Lãi suất chiết khấu trái phiếu là gì

Lãi suất chiết khấu là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn khá nhiều người băn khoăn về cụm từ này. Vậy lãi suất chiết khấu là gì? Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng tới nó như thế nào? Theo dõi ngay bài viết sau của Ngân hàng số Timo để tìm hiểu rõ hơn.

Xem ngay: Lãi suất là gì?

Lãi suất chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là mức lãi mà Ngân hàng Nhà nước, hay còn gọi là Ngân hàng Trung Ương [NHTW] ấn định, được tính dựa trên khoản cho các ngân hàng thương mại vay nhằm đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hạn.

Các ngân hàng thương mại sẽ vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước để hoạt động khi tiền mặt dự trữ không đủ, đảm bảo mức an toàn trong lúc khách hàng rút tiền. Tỷ lệ chiết khấu chính là công cụ của chính sách tiền tệ, giúp điều tiết lượng cung tiền ở trên thị trường. Lãi suất chiết khấu được ký hiệu bằng % [tỷ lệ] như lãi suất thông thường.

Lãi suất chiết khấu là mức lãi mà Ngân hàng Nhà nước, hay còn gọi là Ngân hàng Trung Ương [NHTW] ấn định [Nguồn: Internet]

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Công thức tính lãi suất chiết khấu cụ thể

Lãi suất chiết khấu được tính bằng 2 cách cụ thể như sau:

  • Chi phí huy động vốn.
  • Trung bình trọng số chi phí vốn [WACC].

Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn [chi phí sử dụng vốn, chi phí cơ hội của vốn] là tỷ lệ lãi suất người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án.

Ví dụ: Nếu rút tiền tiết kiệm từ Timo với lãi suất 7.2% để đầu tư thì lãi suất chiết khấu được tính là 7.2%.

Trung bình trọng số chi phí vốn

Doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính, bao gồm: vay thương mại và vốn góp cổ đông. WACC được tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn này. Công thức cụ thể như sau:

WACC = re * E/[E+D] + rD[1-TC]* D/[E+D]

Trong đó:

  • WACC: là chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty.
  • Re: là tỷ suất thu nhập hy vọng có được của cổ đông.
  • rD: lãi suất mong muốn của bên cho vay.
  • E: giá thị trường cổ phần của doanh nghiệp.
  • D: là giá thị trường nợ của bên doanh nghiệp.
  • TC: là thuế suất thuế thu nhập của bên doanh nghiệp.

re = [Div0[1+g]/P0] + g

Trong đó:

  • P0: giá cổ phiếu công ty tại thời điểm gốc.
  • Div0: cổ tức cổ phiếu của công ty tại thời điểm gốc.
  • g: là dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức.

Xem thêm: Lãi suất cơ sở là gì? Tác động như thế nào đến lãi suất vay?

Tác động của lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng như thế nào?

Tác động đối với Ngân hàng thương mại

Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước thiết lập có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các tổ chức ngân hàng thương mại. Mức chiết khấu thấp hay cao là cơ sở để các ngân hàng quyết định tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc.

Nếu lãi suất chiết khấu cao so với thị trường, các ngân hàng thương mại không thể dự trữ tiền ở mức tối thiểu. Bởi vì khi thiếu tiền mặt dự trữ, ngân hàng sẽ phải vay tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước để bù vào. Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu thấp hơn thị trường, các ngân hàng có thể tự do cho vay, chỉ cần dự trữ tiền ở mức tối thiểu.

Tác động đối với Ngân hàng Nhà nước

Lãi suất chiết khấu là công cụ hữu hiệu đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Nếu ngân hàng thương mại muốn tăng cung tiền thì phải giảm lãi suất. Ngược lại, khi muốn giảm lượng cung tiền sẽ tăng lãi suất chiết khấu. Bởi vì lúc này các ngân hàng sẽ dự trữ tiền mặt để không phải vay tiền với mức lãi suất cao.

Tác động của lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng [Nguồn: Internet]

Đọc thêm: So sánh lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu

Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để lãi suất chiết khấu như:

Lạm phát

Lạm phát là sự tăng giá cả dịch vụ, hàng hóa và sự mất giá tiền tệ theo thời gian. Lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của một quốc gia, bao gồm tỷ suất và lãi suất chiết khấu.

Để vượt qua suy thoái kinh tế, Ngân hàng Nhà nước thường áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ thấp lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng của các tổ chức ngân hàng. Ngược lại, để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất để hạn chế lượng cung tín dụng đưa ra nền kinh tế. Như vậy, khi lạm phát xảy ra thì lãi suất chiết khấu tăng và ngược lại.

Lượng cung và cầu tiền tệ trên thị trường

Cung tiền là tổng lượng tiền đang lưu thông trên thị trường. Cầu tiền là nhu cầu sử dụng tiền tệ để trao đổi, mua bán, giao dịch của các cá nhân, tổ chức, đơn vị. Khi cung và cầu ở trạng thái mất cân bằng, Ngân hàng Trung Ương sẽ điều chỉnh chiết khấu để ổn định lại thị trường. Nếu cung quá nhiều, Nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu để giảm số tiền lưu thông và giảm lạm phát.

Chính sách tiền tệ của chính phủ

Các chính sách về tiền tệ của chính phủ đều có ảnh hưởng đến mức lãi suất chiết khấu, bởi vì chính phủ là nơi cung ứng tiền tệ. Ngân hàng Trung ương đóng vai trò thực hiện chỉ huy đối với toàn bộ tổ chức ngân hàng của một quốc gia.

