Huyết áp như thế nào là bình thường năm 2024

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về huyết áp cũng như các biện pháp duy trì huyết áp ổn định.

Thế nào là huyết áp ở mức bình thường?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu đối với thành động mạch, bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu thể hiện khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan, còn huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Việc đánh giá và phân loại huyết áp là cao, thấp hay bình thường phụ thuộc chủ yếu vào 2 chỉ số: Chỉ số huyết áp tâm thu (áp lực lên thành động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn) và chỉ số huyết áp tâm trương (áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim thường có giá trị thấp hơn).

Bên cạnh đánh giá 2 chỉ số đã nêu trên, việc quan tâm đến cách biệt giữa 2 chỉ số huyết áp cũng rất quan trọng vì có thể phản ánh tình trạng của huyết áp. Khoảng cách này càng rộng hoặc càng hẹp đều không an toàn cho người bệnh.

Huyết áp như thế nào là bình thường năm 2024
Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Ngoài ra, các yếu tố tác động đến huyết áp cũng cần được lưu ý khi đo huyết áp cho người bệnh. Huyết áp có thể thay đổi, không ổn định phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau, tư thế khi đo. Vì vậy, cần tiến hành đo huyết áp tại nhiều thời điểm trong ngày hoặc nhiều lần trong tháng để xác định chính xác tình trạng huyết áp của một người.

Để đảm bảo kết quả đo chính xác, trước khi đo huyết áp khoảng 30 phút, người bệnh cần tránh hút thuốc lá, không uống cà phê, trà, rượu, bia và giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi ổn định, tránh căng thẳng, hồi hộp. Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, ngồi thẳng lưng, tay để ngang tim, không bắt chéo chân. Trong khi đo, không nói chuyện, nghe điện thoại hoặc làm việc riêng.

Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Theo Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA) 2022 về phân loại chẩn đoán tăng huyết áp theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám, huyết áp được chẩn đoán ở mức bình thường khi chỉ số huyết áp tâm thu <130 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương <85 mmHg.

Thế nào là tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực máu lên thành động mạch khi tim bơm tống máu đi. Nếu tình trạng tăng áp lực kéo dài theo thời gian sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA) 2022 về phân loại chẩn đoán tăng huyết áp theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám, huyết áp được phân loại như sau:

  • Tiền tăng huyết áp: Chỉ số huyết áp tâm thu trong khoảng 130 – 139 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm thu trong khoảng 140 – 159 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở lên và chỉ số huyết áp tâm trương lớn hoặc bằng 100 mmHg.
  • Cơn tăng huyết áp: Tình trạng huyết áp tăng đột ngột thể hiện qua chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 180 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 100 mmHg trở lên.

Ngoài ra, ở bệnh nhân cao tuổi có thể gặp tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg tuy nhiên, chỉ số huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90 mmHg.

Huyết áp như thế nào là bình thường năm 2024
Tăng huyết áp được phân loại thành nhiều mức độ

Nhận biết tăng huyết áp như thế nào?

Tăng huyết áp được biết đến như “kẻ giết người thầm lặng” với đặc điểm diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng và để lại nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng cho người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu triệu chứng tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.

Một số triệu chứng tăng huyết áp phổ biến ở người bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nóng bừng mặt, ù tai và hồi hộp,… Bên cạnh đó, một số biểu hiện dữ dội hơn có thể xuất hiện như: Nôn ói, mặt tái nhợt hoặc đỏ bừng, thở gấp, giảm thị lực, đau tức ngực, hốt hoảng,..

Huyết áp như thế nào là bình thường năm 2024
Đau đầu là dấu hiệu phổ biến của tăng huyết áp

Cụ thể các biểu hiện được trình bày dưới đây:

  • Đau nhức đầu là dấu hiệu phổ biến nhất. Những cơn đau đầu thường lan ra toàn bộ đầu. Người bệnh có thể cảm thấy phần cơ trên đầu dường như căng ra và đau nhói theo từng nhịp mạch đập. Theo thống kê từ các chuyên gia, trên 50% người bị tăng huyết áp sẽ có triệu chứng đau đầu.
  • Chóng mặt là một dấu hiệu phổ biến khác của tăng huyết áp. Bệnh nhân thường cảm thấy chóng mặt đôi khi có thể đi kèm xây xẩm. Triệu chứng dễ nhận ra nhất khi người bệnh thay đổi tư thế một cách đột ngột như thay đổi từ nằm sang ngồi hay từ ngồi sang đứng.
  • Mệt mỏi thường xuyên thường gặp ở người tăng huyết áp. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường có sự tương đồng với các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác làm cho người bệnh không chú ý hoặc nếu có thì sẽ rất khó nhận ra được
  • Khó thở khi làm những công việc nặng. Dấu hiệu này khá dễ để phân biệt với triệu chứng khó thở của bệnh phổi vì người bị các bệnh về phổi thường sẽ thấy khó thở cả khi hít vào lẫn lúc thở ra.
  • Đau ngực thường sẽ xuất phát từ giữa ngực lan dần cảm giác đau lên vai bên trái, tay trái đôi khi xuống cả bàn tay và kéo dài từ 5 đến 30 phút.
  • Nóng mặt bởi huyết áp tăng khiến cho các mạch máu giãn nở cũng là triệu chứng phổ biến.

Cách duy trì huyết áp ổn định

Dưới đây là một số gợi ý về biện pháp giúp duy trì huyết áp ổn định:

  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp tâm trương thông qua việc khám sức khỏe định kỳ.
  • Thiết lập chế độ ăn hợp lý: Giảm các thức ăn mặn, chứa nhiều muối, tăng cường bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi đồng thời, hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol và axit béo no (mỡ động vật, nội tạng động vật) và đảm bảo cung cấp đủ kali và các yếu tố vi lượng cho cơ thể.
  • Tích cực giảm cân nếu đang ở tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế uống thức uống chứa cồn (rượu, bia) và tránh việc hút thuốc lá.
  • Thiết lập chế độ luyện tập phù hợp với cơ thể. Tăng cường các hoạt động thể chất ở mức thích hợp, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày như: Đi bộ, đạp xe,…
  • Tránh thường xuyên trong tình trạng lo âu, căng thẳng, cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi một cách hợp lý.
    Huyết áp như thế nào là bình thường năm 2024
    Hạn chế rượu, bia giúp giữ ổn định huyết áp

Những thông tin trên đây đã giải đáp giúp bạn câu hỏi "Huyết áp bao nhiêu là bình thường?". Đối với người có tiền sử bệnh, người cao tuổi, bệnh nền,... không nên chủ quan với các dấu hiệu mà huyết áp cảnh báo, hãy thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể bất thường.

Huyết áp nữ giới bao nhiêu là bình thường?

2. Huyết áp bình thường của phụ nữ là bao nhiêu? Đối với người trưởng thành nói chung và phụ nữ nói riêng thì có chỉ số huyết áp lý tưởng dưới mức 120/80 mmHg. Những người này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay bị đột quỵ sẽ thấp hơn.

Huyết áp tối thiểu bao nhiêu là cao?

Huyết áp bình thường cao: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg. Cao huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg. Cao huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.

40 tuổi huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Từ 40-44 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 112/79 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :125/83 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 137/87 mmHg.

Huyết áp tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Vậy, huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm? Những mức huyết áp cao hơn 140/90 mmHg được coi là cao và có nguy cơ cao gây ra các vấn đề về sức khỏe, như bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và bệnh mạch vành.