Kế hoạch học tập và phát triển bản thân

Để theo kịp sự phát triển trong thế giới 4.0, phát triển bản thân, bạn cần hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình và có kế hoạch để tiến lên phía trước. Nếu không chuẩn bị cho điều này, bạn sẽ vẫn trì trệ và khó thăng tiến trong sự nghiệp. Hiện tại là lúc bạn cần xây dựng kế hoạch phát triển bản thân [IDP] để nâng cấp chính mình.

Kế hoạch phát triển bản thân [IDP] là gì?

Kế hoạch phát triển bản thân [IDP] là bản kế hoạch phát triển bản thân dựa trên mục tiêu, các phân tích SWOT nhằm làm rõ lộ trình thực hiện để đạt được mục tiêu trong công việc. IDP giúp bạn xác định kiến thức, kỹ năng và khả năng của mình. Hãy xem đây là một bản đánh giá hàng năm về kỹ năng của bản thân để bạn có thể sử dụng và chuẩn bị cho tương lai của mình. Khi có IDP tốt, bạn sẽ biết cách phát triển năng lực chuyên môn và củng cố những điểm yếu bản thân. IDP có thể sử dụng để lập mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Từ đó có thể đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu bạn đặt ra như thế nào.

Làm thế nào để xây dựng IDP hiệu quả?

Làm thế nào để xây dựng IDP hiệu quả?

Xây dựng IDP không phải là điều bạn nên làm một mình. Thực tế là bạn cần sự trợ giúp của người quản lý trực tiếp, các thành viên trong đội ngũ làm việc, bạn đồng hành, mentor để đánh giá IDP và hiệu suất hoàn thành mục tiêu của bạn. 

Về cốt lõi, kế hoạch IDP phải là một tài liệu đơn giản, tóm tắt sự nghiệp hiện tại và các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Thông tin chính xác có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng mỗi kế hoạch nên thể hiện một số yếu tố sau:

  • Thể hiện danh sách kỹ năng, kiến ​​thức của bạn.
  • Điểm yếu và nhu cầu phát triển của bạn.
  • Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn.
  • Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bản thân.
  • Chiến lược bạn sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu của mình.

Để đảm bảo rằng mỗi mục tiêu và chiến lược đều thực tế và có thể thực hiện, bạn nên liệt kê thời gian hoàn thành dự kiến. Điều này đặc biệt hữu ích để bạn thiết lập kế hoạch thực hiện IDP của mình. Bạn cũng sẽ muốn xem xét các thay đổi về công nghệ, những nhiệm vụ cần thực hiện và dự báo một số thay đổi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của bản thân.

4 bước bạn cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch phát triển bản thân

1. Nhận diện mục tiêu cá nhân

Bước đầu tiên khi xây dựng IDP là chỉ ra mục tiêu cá nhân trong ngắn hạn và dài hạn. Để làm được điều này, bạn cần xác định động lực và cơ hội nào sẽ giúp bạn thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Đam mê, điều khiến bạn phấn khích sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong việc hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. 

Bạn cần trả lời những câu hỏi như:

  • Những cơ hội nào giúp bạn hoàn thành kế hoạch?
  • Bạn thấy mình ở đâu trong 6 tháng, 1 năm, 3 năm tới?
  • Bạn chuẩn bị gì để phát triển bản thân trong tương lai?
  • Điều gì khiến bạn hứng thú và có động lực trong công việc?

2. Hiểu bản thân

Kế hoạch phát triển bản thân [IDP] chỉ có giá trị khi có sự trung thực. Nếu bạn không biết mình ở vị trí lãnh đạo, quản lý hay nhân viên, bạn không thể chủ động lập kế hoạch cho tương lai của mình. Điều quan trọng là bạn có thể nhận diện các kỹ năng và nhu cầu phát triển của mình. Những thông tin này thể hiện rõ nét điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Từ đó giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cơ hội việc làm trong tương lai.

Hãy ngồi xuống và trò chuyện với mentor, chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của bản để nói về các kỹ năng, kiến thức và những điều bản thân bạn cần cải thiện. Hãy đặt câu hỏi “Tại sao” trước mỗi vấn đề cụ thể. Nếu bạn cảm thấy mình là một trưởng nhóm chưa giỏi, hãy tự hỏi lý do là gì. Sau đó hỏi bản thân làm thế nào để cải thiện điều này.

3. Lập kế hoạch cho các mục tiêu và các bước cần hành động

Đừng để các hoạt động brainstorm chỉ dừng lại ở bước 2 và không chuyển sang hành động. Hành động là một trong những yếu tố quan trọng để bạn hoàn thành kế hoạch phát triển bản thân. Kế hoạch của cần có các mục lớn và sắp xếp, chắt lọc thành các bước dễ thực hiện. Phần này là những gì bạn cần làm để đạt mục tiêu của mình. Đã đến lúc đặt các câu hỏi: “Tôi cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình?”. Hoặc “Tôi có thể làm gì để cải thiện điểm yếu của mình?”

