Làm thế nào để nước mắm không bị đen

Với phương pháp thật sự truyền thống, nước mắm được làm ra ngon và an toàn, nguyên liệu chủ yếu là cá tươi và muối biển, không thêm bất kì chất  gì khác, muối biển là thành phần chính để giữ được đạm trong nước mắm, giúp nước mắm để được lâu và ngon, nếu bảo quản không đúng cách  nước mắm cũng có thể bị hỏng và sẽ không còn là ngon nhất.

Tại sao nước mắm truyền thống xuống màu khi ăn được một nữa?

Khi chúng ta mở nắp chai, không khí lọt vào, nước mắm bị oxy hóa nên chuyển màu sậm hơn. Hiện tượng này là bình thường của nước mắm nhĩ, không ảnh hưởng gì  đến chất lượng của nước mắm nhĩ.

Nước mắm nhĩ chỉ trở màu khi chúng ta mở chai, còn để nguyên không mở nắp thì để thời gian dài cũng không thể trở màu sậm. Nếu nước mắm bị chuyển màu thì đem ra phơi nắng hoặc nấu lên thì sẽ chuyển màu lại như cũ.

Hạn chế nhiều lần mở nắp chai, xài xong đậy kín, không rót trực tiếp nước mắm nồi đang nấu vì hơi nước sẽ bay vào trong. Đây cũng chính là điểm phân biệt giữa nước mắm truyền thống và nước mắm đóng chai công nghiệp. Và quan trọng là phải dùng nhiều để nước mắm nhanh hết còn mua chai khác.

 SG, 07/04/2017
Ngô Hữu Phúc
Đồng sáng lập thương hiệu mật ong PVHONEY

Nước mắm – một thứ gia vị không thể thiếu của người nội trợ và mỗi ngày gia đình đều phải sử dụng. Chính vì thế người nội trợ hay mua nước mắm dự trữ sẵn, đôi khi là một lượng dung tích lớn. Việc bảo quản nước mắm, giúp giữ được màu hổ phách, mùi vị của nước mắm nguyên bản, đặc biệt là nước mắm truyền thống không dùng các chất bảo quản khá quan trọng đối với người nội trợ. 

Nước mắm Lê Gia xin bật mí cho các mẹ nội trợ 3 bí mật để luôn giữ nước mắm thơm ngon như thuở ban đầu:

Bảo quản nước mắm ở nơi thoáng mát

Đạm acid amin trong nước mắm rất dễ bị phân hủy nếu bảo quản chúng trong môi trường không phù hợp.  

Nước mắm truyền thống là sản phẩm được kết tinh từ thiên nhiên, chúng được làm từ cá cơm tươi ngon và muối biển tinh khiết cho nên hàm lượng đạm amin chứa trong cá sẽ được bảo quản an toàn bằng chính vị mặn mà của muối tự nhiên chứ không phải bằng bất cứ hóa chất nào.

Nếu để nước mắm ở trong không gian có nhiệt độ thấp, muối biển sẽ bị đông kết lại, sau đó sẽ lắng xuống dưới đáy chai. Vì vậy mà phần trên của nước mắm sẽ không có đủ lượng muối cần thiết để bảo đảm đủ lượng đạm amin. Khi đó lượng đạm amin trong cá sẽ bị phân hủy, nước mắm sẽ bị chuyển sang màu đen đục và bị hỏng.

Bảo quản nước mắm nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 

Vì đây là thời gian nước mắm đang ở độ “chín muồi”, sẽ thơm ngon và đủ chất nhất. Sử dụng nước mắm trong thời gian này sẽ đảm bảo độ an toàn và chất lượng của nước mắm. Sau một tháng, lượng đạm cũng như màu sắc của nước mắm sẽ không còn đủ tươi mới như trong một tháng đầu sử dụng nữa. 

Khi rót nước mắm ra để sử dụng chỉ rót một lượng nước mắm vừa phải, nếu ăn còn thừa thì cũng không nên để lại sử dụng bữa sau. Bởi có thể nước mắm để lâu đã bị oxy hóa khi tiếp xúc khá lâu với không khí. Đây vốn là một hiện tượng xảy ra bình thường của nước mắm truyền thống bởi đó là nước mắm tự nhiên, không chứa hóa chất. Để thưởng thức hương vị trọn vẹn của nước mắm, tốt nhất bạn nên rót một lượng vừa phải ra bát ngay trước bữa ăn hoặc dùng thìa lau khô để múc ăn.

Vặn nắp sau khi sử dụng 

Đừng quên vặn kín nắp chai sau khi sử dụng

Phải luôn chú ý vặn chặt nắp khi đang sử dụng chai nước mắm, vì như vậy, côn trùng hay những con vật khác sẽ không xâm nhập được vào. Cũng thêm một lý do là mùi nước mắm sẽ bay hơi ra ngoài, gây ô nhiễm trong căn phòng chứa nó, mất đi cả chất lượng mắm tươi ngon, nguyên chất nữa. Có thể dùng chai thủy tinh để bảo quản mắm chất lượng và lâu hơn nhé!

