Không có lỗi không có vi phạm pháp luật năm 2024

Vi phạm pháp luật hành chính là vi phạm ít được đề cập hơn so với các loại vi phạm hình sự, dân sự. Hành chính là các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý, điều hành, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều vi phạm quy định pháp luật hành chính xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước. Vậy cụ thể vi phạm pháp luật về hành chính được hiểu như thế nào? Các dấu hiệu cấu thành vi phạm luật hành chính? [Thanh Long – Bình Định].

Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm của hợp đồng dân sự?

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Hợp đồng tặng cho tài sản hay di chúc có lợi hơn?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Vi phạm pháp luật hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong quá trình các cơ quan quản lý Nhà nước thực thi pháp luật về quản lý Nhà nước. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong nhiều lĩnh vực khác nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

1. Vi phạm pháp luật hành chính là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 2: Giải thích từ ngữ

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”

Như vậy vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định pháp luật về hành chính của các cá nhân, tổ chức và phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hành chính.

2. Những dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính

Tùy theo từng trường hợp mà hành vi vi phạm hành chính sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hành vi vi phạm hành chính đều có các dấu hiệu, yếu tố cấu thành bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể, mặt chủ thể. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

  1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính

Mặt khách quan được hiểu là những biểu hiện ra bên ngoài bao gồm: Hành vi vi phạm hành chính, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian thực hiện vi phạm hành chính.

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Nói một cách đơn giản, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước, đã được pháp luật ngăn không cho thực hiện bằng cách quy định nó trong văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính.

  1. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện gồm: Lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm.

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là yếu tố lỗi của chủ thể có hành vi phạm. Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình [biết trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện] và trong chính hành vi đó [hành vi chủ động, có ý thức….] tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

  1. Mặt khách thể của vi phạm hành chính

Khách thể của vi phạm hành chính là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm hành chính.

  1. Mặt chủ thể của vi phạm hành chính

Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính đã thực hiện hành vi trái pháp luật theo quy định của pháp luật hành chính. Mỗi loại vi phạm hành chính đều có chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại và các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân từ tủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý, cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Trên đây là các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính bắt buộc phải có khi xác định hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

BÀI TẬP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH

NHIỆM PHÁP LÝ

NHÓM 4

Lê Thị Tường Vi

Nguyễn Thị Tình

Bùi Hồng Thắm

Đinh Thị Ý Thương

Nguyễn Hạ Vy

Câu 1. Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao?

  1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.

Sai vì những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ

thể thực hiện hành vi đó [chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện] thì

không bị coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ người điên giết người thì người điên thực

hiện hành vi trái pháp luật nhưng không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì

người đó mất năng lực hành vi.

  1. Mọi cá nhân khi thực hiện hành vi trái pháp luật đều là chủ thể của vi

phạm pháp luật.

Sai vì chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm

pháp lý. Tuy nhiên, đối với những người bị tâm thần hoặc bị điên, họ không có

năng lực trách nhiệm pháp lí thì khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật vẫn không

được xem là chủ thể của vi phạm pháp luật.

  1. Lỗi, động cơ, mục đích là các dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi

phạm pháp luật

Lỗi, động cơ, mục đích là các dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm

pháp luật là sai vì chỉ có lỗi là dấu hiệu bắt buộc còn động cơ và mục đích thì

không bắt buộc.

  1. Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.

Sai vì ngoài cá nhân ra còn có tổ chức là chủ thể của vi phạm pháp luật.

  1. Khi chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã

hội do hành vi của mình gây ra thì có lỗi cố ý.

Có bao nhiêu dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau : Hành vi xác định và có tính nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi, chủ thể thực hiện hành vi phải có năng lực pháp lý.

Người nào có lỗi thì vi phạm pháp luật?

Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.

Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật kể tên?

Hiện nay, trong khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, người ta phân chia VPPL thành bốn loại: vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật.

Lời của vi phạm pháp luật là gì?

Trong vi phạm pháp luật, lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội.

Chủ Đề