thấp. Còn huyết áp được xem là bình thường khi huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 90 – 140 mmHg và huyết áp tâm trương dao động trong khoảng 60 – 90.

Hiện nay, máy đo huyết áp là một dụng cụ kiểm tra sức khỏe vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu và cập nhật những kiến thức cơ bản để có thể đo huyết áp một cách chính xác nhất.

Theo chuyên gia khuyến cáo thì bạn nên đo huyết áp vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy hoặc trước khi bước ra khỏi giường. Bên cạnh đó, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và giữ tinh thần thoải mái trước khi đo.

Lưu ý không nên đo huyết áp ngay sau khi bạn vừa mới thức dậy bởi thời gian này trị số huyết áp sẽ thấp nhất. Bạn có thể đo huyết áp khoảng 30 phút sau khi bạn thức dậy và không nên đo ngay khi bạn vừa mới ăn bởi thức ăn có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Tóm lại, bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 lần một ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi chiều.

3. Những lưu ý mà bạn nên biết khi đo huyết áp

Đo huyết áp tại nhà không quá khó và ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi đo huyết áp tại nhà.

  • Ngồi ở tư thế thoải mái nhất và vị trí đặt máy đo phải ở trên cổ tay hoặc bắp tay ngang với tim.
  • Trường hợp không thể ngồi được mà phải nằm ngửa để đo huyết áp thì tay cần để xuôi theo thân mình.
  • Không nên mặc những bộ đồ bó sát hoặc quá chật vì có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao dẫn đến kết quả không chính xác.
  • Khi đo huyết áp nên đo khoảng 2 lần liên tiếp và khoảng cách giữa mỗi lần đo tối thiểu là 5 phút.
  • Không nên đo huyết áp khi đang ăn no, khi đang đói, đang căng thẳng, đang tức giận hoặc sau khi sử dụng một số chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu…

4. Lý do bạn nên mua máy đo huyết áp Microlife

Công ty Microlife với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Chính vì thế, Microlife được nhiều khách hàng tin dùng nhờ vào những ưu điểm như sau.

Thời gian đo nhanh, kết quả chính xác

Máy đo huyết áp Microlife nhờ áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nên máy có thời gian đo nhanh với độ chính xác cao. Việc đo nhanh xuất phát từ cấu trúc máy đơn giản, dễ sử dụng, vòng bít thông minh tự động bơm hơi và xả khí khi đo xong khiến người dùng không mất quá nhiều thời gian thao tác.

Độ bền cao, bảo hành lâu dài

Mẫu máy đo huyết áp tại nhà đến từ thương hiệu Microlife đều được làm từ vật liệu cao cấp, có độ bền cao, chống xước và thời gian bảo hành lên đến 5 năm. Chính vì thế khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi đặt niềm tin vào sản phẩm tại công ty Microlife.

Đa dạng tính năng

Với hàng loạt công nghệ được tích hợp vào máy đo huyết áp Microlife để nâng cao chất lượng. Máy đo huyết áp Microlife có đa dạng tính năng như theo dõi nhịp tim và phát hiện nhịp tim không đều, cảnh báo rung nhĩ, cột biểu thị phân loại huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu…

Bài viết trên đã chia sẻ tất cả những thông tin cần thiết về thời điểm đo huyết áp chính xác nhất trong ngày. Qua đó bạn nên chú ý cẩn thận khi đo huyết áp và ăn uống với chế độ khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu có thắc mắc cần chúng tôi giải đáp nhanh chóng, các bạn có thể liên hệ với

Ngày nay, với sự phổ biến các dụng cụ điện tử giúp đo huyết áp tại nhà, mọi người đều có thể tự theo dõi huyết áp cho chính mình và người thân. Tuy nhiên, diễn biến huyết áp trong ngày như thế nào, đo huyết áp vào thời gian nào là chính xác nhất,… là những vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ.

  1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Khi đo huyết áp, nhất là với máy điện tử, chúng ta thường thấy hiện lên hai chỉ số là huyết áp tối đa [hay còn gọi là huyết áp tâm thu] và huyết áp tối thiểu [hay còn gọi là huyết áp tâm trương].

Bác sĩ sẽ chẩn đoán chúng ta bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Nếu chỉ số huyết áp của chúng ta luôn thấp hơn 90/60 mmHg thì được xem là huyết áp thấp. Như vậy, huyết áp tâm thu của chúng ta dao động trong khoảng 90 đến 140 mmHg, huyết áp tâm trương dao động trong khoảng 60 đến 90 mmHg thì được xem là bình thường.

