Khiếu nại về đất đai là gì năm 2024

Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyền của đương sự khi cho rằng quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Việc khiếu nại cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền.

1. Khiếu nại tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đối tượng của khiếu nại đất đai là gì?

Đối tượng khiếu nại đất đai là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Quyết định hành chính về quản lý đất đai cụ thể là:

  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
  • Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

3. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai

3.1 Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu

Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:

– Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;

– Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình [trái pháp luật nhưng không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì không có quyền khiếu nại mà có quyền tố cáo].

– Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;

– Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

– Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.

– Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai [điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý].

3.2. Điều kiện thực hiện khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai

Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu.

4. Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

4.1 Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu

Bước 1: Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại

Nội dung đơn khiếu nại bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
  • Tên đơn khiếu nại [Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai]
  • Tên người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết
  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khiếu nại
  • Đối tượng bị khiếu nại. Nếu là quyết định hành chính thì ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định.
  • Nội dung vụ việc [trình bày rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, quyền và lợi ích bị xâm phạm]
  • Cam kết của người khiếu nại.
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo [chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …]

Bước 2. Thụ lý đơn

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết;

– Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:

– Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

– Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Bước 4. Tổ chức đối thoại

– Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.

– Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.

– Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi kết quả giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại

4.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần hai

Bước 1. Gửi và tiếp nhận đơn

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Hồ sơ khiếu nại lần hai gồm:

  • Đơn khiếu nại;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Bước 2. Thụ lý đơn

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2 thì phải thụ lý giải quyết.

– Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Bước 4. Tổ chức đối thoại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại.

Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.

Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính [Theo khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Luật Khiếu nại 2011].

LƯU Ý VỀ THỜI HIỆU, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI

1. Thời hiệu khiếu nại

Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Như vậy, quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất không có quyền khiếu nại, trừ những trường hợp sau:

2. Thời hạn giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại là khoảng thời gian mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện việc giải quyết khiếu nại. Hết thời hạn sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

2.1 Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Khiếu kiện hành chính về đất đai là gì?

Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ việc khiếu nại, tố cáo của các cá nhân hoặc tổ chức [trong trường hợp khiếu nại] nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai.

Tố cáo về đất đai là gì?

Đơn tố cáo đất đai là giấy tờ pháp lý được chủ thể dùng để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết phần đất của mình đã bị lấn chiếm một cách bất hợp pháp mà không thể giải quyết được với bên kia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo đảm tài sản mà mình đang có.

Khiếu nại tranh chấp đất đai là gì?

- Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền ...

Công dân thực hiện quyền khiếu nại cần điều kiện gì?

Công dân có quyền khiếu nại khi họ có căn cứ đủ để tin rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của các cơ quan hành chính thuộc sự quản lý của Nhà nước, cũng như của những cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính Nhà nước, là trái pháp luật và có khả năng xâm phạm đến quyền ...

Chủ Đề