Làm sao để socola không bị chảy

Hướng dẫn chi tiết cách bảo quản socola không bị chảy nước kể cả khi không có tủ lạnh cực đơn giản và dễ thực hiện. Click xem ngay và cùng Điện máy XANH tìm hiểu!

Socola là món ăn được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản socola đúng cách. Vậy hôm nay chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ mách bạn cách bảo quản socola không bị chảy nước kể cả khi không có tủ lạnh trong bài viết này nhé!

Làm sao để socola không bị chảy

socola không chảy


Hiện tượng “lại” đường và là hiện tượng thường gặp nhất khi socola không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Hiện tượng “lại” đường và bơ sẽ khiến cho bề mặt của socola bị phủ 1 lớp màu xám và có lớp siro bám dính, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do đường bị bốc hơi và do sự thay đổi cấu trúc của bơ cacao ở các mức nhiệt khác nhau.

Việc xảy ra hiện tượng “lại” đường và bơ là khi socola bị bảo quản ở môi trường ẩm ướt, ở đấy socola sẽ hấp thụ hơi nước xung quanh và tạo ra 1 lớp đường kết dính, đồng thời socola sẽ bị phủ 1 lớp trắng lên bề mặt.

Socola bị “lại” đường và bơ ở độ ẩm là 82 – 85% đối với socola đen và 78% đối với socola sữa.

Hiện tượng socola bị mất mùi vị xảy ra khi socola tiếp xúc trực tiếp với nước và ánh nắng mặt trời khiến socola bị oxy hoá dẫn đến mất mùi vị.

Bên cạnh đó việc để socola gần với những thực phẩm có mùi mạnh sẽ ám mùi vào socola. Ngoài ra socola khi để quá lâu cũng sẽ có hiện tượng mất mùi vị.

Bảo quản socola handmade ở nhiệt độ cao sẽ khiến socola bị chảy và có hiện tượng dính vào với nhau.

Socola trắng được làm và chứa rất nhiều đường, protein từ sữa và lactose, các chất này khi bảo quản ở nơi có nhiệt độ quá 45 độ C chúng sẽ xảy ra hiện tượng bị vón cục lại.

Socola lỏng bảo quản ở môi trường ẩm ướt sẽ hấp thụ các hơi nước xung quanh và làm hoà tan lượng đường có trong socola, khiến đường bị kết tinh và tạo thành các hạt vón cục nhỏ trong socola, vì thế khi ăn socola sẽ cảm thấy không được mịn và bị lạo xạo.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng socola có bong bóng hơi và các lỗ nhỏ xuất phát từ bước đổ khuôn socola. Khi đổ khuôn socola và rung chưa kỹ, các bọt khí không thoát ra hết sẽ tạo thành các lỗ nhỏ. Ngoài ra việc đổ khuôn socola quá đặc sẽ gây ra bong bóng hơi do các bong bóng khí không thoát ra được.

Socola bị làm lạnh quá nhanh hay được bảo quản ở nhiệt độ quá thấp, quá cao sẽ khiến socola bị thay đổi nhiệt độ đột ngột từ đó bị rạn nứt hoặc chảy nước.

Socola bảo quản thích hợp nhất là ở nhiệt độ phòng từ 25 – 27 độ C đối với loại socola không nhân, với cách bảo quản này socola không nhân có thể bảo quản được từ 12 – 18 tháng tuỳ theo nhà sản xuất.

Còn đối với socola nhân trái cây bên trong, thì nên sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày sau khi mở hộp, còn nếu được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thì có thể kéo dài đến 3 tuần.

Ngoài ra socola nhân mứt hoặc socola nhân rượu khi ở nhiệt độ phòng, bạn có thể bảo quản lâu khoảng 1 tháng hoặc 3 tháng nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Nhiệt độ ở ngăn mát tủ lạnh là nhiệt độ ổn định và tốt nhất để bảo quản socola không bị chảy. Ngoài ra việc bảo quản socola trong tủ lạnh ngoài việc giúp socola không bị chảy, còn có thể kéo dài thời gian sử dụng của socola lâu hơn so với việc bảo quản ở nhiệt độ ngoài.