  1. Diễn biến huyết áp trong ngày như thế nào?

Huyết áp là một chỉ số phản ánh trạng thái cân bằng động học của các quá trình sinh lý trong cơ thể. Chính vì thế, huyết áp của chúng ta không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của chúng ta ngay tại thời điểm đó. Chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê hay hút thuốc lá, bị xúc động… cũng sẽ làm huyết áp tăng lên.

Thông thường, huyết áp sẽ có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối. Đỉnh thấp nhất thường rơi vào lúc chúng ta ngủ sâu nhất. Trong khi đó, chỉ số cao nhất của huyết áp lại đánh dấu nhiều đỉnh khác nhau, đó là mỗi khi chúng ta hoạt động gắng sức hay suy nghĩ, căng thẳng, và sau đó cơ thể sẽ điều chỉnh về trạng thái thăng bằng. Nếu cơ thể không có khả năng này, đo huyết áp luôn ở mức cao hay mức thấp, đó là tình trạng bệnh lý thực sự.

  1. Đo huyết áp vào thời gian nào là chính xác nhất?

Chính vì huyết áp thường xuyên dao động nên những kiến thức về thời điểm đo huyết áp là vô cùng cần thiết. Từ đó, để kết luận chúng ta có bị tăng huyết áp hay không, hay huyết áp thấp hay huyết áp bình thường thì phải cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày, nhiều thời điểm khác nhau trong một ngày. Hiểu và nhớ các mốc thời gian đó, ghi lại chỉ số huyết áp, nhịp tim vào một cuốn sổ nhật ký hoặc lưu lại trên điện thoại bằng ứng dụng theo dõi & quản lý bệnh mãn tính như Medihome sẽ giúp việc theo dõi sức khỏe tại nhà được thuận tiện hơn.

Việc đo huyết áp tại nhà thường được khuyên rằng nên thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi bước ra khỏi giường. Nếu được yêu cầu theo dõi huyết áp nhiều lần trong ngày, nên chọn các thời điểm cố định, dễ nhớ và cũng dễ có căn cứ so sánh. Tuy nhiên, các lần đo đều thực hiện sau khi cơ thể đã được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút với tinh thần hoàn toàn thoải mái. Tuyệt đối không đo huyết áp sau bữa ăn no hay lúc quá đói, quá mệt, đang buồn tiểu, sau khi hút thuốc hoặc uống cà phê hoặc đang trong tình trạng căng thẳng, nóng giận.

Đo huyết áp có thể thực hiện khi ngồi lẫn khi nằm với tư thế khoan thai và điều kiện là vị trí đặt máy đo trên bắp tay hay trên cổ tay phải ngang với tim. Lúc này, người bệnh nên ngồi ghế có tựa, tay đặt trên bàn hay nằm ngửa, tay để xuôi theo thân mình; đồng thời, không mặc quần áo quá bó hay quá chật dễ khiến huyết áp tăng giả tạo. Tốt nhất đo liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút và lấy con số trung bình giữa các lần đo. Đo cùng lúc hai tay và chọn tay có chỉ số huyết áp cao hơn.

Nếu biết tự đo huyết áp tại nhà một cách chuẩn xác, chỉ số đó sẽ có giá trị tin tưởng cao hơn trong chẩn đoán bệnh và theo dõi điều trị về lâu dài. Bởi lẽ, khi người bệnh đi khám tại phòng khám, bệnh viện, chỉ số huyết áp đo được thường có khuynh hướng cao hơn tại nhà. Đó là hệ quả của hiện tượng tăng huyết áp áo choàng trắng. Điều này được lý giải là khi tiếp xúc với các nhân viên y tế, màu áo blouse trắng thường khiến bệnh nhân lo âu, căng thẳng nên khiến huyết áp tăng hơn bình thường.

Trong trường hợp ngược lại, nếu đo huyết áp tại nhà cao hơn tại phòng khám, cần nghi ngờ hiện tượng tăng huyết áp giấu mặt. Điều này rất nguy hiểm vì dễ bỏ sót chẩn đoán, dễ mắc biến chứng khi huyết áp cao đột ngột. Do đó, trong cả hai trường hợp, giải pháp cần đặt ra là đo Holter huyết áp. Máy sẽ gắn vào bắp tay và ghi nhận huyết áp mỗi 30 phút đến 1 giờ trong suốt 24 giờ. Kết quả trả về sẽ là một biểu đồ dao động huyết áp trong ngày, cho phép xác định tình trạng huyết áp được chuẩn xác hơn.

Nói tóm lại, hiểu biết về mối nguy hiểm của các bệnh lý huyết áp cũng như biết các thời điểm đo huyết áp trong ngày là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Từ đó, sự phối hợp, hợp tác và thái độ tuân thủ điều trị cùng bác sĩ sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định cho chính bản thân mình và những người thân yêu.

Chủ Đề