Khi nào chích ngừa sởi quai bị rubella cho trẻ năm 2024

Tất cả trẻ em đều được khuyến thích tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella để được bảo vệ khỏi ba căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn là một người lớn mà chưa được tiêm vắc-xin phòng, bạn cũng nên đi tiêm.

Sởi, quai bị và rubella là bệnh do virus gây ra và tất cả đều có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh sởi bắt đầu bằng các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ), vết phát ban đỏ xuất hiện trên mặt và lan sang phần còn lại của cơ thể. Nếu virus sởi nhiễm vào phổi có thể gây ra bệnh viêm phổi. Bệnh sởi ở trẻ lớn hơn có thể dẫn đến bệnh viêm não gây ra co giật và tổn thương não.

Các vi rút quai bị thường gây sưng tấy trong tuyến ngay dưới đôi tai làm cho má sưng lên bất thường. Trước khi có chủng ngừa, bệnh quai bị là nguyên nhân phổ biến nhất của cả hai bệnh viêm màng não (viêm màng não và tủy sống) và điếc. Ở nam giới, bệnh quai bị có thể lây nhiễm đến tinh hoàn dẫn đến vô sinh.

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Nó có thể gây phát ban nhẹ trên mặt, sưng hạch sau tai, và trong một số trường hợp, sưng các khớp nhỏ và sốt nhẹ. Hầu hết trẻ em phục hồi nhanh chóng và không có dấu hiệu gì nghiêm trọng về lâu dài. Nhưng nếu một người phụ nữ mang thai bị rubella, điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Nếu bị nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ, có ít nhất 20% nguy cơ em bé sẽ bị một dị tật bẩm sinh như mù, điếc, khiếm khuyết tim, hoặc chậm phát triển tâm thần.

Ai nên và không nên tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella?

Vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella thường được tiêm hai lần khi còn nhỏ. Một đứa trẻ sẽ được tiêm lần đầu tiên khi từ 12-15 tháng và lần thứ hai khi từ 4-6 tuổi.

Nếu bạn không chắc chắn bạn đã bị các bệnh này chưa hoặc chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể đi tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella dành cho người lớn. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Bạn làm việc trong một cơ sở y tế.
  • Bạn đang có kế hoạch hoặc có thể có thai.

Bạn không cần phải tiêm nếu:

  • Bạn bị dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị và rubella lần đầu tiên.
  • Bạn có bị dị ứng với gelatin hoặc neomycin.
  • Bạn có thể mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong 4 tuần tới. (Nếu bạn đang cho con bú thì vẫn an toàn khi tiêm vắc-xin).
  • Hệ thống miễn dịch của bạn bị yếu vì các loại thuốc chữa ung thư, corticosteroids, hoặc AIDS.

Rủi ro khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị, rubella và tác dụng phụ

Tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella không gây ra tác dụng phụ trong hầu hết các trường hợp. Một số khác có thể bị sốt, đau nhức nhẹ hoặc có nốt đỏ nơi bị tiêm.

Các vấn đề khác có thể là ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Sốt (1 trong 5 trẻ em)
  • Phát ban (1 trong 20)
  • Sưng hạch (1 trong 7)
  • Co giật (1 trong 3000)
  • Khớp bị đau / cứng (1 trong 100 trẻ em; phổ biến hơn ở người lớn đặc biệt là phụ nữ)
  • Số lượng tiểu cầu thấp / chảy máu (1 trong 30.000)
  • Viêm não (1 trong 1 triệu)

Trong những năm qua, một số người cho rằng vắc-xin tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có liên quan đến chứng tự kỷ nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho việc này. Những lợi ích mà vắc-xin phòng chống dịch bệnh mang lại nhiều hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây truyền rất mạnh đặc biệt ở lứa tuổi nhỏ. Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất để phòng bệnh. Lịch tiêm vắc xin sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 2 liều, liều thứ nhất cần bắt đầu sớm ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, liều thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Việc tiêm vắc xin sởi đúng lịch, đầy đủ là vô cùng quan trọng để tạo được miễn dịch sớm bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh. Nếu tiêm vắc xin muộn trẻ sẽ có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh sởi trước khi được tiêm chủng. Tuy nhiên hiện nay một số bà mẹ có tâm lý chờ đợi để cho trẻ tiêm vắc xin phối hợp 3 trong 1 (sởi-quai bị-rubella) trong tiêm chủng dịch vụ với lịch tiêm bắt đầu từ 12 tháng tuổi dẫn đến nguy cơ trẻ bị mắc bệnh do không được tiêm sớm theo đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Chính vì vậy Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:

1. Các bà mẹ hãy đưa con em đi tiêm chủng mũi 1 vắc xin sởi ngay khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi hai vắc xin sởi lúc trẻ 18 tháng tuổi thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng không chờ đợi vắc xin dịch vụ, sau đó có thể cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh Rubella - Quai bị ở những thời điểm phù hợp.

