Khi nào cần uống thuốc hạ mỡ máu năm 2024

Mỡ máu là căn bệnh rất phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng có xu hướng gia tăng qua các năm. Hiện nay, các loại thuốc mỡ máu được áp dụng với hầu hết bệnh nhân, cho hiệu quả trong việc kiểm soát nồng độ lipid trong máu, ngăn ngừa biến chứng liên quan đến mạch máu và bệnh tim mạch.

1. Tổng quan về căn bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu (máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu) là tình trạng mức độ Cholesterol hoặc Triglyceride trong máu của bạn tăng lên vượt ngường bình thường. Cholesterol và Triglyceride là hai loại mỡ quan trọng luôn tồn tại ở một mức nhất định trong máu. Tuy nhiên, khi các chỉ số này tăng quá mức bình thường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Có hai loại chính của Cholesterol trong máu là:

  • LDL-Cholesterol: Đây được gọi là "Cholesterol xấu" vì nó có khả năng tạo ra chất cặn bã trong các mạch máu, gây tắc nghẽn và góp phần vào sự hình thành mảng bám trên thành mạch máu.
  • HDL-Cholesterol: Đây là "Cholesterol tốt" vì nó giúp loại bỏ Cholesterol khỏi máu đến gan để đào thải.

Khi mức độ LDL-C tăng cao và mức độ HDL-C thấp sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị tắc nghẽn mạch máu gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như đau ngực, tai biến mạch máu và đột quỵ. Bệnh lipid máu có thể được kiểm soát và điều trị thông qua các loại thuốc mỡ máu kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thường xuyên, giảm cân (nếu cần).

Khi nào cần uống thuốc hạ mỡ máu năm 2024

Lượng lipid trong máu tăng cao vượt ngưỡng bình thường dẫn đến bệnh mỡ máu

Điều quan trọng là theo dõi sát sao mức độ Cholesterol và Triglyceride trong máu để đảm bảo chúng luôn ở trong ngưỡng bình thường và hạn chế những nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng.

2. Các loại thuốc mỡ máu được dùng để điều trị bệnh hiện nay

Có nhiều loại thuốc mỡ máu được sử dụng hiện nay để kiểm soát và điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định với hầu hết bệnh nhân trong điều trị mỡ máu:

Statins - Thuốc ức chế HMG-CoA Reductase

Statin là một trong những nhóm thuốc phổ biến và hiệu quả được sử dụng để điều trị bệnh mỡ máu. Chúng hoạt động bằng cách ức chế một enzym quan trọng trong quá trình sản xuất Cholesterol ở gan và tăng khả năng gan loại bỏ LDL-Cholesterol khỏi máu, nhờ đó giảm nồng độ Cholesterol máu. Dưới đây là một số loại thuốc thuộc Statin là Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin,…

Khi nào cần uống thuốc hạ mỡ máu năm 2024

Statin là nhóm thuốc phổ biến thường được chỉ định để điều trị mỡ máu

Nhóm thuốc Statin thường được kê đơn dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ Cholesterol máu cụ thể của bệnh nhân. Người bệnh khi dùng cần phải tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ đồng thời theo dõi sát sao và đánh giá mức độ Cholesterol máu thường xuyên để đảm bảo liệu trình điều trị đạt hiệu quả và an toàn.

Fibrates

Fibrates được áp dụng với bệnh nhân mỡ máu nhằm mục đích giảm nồng độ Triglyceride và tăng cường HDL-Cholesterol trong máu. Gemfibrozil và Fenofibrate là hai ví dụ phổ biến thuộc nhóm Fibrates.

Fibrates thường được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc mỡ máu khác tùy vào mức độ bệnh lý nhằm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc nên cần phải tuân thủ theo hướng dẫn và liều lượng của bác sĩ điều trị.

Niacin - Nicotinic Acid

Niacin là một loại vitamin B3 có thể giúp tăng HDL-Cholesterol (15 - 35%) và giảm LDL-Cholesterol (khoảng 25%). Thuốc mỡ máu thuộc nhóm này thường được chỉ định kết hợp với các loại khác trong trường hợp người bệnh không dung nạp thuốc nhóm Statin.

Tuy nhiên, thuốc thuộc nhóm Niacin thường gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, nổi mẩn ngứa,… Do đó, chỉ sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Người bị gout, viêm dạ dày - tá tràng, đại tràng mạn tính, tiểu đường cần phải thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Niacin.

Khi nào cần uống thuốc hạ mỡ máu năm 2024

Niacin là thuốc mỡ máu được dùng với bệnh nhân không dung nạp Statin

Các renins gắn acid mật

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm hàm lượng LDL-C trong máu thông qua việc tăng cường chuyển hóa Cholesterol thành acid mật trong gan. Thuốc thường được dùng kết hợp với các loại thuốc khác tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mỡ máu do tăng Triglyceride thì không chỉ định sử dụng thuốc này.

3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị mỡ máu tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh ngay tại nhà sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn thức ăn giàu Cholesterol và dầu mỡ bao gồm thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thịt mỡ, thức ăn chiên, thực phẩm nhanh,…; Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây, ưu tiên thức ăn chứa các axit béo omega-3 có trong cá, hạt lanh, hạt óc chó, dầu oliu.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng mức độ HDL-Cholesterol và giảm mức độ LDL-Cholesterol, cải thiện sức khỏe tốt.
  • Giảm cân (nếu cần): Nếu bạn có thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp cải thiện mức độ Cholesterol máu.
  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng mức độ LDL-Cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc lá sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch nói riêng và tổng thể nói chung.
  • Hạn chế rượu, bia: Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn nếu bạn đang bị mỡ máu cao vì cồn có thể tăng mức độ Triglyceride.
  • Kiểm tra định kỳ: Theo dõi và kiểm tra mức độ Cholesterol máu định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng việc điều trị là hiệu quả và an toàn.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Hãy thử các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc tập luyện thể dục để xả stress.

Khi nào cần uống thuốc hạ mỡ máu năm 2024

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và phù hợp để giảm lượng Cholesterol trong máu

Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào bất thường nghi ngờ mỡ máu thì tốt nhất nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra. Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng (nếu cần) và tư vấn chế độ chăm sóc thích hợp để cải thiện bệnh nhanh chóng.

Để thăm khám và mỡ máu, quý khách hàng có thể đến các cơ sở, chi nhánh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, MEDLATEC đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm kiểm tra mỡ máu và đưa ra lời khuyên thích hợp để giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.