Với công cụ lãi suất, Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách để bình ổn, điều chỉnh nền kinh tế. Lãi suất tăng sẽ làm cho nhu cầu đầu từ và tiêu dùng giảm, khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất chiết khấu cho các tổ chức ngân hàng và ngược lại.

Rủi ro kỳ hạn tín dụng

Kỳ hạn của tín dụng dài thường có nguy cơ vỡ nợ và tiếp xúc với lạm phát hơn so với các kỳ hạn của tín dụng ngắn. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tăng giảm của lãi suất chiết khấu.

Tham khảo thêm: Rủi ro lãi suất là gì? Phân loại và cách quản trị rủi ro lãi suất

Một số khái niệm khác về chiết khấu

Chiết khấu ngân hàng

Chiết khấu ngân hàng là tín dụng có thời hạn ngắn của tổ chức ngân hàng thương mại. Trong đó, khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá nhưng chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận lại một khoản tiền tương đương giá trị đã trừ đi lợi tức chiết khấu và phí hoa hồng.

Vay chiết khấu

Vay chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay khoản tiền để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường. Khoản vay này sẽ được tính lãi suất chiết khấu.

Chiết khấu L/C

Chiết khấu L/C là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với khách hàng, có nghĩa là ngân hàng sẽ mua lại Bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu trước khi đến thời hạn thanh toán. Mục đích của việc chiết khấu L/C là đáp ứng nhu cầu vốn cho công ty, bổ sung vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong chiết khấu L/C, tỷ lệ và mức chiết khấu sẽ có sự khác nhau tùy theo đối tượng khách hàng và loại L/C.

Chiết khấu hối phiếu

Chiết khấu hối phiếu là thực hiện cấp tín dụng của tổ chức ngân hàng đối với khách hàng. Ngân hàng thương mại mua lại và có quyền truy đòi Hối phiếu đòi nợ trước hạn thanh toán.

Trái phiếu chiết khấu

Trái phiếu chiết khấu [trái phiếu trả trước] là trái phiếu được phát hành với chi phí thấp hơn mệnh giá gốc của trái phiếu. Trái phiếu được bán với giá thấp hơn đáng kể hoặc ở mức 20% trở lên được gọi là trái phiếu chiết khấu sâu. Trái phiếu chiết khấu thường được mua bán từ nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức.

Chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán là chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm dựa trên số tiền thanh toán sớm thời hạn của khách hàng. Hiểu đơn giản, đây là khoản tiền người bán giảm cho người mua do người mua thanh toàn tiền trước thời hạn trong hợp đồng.

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu được tính dựa trên số tiền ghi trên các loại giấy tờ có giá hoặc thương phiếu trước thời hạn thanh toán. Mức lãi suất tái chiết khấu còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ phải trả tiền trên giấy tờ có giá và thương phiếu hay .

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua khối khối lượng lớn.

Chiết khấu thương phiếu

Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng của tổ chức ngân hàng, thực hiện bằng việc ngân hàng mua lại thương phiếu chưa đến đáo hạn của khách hàng. Hiểu theo cách khác, đây là việc bán thương phiếu cho ngân hàng để nhanh chóng thu lượng tiền về với giá thấp hơn giá trên thương phiếu. Đặc điểm của chiết khấu thương phiếu là khoản lãi trả ngay khi nhận vốn.

Thông qua các chia sẻ ở trên, Timo hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn rõ về lãi suất chiết khấu là gì. Khái niệm thuật ngữ này rất quan trọng và hữu ích trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mong rằng bạn sẽ áp dụng những kiến thức trên trong việc đầu tư và kinh doanh của mình trong thời gian tới.

Lãi suất chiết khấu lấy từ đâu?

Sau đó, doanh nghiệp có thể tính lãi suất chiết khấu bằng cách lấy trung bình trọng số của chi phí vốn của từng nguồn vốn, như sau: Lãi suất chiết khấu = [trọng số chi phí vốn nguồn vốn vay x lãi suất nguồn vốn vay] + [trọng số chi phí vốn nguồn vốn tự có x lãi suất nguồn vốn tự có]

Lãi suất chiết khấu dòng tiền là gì?

Lãi suất chiết khấu là mức lãi mà Ngân hàng Nhà nước, hay còn gọi là Ngân hàng Trung Ương [NHTW] ấn định, được tính dựa trên khoản cho các ngân hàng thương mại vay nhằm đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hạn.

Lãi suất tái chiết khấu hiện nay là bao nhiêu?

Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết định
Lãi suất tái chiết khấu 3,000% 1123/QĐ-NHNN ngày 16/06/2023
Lãi suất tái cấp vốn 4,500% 1123/QĐ-NHNN ngày 16/06/2023

Lãi suất - Ngân hàng Nhà nước Việt Namwww.sbv.gov.vn › webcenter › portal › menunull

Tỷ suất chiết khấu tính như thế nào?

Cách tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu Bước 1: Lấy giá niêm yết ban đầu [Chưa chiết khấu] trừ đi giá thực mua [Sau chiết khấu]. Bước 2: Lấy số vừa tính được chia cho giá niêm yết ban đầu. Bước 3: Lấy kết quả tính được ở bước 2, thực hiện nhân 100 để được số phần trăm chiết khấu.

Chủ Đề