Trần minh là ai

Từ Trưng Trắc, Dương Vân Nga của Thanh Nga, tới Thi Sách, Trần Minh của Thanh Sang, hoặc Chương Hầu, Y xì ke của Bảo Quốc, Tô Định của Văn Ngà, Mã Tắc của Hùng Minh, Nhuận Điền của Thanh Tú... Sơ lược bối cảnh như thế để thấy nhân vật Trần Minh “khố chuối” nằm trong giai đoạn cực thịnh của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga và giai đoạn cực thịnh của cải lương miền Nam.

Vở Bên cầu dệt lụa ra mắt năm 1976, đến 1977 là Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, 1978 là Dương Vân Nga. Rồi Thanh Nga tử nạn, coi như kết thúc thời hoàng kim của đoàn. Dĩ nhiên còn một số vở khác, nhưng chỉ cần nhắc 4 vở này thôi đã quá đủ cho cảm tình của khán giả. Mà một vở hay thường diễn suốt năm, nên mỗi năm đâu cần dựng nhiều. Bên cầu dệt lụa hồi ấy diễn khắp các tỉnh miền Tây, ra tới miền Trung, và mấy chục năm nay vẫn được dựng lại với nhiều thế hệ nghệ sĩ khác nhau. Nhưng có lẽ không ai đóng vai Trần Minh đường hoàng, đĩnh đạc bằng Thanh Sang, thế mới gọi là vai diễn để đời.

Đầu tiên phải kể tới ngoại hình của Thanh Sang. Đậm chất nam tính, đúng nghĩa là “kép” trên sân khấu. Mà Trần Minh này không như một số kép khác đã đóng, dù mặc áo vá nhưng sao cứ bóng bẩy thế nào! Trần Minh - Thanh Sang luôn toát lên vẻ mộc mạc, giản dị của con nhà nghèo, tuy vậy vẫn không lộ nét bần hàn, mà lại tiềm ẩn sự uy nghi đĩnh đạc của quan trạng tương lai. Hình tướng cực kỳ quan trọng, chớ nên xem thường. Đôi khi các nghệ sĩ quá chú ý đến việc hóa trang cho đẹp, nhưng cái đẹp ấy không phải là cái đẹp của nhân vật. Chính vì thế người đi một đằng, nhân vật đi một nẻo! Làm sao thuyết phục được khán giả?

Trần Minh là một con người đầy đủ nhân nghĩa lễ trí tín, nên ngay cả giọng nói, phong thái cũng phải đường hoàng, minh bạch, âm điệu rõ ràng, ngay thẳng của người quân tử. Thanh Sang khi lên vọng cổ rất chú ý không khoe hơi, khoe giọng, uốn éo kỹ thuật, mà chuyên tâm vào cách phát âm chuẩn mực, nhấn nhá dứt khoát. Lớp diễn trạng nguyên chấp nhận án tử của vua ban vì không muốn phản bội lời hẹn ước cùng người vợ quê nhà, Thanh Sang đã làm bật lên vẻ đẹp của cương thường đạo lý, làm người xem thấy ở Nho giáo một cái gì đó bền vững tới thời hiện đại chứ không hề lạc hậu.

Mỗi lời mỗi chữ trong câu vọng cổ là mỗi triết lý sâu sắc, cảm động, và có cả dũng khí. Diễn làm sao cho thấy cái dũng ấy, mà không lên gân, cho thấy cái tình ấy, mà không sướt mướt, cho thấy cái lý ấy, mà không sáo rỗng. Tưởng dễ nhưng không dễ! Chỉ cần một chút “diễn” là coi như hết... diễn. Sự chân thực, chừng mực, và cả tri thức của Thanh Sang khiến anh vượt qua nhẹ như không. Có lẽ Thanh Sang là một kép hát có tầm hiểu biết khá rộng, từ lịch sử cho tới văn chương, triết học. Anh đọc rất nhiều thơ cổ kim lẫn tiểu thuyết thế giới, và trí nhớ thì tuyệt vời, có thể ngồi nói vanh vách chuyện đông chuyện tây một cách hào hứng. Thành ra, khi vào vai Trần Minh trạng nguyên thông tuệ như thế, anh đâu cần cố gắng bao nhiêu, nội lực tâm hồn đã phát ra đầy đủ.