2. Vắc xin Sởi sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng do Việt Nam sản xuất với công nghệ Nhật Bản rất an toàn và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, vắc xin phòng bệnh sởi được bào chế dưới 2 dạng: vắc xin đơn giá và vắc xin phối hợp. Các mẹ thường bối rối giữa các loại vắc xin: sởi đơn, sởi – rubella, sởi – quai bị – rubella, không biết khi nào nên sử dụng vắc xin nào. Những lý giải sau đây sẽ giúp các mẹ xác định đúng mục đích và cách sử dụng các loại để mẹ dễ dàng chọn vắc xin phù hợp nhé.

Khi nào chích ngừa sởi quai bị rubella cho trẻ năm 2024

1. Vắc xin Sởi đơn:

- Tên gọi: MVVAC.

- Chỉ có tác dụng ngừa bệnh sởi.

- Tiêm cho trẻ lúc 9 tháng tuổi.

- Nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

- Vì sao cần tiêm vắc xin sởi đơn MVVAC? Lượng kháng thể truyền từ mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ trước bệnh sởi trong những tháng đầu đời. Qua thời gian, lượng kháng thể này giảm dần hiệu lực. Đến 9 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm mũi sởi đơn bổ sung để đảm bảo tạo ra đủ kháng nguyên tự phòng vệ.

2. Vắc xin Sởi – Rubella:

- Tên gọi: MR.

- Có tác dụng ngừa bệnh Sởi và rubella.

- Tiêm cho trẻ từ 12-18 tháng tuổi.

- Nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

3. Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella:

- Tên gọi: MMR.

- Có tác dụng ngừa sởi, quai bị, rubella.

- Tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

- Là vắc xin dịch vụ.

- Vắc xin MMR tại các bệnh viện, Trung tâm Y tế, hệ thống tiêm phòng dịch vụ.

4. Lịch tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella:

4.1. Lịch tiêm phòng vắc xin Sởi đơn (MVVAC) và vắc xin Sởi – Rubella (MR):

Nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, lịch tiêm phòng khuyến nghị:

- Mũi 1: Tiêm vắc xin Sởi đơn (MVVAC): lúc 9 tháng tuổi.

- Mũi 2: Tiêm vắc xin Sởi – Rubella (MR): lúc 18 tháng tuổi.

4.2. Lịch tiêm chủng dịch vụ vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella (MMR):

* Vắc xin MMR cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR) có lịch tiêm 2 mũi:

- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

- Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.

* Vắc xin MMR cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.

* Lưu ý: Không tiêm MMR cho mẹ bầu. Nếu có kế hoạch sinh em bé, mẹ nên chủng ngừa MMR trước ít nhất 3 tháng để cơ thể có thời gian tạo ra miễn dịch mà không ảnh hưởng đến em bé.

Tiêm sởi

Chỉ định tiêm vaccine sởi quai bị rubella MMR như thế nào? - Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: tiêm 2 liều 0.5 ml cách nhau 4 năm. - Người lớn: tiêm 1 liều 0.5ml duy nhất. - Khi tiếp xúc với người bị bệnh nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm.

Khi nào nên tiêm vắc xin rubella?

Lịch tiêm phòng Rubella được khuyến cáo như sau: Trẻ nhỏ: bắt đầu tiêm mũi 1 khi bé đạt 12 – 15 tháng tuổi. Sau đó nên tiêm mũi nhắc lại khi bé 4 – 6 tuổi. Phụ nữ chuẩn bị mang thai: Nên tiêm phòng Rubella tối thiểu là 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

Khi nào nên tiêm phòng quai bị cho trẻ?

Đối với người lớn thì chỉ cần tiêm một liều 0.5 ml phía trên bắp tay. Đối với trẻ em thì liều thứ nhất sẽ tiêm khi trẻ 12 - 18 tháng tuổi, liều thứ 2 được tiêm khi trẻ trong khoảng từ 4 - 6 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học, 2 liều này phải tiêm cách nhau tối thiểu là 1 tháng.