Cất socola ở nơi thông thoáng là cách bảo quản đơn giản nhất để có thể bảo quản socola khi không có tủ lạnh. Bạn có thể cất socola ở tủ bếp, tủ đựng thức ăn khô,… Tuyệt đối không nên bảo quản socola gần nơi có nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm ướt như bếp gas, lò vi sóng,…

Đối với những socola đang ăn dở, bạn hãy bọc kín socola lại bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm để socola không tiếp xúc quá nhiều với không khí dẫn đến quá trình oxy hoá nhanh và giảm chất lượng socola.

Tự chế tủ lạnh mini từ một cái nồi khá đơn giản để bạn có thể bảo quản socola. Bạn thực hiện cách này bằng cách gói kín socola rồi cho 1 cái nồi trống và đậy nắp lại.

Tiếp theo bạn cho cái nồi đựng socola này vào trong 1 cái chậu lớn và đổ nước đầy chậu, khi đổ bạn nhớ tránh không cho nước vào trong nồi, như vậy bạn đã làm xong chiếc tủ lạnh mini để bảo quản socola rồi.

Bảo quản socola mới nấu xong bằng nồi áp suất là 1 cách bảo quản socola khá hiệu quả. Socola mới nấu xong đang để trong nồi áp suất, bạn mở lỗ van cho hơi nước trong nồi bay ra rồi đậy nắp lại để socola nguội.

Chỉ đến khi cần chế biến bạn mới lấy socola ra thì thời gian bảo quản socola bằng cách này sẽ rất lâu.

Bạn có thể bảo quản socola bằng muối bằng cách gói kín socola lại bằng túi nilon không thấm nước rồi cho vào nước muối mặn.

Cách bảo quản bằng nước muối mặn đơn giản có tác dụng làm giảm nhiệt độ socola giúp socola không bị chảy.

Để kéo dài thời hạn sử dụng và giúp socola không bị hư hỏng, bạn nên có những lưu ý sau đây khi bảo quản socola:

  • Nhiệt độ thích hợp nhất mà bạn nên bảo quản socola là từ 18 – 20 độ C và độ ẩm trong khoảng 50 – 60%.
  • Nên gói kín socola và để ở nơi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không đặt socola handmade ở gần các thực phẩm có mùi, vì điều đó sẽ khiến socola bị ám mùi và mất đi hương vị vốn có của socola.
  • Bọc thật kĩ socola chưa bị rạn nứt bằng giấy bạc hoặc túi và bảo quản trong tủ lạnh để socola giữ được nguyên vẹn hình dạng nhé.

Socola thông thường có hạn sử dụng có thể kéo dài từ 18 tháng – 2 năm tuỳ vào cách bảo quản, nếu bạn để quên và quá hạn sử dụng thì socola sẽ bị chảy nước không thể sử dụng được nữa.

Tuy nhiên việc socola chảy nước có thể do socola được bảo quản ở nhiệt độ cao, vì thế bạn hãy nếm thử socola đã bị chảy, nếu socola còn hương vị đặc trưng ban đầu thì bạn cho vào ngăn đông tủ lạnh 1 thời gian rồi sử dụng lại như bình thường.

Còn nếu socola có hương vị lạ, mùi hơi hắc giống hành tây thì socola đã hỏng, thì bạn không nên tiếp tục sử dụng để tránh những tác hại không đáng có đến sức khoẻ.

Nếu socola xuất hiện hiện tượng đốm trắng thì chưa chắc là socola đã hư, vì đó là hiện tượng chocolate bloom (fat bloom và sugar bloom) khá phổ biến khi bảo quản socola.

Fat bloom làm socola không có bề ngoài đẹp mắt, nhưng hương vị thì vẫn được giữ nguyên như ban đầu. Còn socola bị sugar bloom vẫn ăn được tuy nhiên sẽ không giữ được hương vị cũng như độ giòn ngon của socola.

Tóm lại, hiện tượng socola xuất hiện đốm trắng thì chưa phải là bị hư hỏng, socola vẫn ăn được và chỉ bị thay đổi hương vị, không còn ngon như ban đầu. Tuy nhiên khi socola có mùi và hương vị lạ thì bạn đừng ăn và vứt đi nhé.