Đừng nên cho thêm nguyên liệu vào nước mắm

Nước mắm đang ở giai đoạn cất giữ rất quan trọng. Để tránh cho nước mắm bị hư sớm, không dùng được, không có đủ hương vị như bình thường thì đừng nên cho thêm bất cứ thứ gì vào. Bởi lẽ nước mắm được sản xuất ủ tự nhiên rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài.

Trên đây là một số cách bảo quản nước mắm đơn giản mà các chị em nội trợ cần lưu ý. Để bữa cơm gia đình trở nên thú vị và đặc trưng hơn, đừng quên bỏ qua chai nước mắm Lê Gia mang hương vị của tình đoàn viên.

Nếu cần thêm thông tin về nước mắm Lê Gia, quý khách có thể vào website: www.nuocmamlegia.com, www.facebook.com/mamlegia hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline 0971.978.786 để được hỗ trợ

Nước mắm từ lâu đã là sản phẩm truyền thống đặc trưng của Việt Nam. Có rất nhiều người thích tự làm nước mắm tại nhà nhưng không phải ai làm ra nước mắm cũng đều ngon, đặc biệt là những người mới làm lần đầu thường gặp phải mắm bị hư và họ không biết cách xử lý mắm bị hư như thế nào? Đừng quá lo lắng, những nội dung chia sẽ dưới đây sẽ giúp biết được cách xử lý mắm bị hư, cũng như biết được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy.

Đặc Điểm Của Mắm Loại Ngon

Sản phẩm nước mắm cổ truyền sẽ có mùi thơm đặc trưng, có vị ngọt đậm và rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài công dụng làm thực thẩm để nêm gia vị, kho thịt cá, nước chấm,…thì nước mắm còn có tác dụng chữa bệnh như bị cảm lạnh gây đau quặn bụng, đầy bụng, bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hoá cần ăn kiêng.

Trong những năm gần đây do có sự xuất hiện của các loại nước mắm công nghiệp, loại này được chế biến chủ yếu từ các loại đậu tương nên sản phẩm không có mùi thơm đặc trưng của nước mắm. Do đó nhiều người dân nhất là ở vùng quê vẫn tương truyền nghề làm nước mắm theo phương pháp cổ truyền và ngày phát triển hơn trước rất nhiều.

Tuy nhiên, để có được những lít nước mắm thành phẩm có hương vị thơm ngon thì việc chế biến và khắc phục hiện tượng hư hỏng trong quá trình chế biến là hoàn toàn không dễ dàng đối với từng cách chế biến nước mắm từ các địa phương vùng miền khác nhau. Nhưng thông thường sẽ xuất hiện những hiện tượng hư hỏng sau đây.

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Mắm Bị Hư

Có nhiều nguyên nhân, hiện tượng nhận biết mắm bị hư như sau:

Hiện tượng nước mắm thối

Nhận biết

Trên mặt nước mắm có nổi lên những bọt nhỏ, dần dần nước đục và có màu nâu xám rồi xanh, xông lên mùi hôi thối.

Nguyên nhân gây ra

Chượp chưa chín mới phân giải đến sản phẩm trung gian dễ đông vón,nước mắm lọc không trong, còn vẫn đục, nhạt muối hay quá nóng tạo nhiệt độ và môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển hoặc bể, thùng lọc, thùng chứa thành phẩm vệ sinh kém, thậm chí có khi lẫn cả chượp sống vào nước mắm bị nước lã hay nước mưa vào.

Cách xử lý mắm thối

Bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách xử lý sau:

  • Xử lý theo công thức: Cứ 100 lít nước mắm thối cho thêm 10 lít nước lã trộn vào, đem đun sôi, vớt hết bọt, sau đó thêm 5 lít chượp tốt vào và tiếp tục đun sôi để vớt hết bọt đen. Cứ tiếp tục làm cho tới khi chỉ còn bọt trắng hoặc vàng nổi lên thì thêm 3kg muối nữa, đem đun tới khi không có bọt nổi lên thì thôi. Nấu xong đem lọc tới khi trong là được.
  • Nếu không cho chượp vào nấu, bạn cũng cho nước lã và muối vào nấu như trên. Sau đó đổ vào thùng có bã chượp tốt ngâm 1 đêm rồi kéo rút vài ngày là được mắm tốt.

Hiện tượng chượp bị thối

Nhận biết

Trong quá trình chế biến, hiện tượng chượp bị đen thường đi kèm hiện tượng chượp thối. Vì vậy chượp đã thối thì sẽ bị đen.

Nguyên nhân gây ra

Chủ yếu là do muối quá nhạt hoặc sau khi cá đòi muối mà không kịp thời cho muối để khống chế hoạt động của vi sinh vật gây hư hỏng.

Cách xử lý mắm bị hư do chượp bị thối

Nguyên liệu ban đầu cần xử lý tốt, dụng cụ chế biến phải sạch [không để nơi ẩm thấp, bụi bẩn].