Ví dụ: Nếu một trong những mục tiêu của bạn là trở thành nhà quản lý của công ty, thì đây là cơ hội để bạn phác thảo cách thức cần thực hiện. Trong trường hợp đó, một trong những mục tiêu của bạn có thể là nói chuyện với cấp trên về một nhiệm vụ đầy thử thách, cho phép bạn phát triển và thể hiện năng lực. Hay mục tiêu có thể là lãnh đạo một dự án nhóm nhỏ và sau đó là trình bày một dự án mới cho cấp trên.

4. Cụ thể hóa

Chìa khóa cho một kế hoạch thành công là sự cụ thể. Đừng chỉ viết: “Tôi muốn trở thành một trưởng nhóm tốt hơn”. Bạn cần đi vào chi tiết và xem xét kế hoạch phát triển khả năng lãnh đạo:

  • Dành thời gian trò chuyện với nhóm của bạn.
  • Đánh giá hiệu suất và mức độ hoàn thành mục tiêu bạn đặt ra.
  • Tham gia khóa học phát triển năng lực lãnh đạo

Để thực hiện kế hoạch phát triển bản thân, hãy liệt kê từng khoản thời gian để đạt mục tiêu. Ngoài ra, sau khi lập kế hoạch, bạn cần dự báo những rủi ro và phương án xử lý trong trường hợp mọi thứ không theo đúng lộ trình.

Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng

Bước cuối cùng là thực thi kế hoạch của bạn. Khi bạn đã có một IDP hoàn chỉnh, đừng chỉ để đó mà cần phải thực hiện nó. Để làm được điều đó, hãy đảm bảo bạn luôn theo sát kế hoạch trước mặt và đánh dấu hoàn thành mục tiêu sau khi thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng không quên điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm cụ thể nếu cần thiết.

Chu trình PCDA gồm 4 bước: Plan [Lập kế hoạch], Do [Thực thi], Check [Đánh giá] và Act [Điều chỉnh]. Khi lập IDP, bạn nên sử dụng chu trình này để nêu ra các bước cần thực hiện. Tiếp theo đó bạn sẽ biết mình nên hành động như thế nào, đến những cột mốc nhất định sẽ dừng lại và đánh giá những gì đã làm. Nếu những điều bạn đang thực thi đúng như mục tiêu cuối cùng, hãy tiếp tục thực hiện. Ngược lại, hãy điều chỉnh để biết được bạn nên làm gì tiếp theo.

>> 6 KỸ NĂNG MỀM ĐỊNH HÌNH SỰ THÀNH CÔNG CHO BẠN TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI

Lên kế hoạch phát triển bản thân giúp mỗi người hiểu rõ công việc mình cần làm, đó có thể bắt nguồn từ những công việc đơn giản nhất. Bạn hãy cùng Isinhvien tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc lên kế hoạch phát triển bản thân nhé.

Kế hoạch phát triển bản thân là một bản kế hoạch hành động dựa trên sự nhận thức, trải nghiệm, đánh giá, mục tiêu và phương hướng cho sự phát triển bản thân. Kế hoạch được xét trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục, mối quan hệ hoặc việc tự hoàn thiện bản thân.

Một kế hoạch phát triển bản thân tốt sẽ cung cấp cho bạn sự tập trung, nó giúp bạn vạch ra con đường hướng tới sự thành công. Nhờ vậy mà bạn có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn và ngăn bạn có ý định lùi bước.

Có 7 bước để lên kế hoạch phát triển bản thân:


Bạn hãy tìm kiếm những điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống này, đây sẽ là những mục tiêu dài hạn của bạn. Việc lập kế hoạch phát triển bản thân là cơ hội để chúng ta nhìn nhận bản thân và dõi theo sự tiến bộ của mình. Một kế hoạch tốt phải bao gồm những mục tiêu lớn và nhỏ khác nhau để giúp bạn tiến tới thành công. Đồng thời hãy đề ra thời gian cụ thể cho từng mục tiêu đó.

Việc bạn đặt ra mục tiêu cho bản thân này có thể không là gì so với ước muốn mà bạn đang hướng tới, nhưng chắc chắn, nó sẽ giúp bạn định hướng rõ con đường mình sắp đi, mọi khó khăn sẽ được liệu trước. Và như vậy, đó chính là cơ hội mà chúng ta nên nắm bắt.