Với những loại socola thông thường sẽ có thời hạn sử dụng từ 18 tháng đến 24 tháng khi chưa mở bao bì và 6 tháng khi đã mở bao bì và bảo quản trong tủ lạnh. Socola dạng nấu chảy có thời hạn sử dụng khoảng 1 năm nếu bảo quản trong bếp hoặc tủ lạnh, còn socola không đường có thời hạn 18 tháng nếu được bảo quản trong tủ bếp. Hàm lượng ca cao càng lớn thì việc bảo quản socola càng lâu (có thể lên đến 2 năm). Cá biệt có trường hợp socola đen với hạn sử dụng lên đến tận 5 năm.

Nếu để quá thời hạn sử dụng thì socola sẽ bị chảy nước và hư hỏng, không thể dùng được nữa. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp hiện tượng chảy nước là do nhiệt độ môi trường bảo quản socola cao, nên bạn có thể nếm thử trước khi quyết định sử dụng tiếp hay vứt bỏ. Nếu hương vị không giống như ban đầu, có mùi như hành tây thì khả năng cao là nó đã bị hỏng và bạn không nên tiếp tục sử dụng nữa. Còn nếu hương vị vẫn giữ nguyên như ban đầu thì bạn có thể cho socola vào ngăn đông của tủ lạnh một thời gian và dùng bình thường.

Làm sao để socola không bị chảy
 

Làm sao để socola không bị chảy

Nếu thấy phía trên bề mặt thanh socola xuất hiện những đốm trắng thì chưa hẳn chúng đã bị hỏng, bởi đây rất có thể là hiện tượng fat bloom hoặc sugar bloom.

Fat bloom xuất hiện khi người dùng bảo quản socola trong điều kiện nhiệt độ luôn thay đổi. Khi nhiệt độ cao hơn 22oC, chất béo bên trong sản phẩm sẽ bị nóng chảy và thoát ra ngoài bề mặt. Đến khi gặp nhiệt độ thấp, hỗn hợp này sẽ kết tinh lại và tạo thành 1 lớp phấn trắng, dùng tay gạt nhẹ bạn sẽ thấy lớp phấn này tan ra. Đối với Fat bloom thì chúng ta vẫn có thể ăn được và socola vẫn giữ nguyên hương vị như ban đầu, nhưng sản phẩm sẽ không còn được đẹp mắt nữa.

Hiện tượng Sugar bloom thường thấy ở những thanh socola được bảo quản hoặc sản xuất trong môi trường có độ ẩm cao. Khi socola được chuyển từ nơi nhiệt độ thấp sang nhiệt độ cao, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ trên bề mặt sản phẩm làm tan đường trong socola. Lượng đường này qua thời gian sẽ kết tinh lại trên bề mặt socola, nếu dùng tay di nhẹ thì lớp kết tinh này không bị tan đi. Socola bị Sugar Bloom sẽ không còn giữ được hương vị và độ dòn như ban đầu.

Vậy, trong quá trình bảo quản socola nếu thấy xuất hiện những đốm trắng trên bề mặt thì không hẳn chúng đã bị hỏng. Hương vị của socola có thể bị thay đổi một chút, không ngon như ban đầu nhưng vẫn ăn được bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ khi nào hương vị thay đổi quá khác thường thì bạn mới nên vứt chúng đi.

Trong socola trắng có chứa nhiều đường, protein sữa và lactose. Những thành phần này có đặc tính rất nhạy cảm, khi nhiệt độ bảo quản socola vượt qua 45oC thì chúng sẽ bị vón cục lại. Bên cạnh đó, nếu tỉ lệ nước trong socola càng cao thì hiện tượng này xảy ra càng nhiều.

Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích dành cho bạn mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn bảo quản socola khi không có tủ lạnh. Đừng quên đồng hành cùng Cokovietnam để bỏ túi thêm nhiều mẹo hữu ích cho cuộc sống nhé.

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tại sao socola không chảy
  • Cách vận chuyển socola đi xa
  • Làm sao để socola không bị chảy
  • Làm sao để socola đông lại
  • Tại sao socola không đông
  • Socola tươi để được bảo lâu
  • Tại sao đun socola không chảy
  • Socola để bảo lâu thì đông