Nếu đã thối thì cho muối vào mặn hơn quy định hoặc có thể trộn với chượp khác rồi đem nấu cho đạm thối bay đi.

Hiện tượng nước chượp bị đen

Nhận biết

Từ nửa tháng đầu đến nữa tháng sau sẽ có dấu hiệu bắt đầu đen từ nước, rồi dần chuyển sang đen phần cái.

Nguyên nhân gây ra

Nước chượp bị đen có thể do nhiều yếu tố dẫn đến như:

  • Có tạp chất bùn ở mang, ngoài và trong bụng cá.
  • Do sắc tố có trong da, thịt và nội tạng cá trong quá trình chế tiếp xúc với chất oxy hóa dẫn đến bộ phận cá bị phá hủy và màu bị mất dần.
  • Có thể do trộn muối không đều thì chổ thiếu muối có hiện tượng thối rữa và biến đen.
  • Các loại cá ướp nước đá trước khi muối mà không xả hết đá cũng gây hiện tượng đen cục bộ, sau đó sẽ lan ra cả thùng.

Cách xử lý mắm bị hư do nước chượp bị đen

Khi gặp phải trường hợp nước chượp bị đen, bạn cần xác định rõ lại nguyên nhân ban đầu rồi đưa ra hướng xử lý như sau:

  • Nước chượp bị đen do bùn đất: Dùng nước muối rửa sạch, lấy phần cá phơi riêng, còn phần nước để lắng lấy phần trong cho vào thùng trở lại [dùng thêm ít phèn để kéo phần đen xuống và loại đi].
  • Nước chượp bị đen do sắc tố: Tránh không được làm cho cá vỡ bụng sớm khi chưa đủ muối [nếu thấy có lẫn mực thì nhặt riêng ra]. Sau đó cho 1 ít thính rang và bã chượp tốt vào đánh khuấy, tăng cường phơi nắng sau 1 tháng chượp trở lại bình thường. Dùng oxy già nồng độ 0.01 – 0.001 thì không có mùi ozon bay ra.
  • Nước chượp bị đen do sự phá hủy của một số chất: Cho muối vào kịp thời khi thấy mắm bắt đầu trở mùi. Nếu được bạn nên cho nước ra đun sôi thì những sản vật tạo màu đen bị phân hủy bay hơi, vi sinh vật bị tiêu diệt một cách nhanh chống.

Hiện tượng chượp bị chua

Nhận biết

Chượp bốc lên có mùi chua sốc, nước màu xám, có mùi tanh thối khó chịu. Lúc này bạn có thể kiểm tra xem nếu  toàn thân cá rắn chắc, bụng tóp lại mắt lõm vào, giác mạc nhăn nheo, thịt dai và khô, cá luôn chìm dưới đáy thì chứng tỏ chua vì mặn đầu.

Nguyên nhân gây ra

Nếu chua vì mặn đầu là do lúc đầu bạn cho lượng muối quá nhiều. Lượng muối này thẩm thấu vào các lớp thịt cá bên ngoài, còn bên trong cá và nội tạng không kịp thấm muối nên lớp ngoài bị mặn, lớp trong bị nhạt. Lúc này các lớp thịt cá bên trong bắt đầu phân giải theo hướng tạo nhiều axit bay hơi.

Nếu chua vì nhạt đầu là do cá bị nhạt muối nên không đủ sức kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, thịt cá bắt đầu phân giải theo chiều hướng tạo nhiều axit bay hơi phức tạp, phát sinh ra mùi chua cùng mùi tanh thối bốc lên.

So với cá bị mặn đầu thì giai đoạn chua ngắn hơn và mau chóng chuyển sang giai đoạn thối rữa.

Cách xử lý mắm bị hư do bị chua

Khi chế biến chượp cần cho muối đều và đủ để không quá nhạt hoặc quá mặn. Đồng thời kết hợp với việc xáo trộn, phơi nắng cho bay mùi chua, sau đó lọc rút qua bã chượp tốt lấy hương. Dùng rượu để chuyển axit sang dạng este có mùi thơm, dùng thêm thính [thính rang hơi cháy] cho vào để hấp phụ mùi chua.

Lưu ý, nếu cá chua vì mặn đầu thì có thể thoát muối bằng cách cho nước lã vào rồi mới áp dụng cách chế biến chượp.

Nội dung chia sẽ trên về cách xử lý mắm bị hư không chỉ là kiến thức mà còn là kinh nghiệm để giúp các bạn cải thiện những trường hợp không mong muốn xảy ra khi làm mắm tại nhà hoặc ở quy mô nhà xưởng một cách tốt nhất.

Xem thêm định nghĩa mắm qua bài viết sau: Nước mắm là gì

———————-

Từ khóa liên quan:

  • Cách xử lý mắm bị hư
  • Cách xử lý nước mắm có mùi
  • Cách xử lý nước mắm bị hôi

Các Nguyên Nhân Gây Ra Và Cách Xử Lý Mắm Bị Hư

Video liên quan

Chủ Đề