Ví dụ như bạn muốn giảm cân. Hãy chỉ định bao nhiêu cân bạn muốn giảm và khoảng thời gian ước tính để làm như vậy.

Có những mục tiêu lớn cũng như những mục tiêu nhỏ hơn. Sau khi liệt kê các mục tiêu của bạn, hãy xem xét các mức ưu tiên cho từng mục tiêu. Bạn lựa chọn từng mục tiêu thành từng bước tùy thuộc vào mức độ liên quan, mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng của nó đối với bạn.


Tiếp theo, bạn cần xem xét tất cả các bước nhỏ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu lớn của mình. Và bạn sẽ cần ưu tiên những mục tiêu nhỏ hơn này. Hãy nhớ rằng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc và cố gắng sẽ dẫn đến thất bại.

Chẳng hạn, bạn có thể ưu tiên giảm việc giảm cân như một mục tiêu trong nửa đầu năm nay. Những lợi ích của điều đó, bao gồm có được body tốt hơn, sức khỏe và thể lực tốt hơn, có thể tăng cường tích cực sự tự tin của bạn; và kết quả là mối quan hệ của bạn với người khác sẽ được cải thiện.

Khi nào thì kế hoạch phát triển bản thân của bạn thực hiện xong? Mục tiêu của bạn khi nào được hoàn thành? Bạn cần đề ra một mốc thời gian cụ thể để thúc đẩy mình làm việc chăm chỉ hơn và điều đó giúp bạn tiến đến được với mục tiêu chính nhanh hơn.


Chẳng hạn: Mục tiêu của bạn là giảm được 20 kg để body trở nên hoàn hảo hơn và bạn giảm được 2 kg mỗi tuần. Bạn có thể lấy đó làm cột mốc để những tuần tiếp theo có thể giảm nhiều hơn con số 2 kg đó như 3 hoặc 4 kg chẳng hạn.

Những mối đe doạ đến kế hoạch phát triển bản thân có thể là những yếu tố bên ngoài hoặc bên trong của bản thân bạn. Nếu bạn để chúng xảy ra, chúng sẽ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình hoặc khiến bạn chậm trễ trên con đường của mình.

Ví dụ: Thiếu động lực có thể gây bất lợi cho việc giảm cân đó. Nhưng một khi bạn đã xác định được nguyên nhân trì hoãn hoặc mất tập trung của mình, bạn có thể đưa ra các phương pháp giúp bạn có động lực để thực hiện ước mơ giảm cân của mình.

Cũng sẽ có những điều bạn có thể có thể tận dụng sẽ giúp bạn trên con đường lên kế hoạch phát triển bản thân của mình. Đây là những cơ hội của bạn.


Ví dụ: Nếu có một hội nghị sức khoẻ sắp tới. Hãy tận dụng tình huống đó, bạn đến nơi và học hỏi thêm các kinh nghiệm để có thể giảm cân như ý muốn.

Nắm bắt những thách thức, cơ hội, điểm yếu và các cột mốc có thể định lượng của bạn, tạo ra một kế hoạch hành động chi tiết hóa các hành động mà bạn dự định thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Số lượng hoạt động được đề xuất để hoàn thành một mục tiêu là từ 5 đến 10.

Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, kế hoạch hành động của bạn có thể là:

  • Đi đến phòng tập thể dục mỗi thứ hai, thứ tư và thứ sáu.
  • Mang theo thực phẩm lành mạnh để làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
  • Chỉ ăn thực phẩm chế biến sẵn một lần trong 2 tuần.
  • Đi bộ về nhà từ công việc mỗi ngày như một bài tập.

Dù kế hoạch phát triển bản thân của bạn là gì, hãy quyết tâm thực hiện theo .Và thông qua ước muốn của bạn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ xung quanh. Bạn có thể nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình đưa ra lời nhắc nhở thường xuyên để kế hoạch được đảm bảo thực hiện đúng.


Cho dù đó là việc lớn hay nhỏ, sau khi bạn đạt được một số tiến bộ, hãy dành thời gian theo dõi tiến độ của bạn, để ngẫm nghĩ xem bạn đã đi được bao xa.

Nhận ra những gì bản thân đã làm được trong kế hoạch phát triển bản thân là một cách để củng cố động lực của bạn và tiếp tục cống hiến.

Lập kế hoạch phát triển bản thân, chưa bao giờ là một việc lỗi thời. Các bạn dù ở độ tuổi nào cũng cần nuôi dưỡng bên trong mình một động lực để phấn đấu cho mục tiêu của mỗi người. Cùng với bài viết này, Isinhvien xin gửi gắm các bạn lời chúc tốt đẹp nhất, mong rằng, bạn sẽ luôn đạt được những điều mình mong muốn.

Video liên quan

Chủ Đề