Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024

Về huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) hỏi Phương “dúi”, không ai mà không biết. Từ những con vật sống hoang dã khó nuôi, ít người biết, dưới bàn tay Phương, dúi trở thành sản phẩm được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao.

Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024
Dương Văn Phương đam mê với việc nuôi dúi - Ảnh: P.L

Sở dĩ người ta gọi Dương Văn Phương (31 tuổi) là Phương “dúi” vì anh là người đầu tiên mày mò nuôi dúi ở Yên Lạc, thành đạt nhờ dúi và cũng là hộ nuôi dúi nhiều nhất với 2 trại và hơn 700 con dúi bố mẹ, 300 con dúi thương phẩm đang sinh sống. Trang trại của Phương hiện được đánh giá là địa chỉ cung cấp dúi lớn nhất miền Bắc.

Mô hình chăn nuôi dúi của anh Phương mỗi năm đem lại lợi nhuận hơn 100 triệu đồng, trong đó năm 2010 khi bắt đầu bán giống, anh Phương đã thu được 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, để thu hoạch được kết quả như vậy, gia đình anh đã trải qua bao khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua nổi do hết vốn.

Năm 2006, tốt nghiệp Trường ĐH Thủy sản, Phương trở về quê bắt đầu nuôi dúi. Dúi là loại động vật họ gặm nhấm sinh sống tự nhiên. Nhưng do bị con người săn bắt nên dúi càng ngày càng hiếm. Do hiếm nên giá bán cũng đắt, Phương nghĩ nếu nhân giống thành công từ dúi hoang sẽ nuôi được.

Với số vốn ít ỏi, Phương tìm mua 25 con dúi hoang về nuôi và nhân giống. Kể về những ngày đầu lập nghiệp, Phương cho biết: “Lúc đó thông tin về loài dúi vô cùng ít ỏi, chưa có ai trên cả nước nuôi nên khi bắt đầu nuôi thì gặp rất nhiều khó khăn. Mày mò trên internet thấy người ta bảo dúi họ chuột nên cũng làm hang, làm cống cho dúi ở. Nhưng thả được 25 con vào buổi sáng, đến chiều 20 con đã bò đi mất. Hóa ra, do mình không lát nền, tường chuồng cũng không làm trơn nhẵn nên nó đào bới, trèo đi hết.

Không nản chí, Phương gia cố lại nền và tường chuồng kỹ hơn. Thay vì đào hang, anh đặt vào chuồng những tấm xi măng, tránh ánh sáng trực tiếp để dúi khỏi bị mù. Sau đó, tìm khắp nơi mua được 10 con dúi hoang, Phương lại tiếp tục. Phải qua 6 lần cải tạo, anh Phương mới tìm ra kiểu chuồng phù hợp và duy trì đến bây giờ. Với kiểu chuồng này, dúi không bò ra ngoài hay đào nền trốn được mà việc nuôi riêng cũng tránh cho dúi cắn nhau hay phát sinh bệnh nấm. Năm 2010, lứa dúi giống đầu tiên được bán đã mang về gần 1 tỉ đồng cũng là lúc nghề nuôi dúi bắt đầu được nhiều người chú ý.

Trở thành tỉ phú nhờ nuôi dúi, nhưng với anh Phương dúi chỉ là niềm say mê và là nghề tay trái. Nghề chính của Phương là chuyên viên Phòng Nghề chăn nuôi thủy sản thuộc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Hết giờ làm việc, Phương lại trở về với trang trại của mình. Phương tâm sự: “Dù sao thì mình cũng tốt nghiệp ĐH nên công tác tại trung tâm cũng là cách để giúp đỡ bà con bằng kiến thức học ở trường và kinh nghiệm thực tế ở trang trại”.

Giá dúi bố mẹ hiện tại được bán từ 700.000 - 1 triệu đồng/cặp, còn dúi thương phẩm có giá khoảng 400.000 đồng/kg. Do vậy, từ khi được anh Phương hướng dẫn nuôi dúi thì ngày càng có nhiều gia đình tham gia.

Hiện tại có nhiều hộ nông dân đã học theo mô hình nuôi dúi của anh. CLB nuôi dúi Vĩnh Phúc cũng đã tập hợp được 30 thành viên. “Con dúi hoang giờ đây trở thành người bạn kinh tế hiệu quả của người nông dân với giá cả cao, ổn định, nhu cầu lớn. Nuôi dúi có nhiều cái lợi vì chi phí đầu tư thấp, ít nhân công, mỗi lứa dúi chỉ mất 6 tháng nuôi là có thể bán thương phẩm nhưng phải kiên trì, chịu khó và đam mê thì mới có thể đồng hành cùng con dúi”, Phương chia sẻ. Phương vinh dự là nhân vật chính trong chương trình truyền hình thực tế Sinh ra từ làng do T.Ư Đoàn, Đài truyền hình Việt Nam cùng Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn sản xuất tháng 2.2012.

Nhắc đến mô hình nuôi dúi ở ĐBSCL phải kể đến trang trại của ông Nguyễn Văn Hiếu (70 tuổi, ngụ tại phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) bởi lão nông này đã tiên phong đưa loài động vật núi rừng trở thành đặc sản đồng bằng. Thế nên nhiều người đã dành tặng cho ông Hiếu biệt danh "vua dúi" miền Tây.

Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024

Ông Nguyễn Văn Hiếu được nhiều người gọi là "vua dúi miền Tây" vì là người tiên phong nuôi dúi cách đây 18 năm (Ảnh: Bảo Kỳ).

Lão nông Tây Đô nuôi "chuột tre" kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng (Clip: Bảo Kỳ)

Ngược thời gian trở lại 18 năm trước, khi ấy, ông Hiếu mới 54 tuổi. Trong một chuyến đi ra Hà Nội ông được dùng thử thịt dúi, thấy thịt dúi đậm đà, thơm ngon, ăn ít ngán, ông Hiếu lân la hỏi chủ nhà hàng và tìm được trại dúi gốc. Ông quyết định bỏ ra hơn 15 triệu đồng mua 18 con dúi bố mẹ về làm giống.

"Đem về, tôi cho nó ở trong cái chuồng nhỏ làm bằng tôn rồi cho nó ăn khoai lang, khoai mì. Vô tình cho ăn trúng củ khoai sùng khiến một con bị bệnh chết. Tôi hỏi lại người bán mới biết giống dúi này ăn tre, mía, bắp nên tôi thay đổi nguồn thức ăn cho chúng", ông Hiếu cho hay.

Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024

Trừ chi phí, mỗi tháng ông Hiếu mang về thu nhập hơn 100 triệu đồng từ bán dúi thịt và dúi giống (Ảnh: Bảo Kỳ).

Theo ông Hiếu, dúi có đặc tính như loài chuột, còn gọi là "chuột tre" nên có tập tính ngủ ngày, ăn đêm. Nơi ở của dúi cần phải khô ráo, thoáng mát và ít ánh sáng. Do đây là loài gặm nhấm nên thức ăn chủ yếu là tre, thân mía, hạt bắp…

Để đảm bảo nguồn thức ăn, lão nông tận dụng mía vụn, mía loại bỏ ở các vựa và thu mua tre của người dân ở địa phương. Mỗi ngày chỉ cần cho dúi ăn một lần vào chiều tối, không nên cho ăn quá nhiều khiến con vật tích lũy mỡ. Bình quân 100 con dúi ông Hiếu chỉ tốn 30.000 đồng tiền thức ăn mỗi ngày.

"Dúi không cần uống nước nên khá sạch sẽ, nếu nuôi loại dúi thuần, con giống khoảng 7-8 tháng tuổi trở lên là sức đề kháng rất tốt, ít dịch bệnh nên rất nhẹ công chăm sóc, mỗi sáng chỉ dọn phân dúi, không cần dội rửa gì cả", ông Hiếu nói thêm.

Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024

Mỗi con dúi cái sinh được tối đa 4 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 2-3 con. Dúi con nuôi 45 ngày sẽ tách mẹ (Ảnh: Bảo Kỳ).

Sống khỏe, đút túi cả trăm triệu mỗi tháng

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng ông Hiếu vẫn kiên trì theo đuổi việc nuôi chuột tre. Thị trường cung cấp sản phẩm của ông Hiếu dần mở rộng ra tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL. Năm 2010, ông Hiếu phối hợp với người con mở một trang trại dúi thịt và dúi sinh sản tại Củ Chi (TPHCM) với quy mô trên 4.000 con (trong đó có hơn 1.000 con dúi sinh sản).

Hiện cơ sở đang nuôi 2 giống dúi chính là dúi mốc và dúi má đào. Dúi nuôi từ 9 tháng có thể sinh sản. Dúi tự phối giống, nếu chăm sóc tốt, dúi cái có thể sinh được tối đa 4 lứa/năm, với 3 dúi con/lần.

Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024

Nuôi dúi ít tốn diện tích, không gây tiếng ồn, ô nhiễm nên khá phù hợp cho người chăn nuôi sống ở đô thị (Ảnh: Bảo Kỳ).

"Dúi con nuôi 1,5 tháng thì tách mẹ. Trước đây tôi chưa có kinh nghiệm nên dúi mới vài tháng tuổi đã bán giống, khách hàng đem về không biết kỹ thuật nên dúi dễ chết, hao hụt nhiều. Sau này tôi quyết định đợi dúi đến cỡ hậu bị, gần sinh sản mới bán giống. Giá dúi giống trên một triệu đồng/con, tuy đắt nhưng bù lại đảm bảo chất lượng, người nuôi hoàn toàn yên tâm" - ông "trùm" dúi miền Tây chia sẻ.

Hiện trại dúi ở Củ Chi do con của ông Hiếu quản lý, phụ trách nhân giống, sản xuất dúi thương phẩm còn trại dúi ở Cần Thơ là trạm phân phối. Cứ 2 tuần/lần ông Hiếu đem về khoảng 150-200 con dúi giống và dúi thịt giao cho khách hàng.

Dúi thịt được ông giao cho nhà hàng, quán ăn với giá 1 triệu đồng/kg, dúi giống giá 1,2-2 triệu đồng/con (tùy kích cỡ), trừ hết chi phí, ước tính thu nhập mỗi tháng của lão nông lên đến hơn 100 triệu đồng.

Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương năm 2024

Loài "chuột tre" này ăn rất ít, chỉ một cữ/ngày. Bình quân 100 con dúi chỉ tốn khoảng 30.000 đồng tiền thức ăn (Ảnh: Bảo Kỳ).