Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn học
  • Học PHP
  • Kết nối MySQL

Kết nối MySQL

  • Kết nối PHP & MySQL là bước cơ bản khi bạn muốn bất kỳ thao tác nào liên quan đến MySQL.
  • Từ phiên bản PHP 5.5 trở đi, thư viện MySQL sẽ không còn được hỗ trợ, và phiên bản PHP 7 trở lên đã gỡ bỏ hoàn toàn thư viện MySQL, thay vào đó 2 thư viện khác được sử dụng là MySQLi và PDO.
  • Trong phạm vi của phần hướng dẫn PHP này chỉ đề cập đến MySQLi, vì cấu trúc và các viết tương tự như thư viện MySQL trước đó.
  • MySQLi có 2 lựa chọn cách viết khác nhau:

    • Theo kiểu thủ tục: viết giống như MySQL chỉ khác là thay đổi mysql thành mysqli.
    • Theo kiểu hướng đối tượng

Một số hàm cơ bản MySQLi sử dụng trong phần hướng dẫn học này:

Kiểu thủ tục
(Procedural)
Kiểu hướng đối tượng
(Object-Oriented)
Mô tả
$ketnoi = mysqli_connect() $ketnoi = new mysqli() Tạo kết nối database
mysqli_connect_error() $ketnoi->connect_error Lỗi kết nối
mysqli_close($ketnoi) $ketnoi->close() Ngắt kết nối MySQLi
$ketqua = mysqli_query($ketnoi, $sql) $ketqua = $ketnoi->query($sql) Truy vấn table từ $ketnoi
Với $sql là câu truy vấn select
mysqli_num_rows($ketqua) $ketqua->num_rows Số lượng số hàng có trong table.
mysqli_fetch_assoc($ketqua) $ketqua->fetch_assoc() Số lượng số hàng có trong table.

Kết nối MySQLi

Nếu chưa biết về cách tạo database và thông tin kết nối thì bạn có thể xem lại cách tạo từ phpMyAdmin.

Nếu chưa biết file PHP được tạo ở đâu thì bạn có thể xem lại Thư mục làm việc khi cài XAMPP.

Kiểu hướng đối tượng

// Khai báo username
$password = "123456";      // Khai báo password
$server   = "localhost";   // Khai báo server
$dbname   = "tintuc";      // Khai báo database

// Kết nối database tintuc
$connect = new mysqli($server, $username, $password, $dbname);

//Nếu kết nối bị lỗi thì xuất báo lỗi và thoát.
if ($connect->connect_error) {
    die("Không kết nối :" . $conn->connect_error);
    exit();
}
echo "Khi kết nối thành công sẽ tiếp tục dòng code bên dưới đây."
?>

Kiểu thủ tục

// Khai báo username
$password = "123456";      // Khai báo password
$server   = "localhost";   // Khai báo server
$dbname   = "tintuc";      // Khai báo database

// Kết nối database tintuc
$connect = mysqli_connect($server, $username, $password, $dbname);

//Nếu kết nối bị lỗi thì xuất báo lỗi và thoát.
if (!$connect) {
    die("Không kết nối :" . mysqli_connect_error());
    exit();
}
echo "Khi kết nối thành công sẽ tiếp tục dòng code bên dưới đây."
?>

Nếu không xảy ra lỗi kết nối thì trình duyệt sẽ hiển thị như bên dưới.

Khi kết nối thành công sẽ tiếp tục dòng code bên dưới đây.

Download file ví dụ

Trong file download đã có sẵn file tintuc.sql, file này là file dữ liệu mẫu, sau khi đã tạo database chúng ta có thể đưa dữ liệu từ file tintuc.sql bằng thao tác import có trong phpMyAdmin.

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn học
  • Học PHP
  • Tạo database - phpMyAdmin

Tạo database - phpMyAdmin

Một công cụ rất hay, thao tác giao diện web, trực quan trong việc tạo, thay đổi, xóa, ... dữ liệu MySQL, nếu chưa từng sử dụng qua thì khuyên bạn nên thử tìm hiểu ngay sau đây.

Khởi động XAMPP

  • Khởi động XAMPP, click vô Start kích hoạt ApacheMySQL.

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

Mở trang phpMyAdmin

  • Trong XAMPP đã có sẵn phpMyAdmin, chúng ta chỉ cần mở trang bằng cách click vào button Admin tương ứng với MySQL, giao diện phpMyAdmin có dạng.

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

Ta thấy lúc này phpMyAdmin có dạng ban đầu với một số database có sẵn.

Tạo database

  • Click vào tab Databases, màn hình tạo database sẽ hiện ra, ở màn hình này ta chỉ chú ý phần Create database:

    • Database name: điền tên database cần tạo, ví dụ: tintuc.
    • Collation: chọn dạng ngôn ngữ hiển thị, bạn có thể chọn utf8_general_ci.
  • Click button Create để tạo database.

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

  • Sau khi tạo xong, nhìn bên trái ta thấy xuất hiện database có tên tintuc.

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

Tạo user kết nối database

  • Thông thường ta có thể sử dụng luôn username root của MySQL để kết nối database, tuy nhiên về lý do security, chúng ta nên tạo riêng cho mỗi database một username riêng.
  • Click vào database có tên tintuc từ danh sách database bên trái, để thao tác những gì liên quan chỉ mỗi database tintuc.
  • Chọn tab Privileges để tạo user.
  • Click chọn Add user account để bắt đầu tạo:

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

  • Tại màn hình tạo account, chú ý những vị trí được đánh dấu trong hình:

    • : Đặt tên username, ví dụ user_tintuc.
    • : Chọn host name, thông thường chọn local, bên còn lại sẽ tự động hiển thị localhost, cách chọn này cũng phù hợp khi cấu hình server thực tế.
    • : Đặt password, ví dụ đặt 123456.
    • : Xác nhận lại password, gõ như trên.
    • : Click chọn để tạo user cho database tintuc.

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

  • Cũng ở màn hình tạo account này, click chọn Check all để cấp quyền truy cập cho user vừa tạo, tất nhiên bạn cũng có thể có lựa chọn riêng để giới hạn quyền của user.

Kết nối cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin

  • Click button Go bên dưới để kết thúc việc tạo username.