Lâm Đồng cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Nhắc tới mảnh đất Lâm Đồng, chắc hẳn ai cũng nhớ ngay tới hình ảnh thành phố Đà Lạt mộng mơ giữa trời Tây Nguyên hoang sơ, bình dị. Thế nhưng, cao nguyên Bảo Lộc mới chính là lá phổi xanh của vùng đất này. Trải qua bao năm tháng, Bảo Lộc vẫn còn nguyên vẻ đẹp bí ẩn, huyền bí khiến bao du khách lưu luyến mỗi khi đặt chân đến nơi đây.

Lâm Đồng cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Vị trí địa lý

Thành phố Bảo Lộc thuộc cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, cách thành phố Đà Lạt 110km về hướng Tây Nam (tính theo Quốc Lộ 20). Phía Bắc, Đông, Nam thành phố giáp huyện Bảo Lâm, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đạ Hoai. Bảo Lộc là một trong hai trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội lớn của tỉnh Lâm Đồng.

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Bảo Lộc là 23.395,50ha. Bảo Lộc có 6 phường (Phường 1, Phường 2, B’lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến) và 5 xã (Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh, Đambri, Đại Lào). Dân số trung bình năm 2019 là 158.981 người, chiếm 12,24% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân 682 người/km2, so với toàn tỉnh Lâm Đồng là 133 người/km2. Dân số tại Bảo Lộc phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở trung tâm và thưa thớt ở các xã ngoại ô, trong đó đông nhất là phường 2 mật độ lên đến 3.148 người/km2, trong khi đó ở Đại Lào chỉ có 200 người/km2.

Bảo Lộc nằm gần khu bauxite Lộc Thắng và nằm trong vùng giàu bauxite, tổng trữ lượng bauxite (dạng nguyên khai) là 1.115 triệu tấn, trong đó loại C1 khoảng 378 triệu tấn; Diatomite loại C1 và C2 là 64 triệu tấn; trong tương lai Bảo Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản.

Bảo Lộc nằm trên tuyến Quốc Lộ 20 và Quốc Lộ 55 (nối với Bình Thuận), là cầu nối quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ giao thương giữa Lâm Đồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và duyên hải Trung Bộ, với lợi thế như vậy, Bảo Lộc có điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng Dịch vụ và Công nghiệp.

Địa hình 

Thành phố Bảo Lộc nằm trên độ cao từ 500-1.300m so với mực nước biển, chia thành 3 dạng địa hình chính là núi cao, đồi dốc và thung lũng.

– Địa hình núi cao: Phân bổ tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900-1.100m) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI). Diện tích khoảng 2.500ha, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên.

Lâm Đồng cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Mô hình độ cao số (DEM) – Tp. Bảo Lộc

– Địa hình đồi dốc: Bao gồm các khối Bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850m. Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), dễ bị sói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích tự nhiên, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu tằm.

– Địa hình thung lũng: Phân bố tập trung ở Lộc Châu và Đại Lào, chiếm 9,2% diện tích tự nhiên. Đất tương đối bằng phẳng. Vì vậy ít thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

Khí hậu

Bảo Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính sau:

– Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 31 năm (từ năm 1980 đến năm 2011) của trạm Bảo Lộc vào khoảng 21,9 độ C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 22,8 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 21,6 độ C.

Lâm Đồng cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Diễn biến nhiệt độ từ năm 1980-2011, trạm Bảo Lộc

+ Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22 độ C, nhiệt độ cao nhất trong năm 25,4 độ C (tháng 5), nhiệt độ thấp nhất trong năm 18,7 độ C (tháng 1), các tháng mùa khô có mức độ biến đổi nhiệt cao hơn các tháng mùa mưa.

+ Nhiệt độ trung bình cả năm thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, khá thích hợp với các loai cây có nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới như: cà phê, chè, dâu tằm, bơ, các loại hoa quý và đặc biệt khí hậu rất thuận lợi để nuôi tằm.

– Lượng mưa: Bảo Lộc nằm trong khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, lượng mưa trung bình hàng năm 2.896mm (theo số liệu đo ở các trạm từ năm 1980 đến năm 2011), mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.

+ Lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, nhiệt độ thấp nên cường độ bốc hơi trong mùa khô không lớn, nhờ lợi thế này mà tại Bảo Lộc có thể trồng các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác mỏng hơn nhiều so với các vùng khác ở cao nguyên Đắk Lắk và Đông Nam Bộ.

Lâm Đồng cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Lượng mưa trung bình năm các trạm Bảo Lộc, Liên Khương, Đà Lạt

Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (mùa mưa 2-3 giờ/ngày, mùa khô 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều hơn nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo ra nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Thuận lợi:

– Nhiệt độ trung bình cả năm thấp, ôn hòa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, khá thích hợp với các loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới như chè, cà phê, dâu, bơ, các loại hoa quý và nhất là với nuôi tằm.

– Lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, nhiệt độ thấp nên cường độ bốc hơi trong mùa khô không lớn, nhờ lợi thế này mà tại Bảo Lộc có thể trồng các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác mỏng hơn nhiều so với các vùng khác ở cao nguyên Đắc Lắc và Đông Nam bộ.

– Tài nguyên đất đai Bảo Lộc có độ phì tương đối khá, rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê,…), dâu tằm. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Bảo Lộc rất phong phú nhất là Bauxit, cao lanh, đá xây dựng, …

– Có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo (thác ĐamB’ri, hồ Nam Phương…), kết hợp với các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện đi lại dễ dàng, khí hậu và tài nguyên nhân văn đa dạng đã tạo nên ưu thế nổi trội về phát triển du lịch.

– Bảo Lộc là đô thị loại III, là trung tâm phía nam của tỉnh Lâm Đồng, giao lưu với vùng Đông nam bộ (qua QL20) và Duyên hải trung bộ (qua QL55) nên Bảo Lộc rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.

Hạn chế:

– Mưa nhiều (vùng mưa nhiều nhất tỉnh) và mưa tập trung đúng vào dịp nghỉ hè (là mùa du lịch) cùng với sự phát triển các khu du lịch ở vùng lân cận như Phan Thiết, Nha Trang đã làm hạn chế sức hấp dẫn của du lịch nghỉ dưỡng ở Lâm Đồng cũng như Bảo Lộc, ảnh hưởng đến phát triển ngành kinh doanh dịch vụ và du lịch như hệ thống nhà hàng, khách sạn …

– Đất dốc, cùng với lượng mưa và cường độ mưa lớn, nên đất dễ rửa trôi và xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá nếu không được bảo vệ tốt và sử dụng hợp lý. Nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, lượng mưa lớn và tập trung sẽ xảy ra với tần suất cao, nguy cơ rửa trôi, xói mòn và sạt lở đất ngày càng tăng, nhanh chóng bồi lắng các hồ thuỷ lợi/thuỷ điện, giảm khả năng tưới (gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp,…), giảm năng suất phát điện (thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, dịch vụ,…).

Nhờ sở hữu “đặc sản” về khí hậu mà Bảo Lộc được mệnh danh là vùng đất hứa thu hút đông đảo cư dân ở cách tỉnh thành khác về đây tìm kiếm cho mình một mảnh đất để làm ngôi nhà thứ 2 nghỉ dưỡng, tránh xa cái nóng bức, ồn ào và xô bồ nơi phố thị.

Đà Lạt cao hơn mực nước biển bao nhiêu mét?

Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, được bao. quanh bởi các dãy núi cùng quần thể hệ thực vật rừng. Đó là lí do khiến Đà Lạt có được bầu khí hậu của miền. núi ôn hòa và dịu mát quanh năm.

Đức Trọng cao hơn mực nước biển bao nhiêu?

Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của Lâm Đồng - tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao từ 600 – 1000m so với mực nước biển.

Bảo Lộc có độ cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nằm trên Cao nguyên Di Linh, có độ cao 900 mét so với mực nước biển; cách TP. Đà Lạt chừng 110 km và cách TP. Hồ Chí Minh 190 km.

Lâm Đồng tiếp giáp với bao nhiêu tỉnh?

Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận; phía tây giáp tỉnh Bình Phước; phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía nam- đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.