Lớp diễn với Quỳnh Nga khi chia tay, và với Nhuận Điền khi bái tổ vinh quy cũng là hai lớp rất hay. Thanh Sang nói: “Các vở khác thông thường chỉ cần một lớp hay thôi đã đủ cho khán giả nhớ, còn Bên cầu dệt lụa có tới ba, bốn lớp hay. Phải nói là cảm ơn tổ nghiệp, cảm ơn soạn giả Thế Châu. Ông viết kịch bản hoàn chỉnh tới mức hầu như nghệ sĩ chúng tôi khi lên sàn tập không phải sửa chữa gì cả. Đâu dễ có một soạn giả như thế. Và lời lẽ thì đầy chất văn học, sang trọng, chân thành. Một vai diễn thành công của tôi có công lao của nhiều người nữa chứ”. Có lẽ vì lời ca sâu sắc văn chương mà Bên cầu dệt lụa chinh phục giới trí thức nhiều hơn cả. Nhiều người còn yêu cầu nhà xuất bản in kịch bản ra cho họ mua về tập hát.

Hoàng Kim

  • HLV Trương Việt Hoàng rời "ghế nóng" tại CLB Viettel

"Tôi giải nghệ là... tại tôi"

Vài năm trước, trong một lần xuất hiện trên truyền hình, HLV Trần Minh Chiến không ngần ngại chia sẻ về lý do khiến ông giải nghệ sớm khi tuổi mới ngoài đôi mươi. "Tôi giải nghệ sớm là tại tôi thôi, chứ không phải tại chấn thương hay do ai cả. Mọi điều xảy đến với tôi là do bản thân tôi", tiền đạo tài hoa một thời của đội tuyển Việt Nam chia sẻ.

Trên cương vị HLV trưởng, Minh Chiến sẵn sàng ra đi để chịu trách nhiệm.

25 năm trước, bóng hồng sát cánh bên cạnh Minh Chiến là "Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh. Mối tình Beckham - Victoria phiên bản Việt Nam khi ấy chiếm trọn sự chú ý của độc giả bởi sức hút không thể cưỡng nổi của bộ đôi trai tài gái sắc. Việt Trinh lúc đó gây tiếng vang nhờ vai chính trong bộ phim Người đẹp Tây Đô, còn Minh Chiến là cây săn bàn bậc nhất của đội tuyển Việt Nam.

Không giống Beckham, người vẫn chơi bóng đá đỉnh cao khi có bóng hồng bên cạnh, Minh Chiến không thể trở lại sân cỏ. Có thời điểm, ông được ví như tay chơi của đất Sài Gòn. Việt Trinh ở đâu là Minh Chiến xuất hiện tại đó. Thay vì tìm lại bản thân trên sân cỏ, chân sút mới ngoài tuổi đôi mươi nhận làm "người vận chuyển" đưa đón người đẹp đến phim trường.

Nói về bệnh ngôi sao mà bản thân mắc phải ngày ấy, Minh Chiến thừa nhận có tình trạng HLV "ngại" góp ý trực diện với những cầu thủ có mác tuyển thủ quốc gia. Việc không có ai thẳng thắn chỉ bảo bên cạnh khiến Minh Chiến đi theo con đường hoàn toàn khác so với Hồng Sơn, người cùng anh sang Đức điều trị chấn thương và được HLV Weigang thương như con cái trong nhà.

Trong khi Minh Chiến phải giải nghệ sớm vì chấn thương, Hồng Sơn tiếp tục trở lại thi đấu và giành hàng loạt danh hiệu cao quý. Nhưng cuộc đời không trao cho, cũng không lấy đi của ai tất cả mọi thứ. Minh Chiến khép lại sự nghiệp cầu thủ một cách dang dở, nhưng ông dần làm lại với con đường trở thành huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp.

Là một trong những thành viên đầu tiên của ban huấn luyện PVF, Minh Chiến gắn bó với lò đào tạo này gần 1 thập niên trước khi chuyển sang làm HLV trưởng Becamex Bình Dương. Trong thời gian này, Minh Chiến đã trực tiếp hướng dẫn, làm việc với nhiều ngôi sao tương lai của bóng đá Việt Nam như Đức Chinh, Thái Quý, Thanh Thịnh, Trọng Hóa...

Ra đi vẫn là nhà vô địch

Năm 2018, Minh Chiến nhận lời làm huấn luyện viên trưởng CLB Becamex Bình Dương. Đất Thủ luôn là nơi đi dễ khó về với mọi vị thuyền trưởng tại đây, và sự thực là Minh Chiến cũng chỉ gắn bó với CLB trong vòng hơn 1 năm. Nhưng quãng thời gian đó đủ để ông mang về chức vô địch Cúp Quốc gia 2018. Đó là danh hiệu gần nhất Bình Dương giành được tính đến thời điểm này.

Chiếc Cúp Quốc gia Minh Chiến mang về đội bóng đất Thủ là điều ít ai nghĩ tới, bởi đó là thời điểm Bình Dương bước vào giai đoạn chuyển giao. Nhiều ngôi sao, nhiều đàn anh giàu kinh nghiệm phải ra đi, nhường chỗ cho lớp trẻ khẳng định bản thân. Với thực lực của một đội bóng hạng trung tại V.League, Bình Dương vẫn có danh hiệu đấu cúp dưới bàn tay Trần Minh Chiến.

Đáng tiếc là sau chức vô địch Cúp Quốc gia 2018, Bình Dương ở mùa giải 2019 lại trình diễn một bộ mặt kỳ lạ. Những bàn thua, những trận thua khó hiểu khiến Minh Chiến cảm thấy nghi ngờ về khả năng làm chủ phòng thay đồ của ông. Khi thấy mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát, chiến lược gia sinh năm 1974 lập tức xin từ chức, rời khỏi ghế HLV trưởng đội bóng.

"Ít ra khi rời khỏi Bình Dương, tôi vẫn đang là nhà vô địch", Minh Chiến khẳng khái chia sẻ sau ít ngày chia tay đội bóng đất Thủ. Từ khi làm cầu thủ cho đến ngày làm công tác huấn luyện, Minh Chiến vẫn luôn như vậy. Cá tính của một chân sút tài hoa vẫn còn vẹn nguyên, dù giờ đây Minh Chiến đã là người đàn ông trung niên. Ông dám chịu trách nhiệm trên cương vị người có quyền hành cao nhất về mặt chuyên môn.

Với bản CV của một nhà vô địch Việt Nam, Minh Chiến không mất nhiều thời gian để xác định bến đỗ tiếp theo sau khi rời Bình Dương. Bà Rịa – Vũng Tàu, một trong những đội bóng có tiềm lực mạnh nhất nhì giải hạng Nhất đến tiếp xúc và đề nghị ông làm HLV trưởng. Minh Chiến đồng ý làm ở giải hạng Nhất, nhưng con tim ông luôn hướng về ngày trở lại V.League.

Đến tháng 9/2021, Minh Chiến chính thức trở lại V.League trên cương vị HLV trưởng CLB TP Hồ Chí Minh. Cái uy và sự mát tay của Minh Chiến không được thể hiện ở những vòng đầu V.League 2022 khi đội bóng không thắng ở 7 vòng đầu [hòa 3, thua 4]. Một lần nữa, ông xin từ chức. Nhưng khác với hồi làm việc ở Bình Dương, lần này đề nghị của Minh Chiến bị bác bỏ.

Trong hiểm cảnh, CLB TP Hồ Chí Minh đã đi đến một quyết định kỳ lạ: Tiếp tục tin dùng Minh Chiến. Họ đặt niềm tin vào ông, người trưởng thành từ bóng đá TP Hồ Chí Minh và kết quả bước đầu được đền đáp. 2 chiến thắng liên tiếp giúp đội bóng thành phố mang tên Bác tạm thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Giữa bộn bề khó khăn, Minh Chiến lại trở thành vị cứu tinh của CLB.

Minh Chiến dùng mạng xã hội như thế nào?

Là một trong những huấn luyện viên cởi mở với việc sử dụng mạng xã hội, Trần Minh Chiến không ít lần gây chú ý với người hâm mộ [và cả đồng nghiệp] về những dòng trạng thái trên Facebook. Mới đây ông đã viết một bài đăng với nội dung: Em xin phép mấy anh không phải Ban huấn luyện thì đừng xen vào chuyên môn của em nữa. Em mệt mỏi với mấy anh lắm rồi".

Phát biểu nói trên của Minh Chiến được phát ra chỉ 2 ngày trước trận đấu gặp Hải Phòng trên sân Thống Nhất. CLB TP Hồ Chí Minh đã giành chiến thắng, nhưng từ phát biểu của Minh Chiến, có thể thấy công tác huấn luyện của ông đang bị can thiệp ít nhiều. Đây dường như là nguyên nhân khiến đội bóng ông dẫn dắt chưa thể đạt thành tích như kỳ vọng dù được đầu tư mạnh mẽ.

Trần Minh Chiến không phải HLV duy nhất sử dụng Facebook để tiết lộ hậu trường. Thời còn đảm nhiệm cương vị HLV trưởng CLB Hải Phòng, ông Trương Việt Hoàng không ít lần đăng bài nói bóng gió công việc của mình bị can thiệp bởi Chủ tịch Trần Mạnh Hùng.

  • HLV Miura và chuyện muôn năm cũ với bóng đá Việt Nam

An Khánh

Video liên quan

Chủ Đề