Làm thế nào để tự tin giao tiếp năm 2024

Đã bao giờ bạn đánh mất cơ hội thể hiện mình chỉ vì thiếu tự tin giao tiếp đám đông hay chưa? Đây có lẽ là trường hợp mà nhiều người gặp phải bởi vì sự tự ti, sợ bị đánh giá mà không dám thể hiện thế mạnh của mình trước mọi người. Chính việc thiếu tự tin giao tiếp đám đông sẽ khiến cho bạn bị hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin và thậm chí là đánh mất cơ hội phát triển trong công việc và cuộc sống.

Vậy phải làm thế nào để có thể lấy lại sự tự tin trong giao tiếp nơi đông người? Dưới đây là những tuyệt chiêu hữu hiệu mà THALIC VOICE đã sưu tầm được.

1. Chuẩn bị tâm lý trước khi giao tiếp đám đông

Vượt lên trên nỗi sợ hãi của bản thân

Tâm lý sợ hãi đám đông thường gặp ở rất nhiều người. Những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý này có thể là do bạn sợ không thể nói lưu loát, bị nói lắp hay sợ nói sai…; bạn sợ người khác sẽ chê cười mình và đánh giá bạn không tốt. Có một sự thật là mọi người sẽ không cho rằng bạn không có năng lực chỉ qua một lần bạn mắc lỗi. Vậy nên hãy gạt bỏ nỗi sợ ấy bằng cách động viên bản thân mình và đừng quá quan trọng đến ánh nhìn của người khác.

Bạn có thể tập nói trước gương để lấy lại sự tự tin giao tiếp đám đông. Hãy đứng trước gương, cố gắng nói trôi chảy và chuẩn bị đầy đủ những thông tin chính xác trước mỗi buổi thuyết trình. Bạn cần tin tưởng vào bản thân mình nhiều hơn. Hãy thức tỉnh tiềm năng của bản thân và trở thành người tự tin giao tiếp đám đông.

Hãy bận rộn trong thời gian chờ

Có một mẹo nhỏ dành cho bạn. Con người ta có xu hướng sẽ trở nên hồi hộp, và lo lắng hơn trước các buổi gặp mặt quan trọng. Vậy nên hãy khiến bản thân mình bận rộn hết mức có thể. Trước khi bước vào một buổi giao tiếp với đám đông, bạn có thể nghe nhạc rồi hát theo hay đọc một vài tin tức trên mạng. Tuyệt đối đừng cố gắng nghĩ về cuộc trò chuyện sắp tới. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn và tăng thêm sự tự tin khi giao tiếp trước đám đông.

Làm thế nào để tự tin giao tiếp năm 2024

2. Giao tiếp bằng ánh mắt

Sự tự tin giao tiếp đám đông trước hết phải xuất phát từ một ánh mắt có hồn. Bởi đôi mắt là công cụ giúp bạn kết nối với người khác. Và việc giao tiếp bằng mắt sẽ tạo nên sự gắn kết thân mật giữa bạn và những người nghe, giúp họ chú ý đến câu chuyện mà bạn truyền tải cũng như tạo sự đồng cảm sâu sắc. Chính vì thế, bạn cần giao tiếp bằng đôi mắt nếu đang nói chuyện trước hàng trăm thính giả.

Nghe thì có vẻ khó nhằn, nhưng thực chất rèn luyện thói quen này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần ghi hình phần tập dượt thuyết trình của bản thân. Sau đó hãy xem lại, ghi chú tất cả những lần mà bạn nhìn xuống tài liệu hoặc nhìn lên màn chiếu thay vì nhìn xuống người nghe. Hãy cố gắng chỉnh sửa, hạn chế việc nhìn đi hướng khác, tập trung nhiều hơn vào khán giả trong các lần thực hành tiếp theo và lặp lại quy trình này liên tục. Dần dần, bạn sẽ tiến bộ hơn và dễ dàng giao tiếp bằng mắt bất kỳ lúc nào cải thiện sự tự tin giao tiếp đám đông.

Giữ tư thế cởi mở khi nói

Một tư thế cởi mở đòi hỏi bạn phải xóa bỏ tất cả những rào cản giữa bạn và những người đang nghe. Cánh tay chính là điểm mà bạn cần lưu ý trước tiên. Hành động khoanh tay có thể là vô thức, nhưng nó lại thể hiện sự lúng túng từ bạn. Thậm chí người khác còn có thể hiểu lầm bạn đang đề phòng họ. Trái lại, người sở hữu sự tự tin giao tiếp đám đông sẽ hiếm khi khoanh tay hoặc úp lòng bàn tay xuống. Điều này thể hiện rằng họ đã sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với khán giả của mình.

Bên cạnh cánh tay, bạn hãy loại bỏ cả những rào cản khác. Chẳng hạn như bục giảng, laptop,… Hãy hạn chế sử dụng chúng đến mức tối đa. Lúc này, bạn sẽ thấy không gian xung quanh trở nên rộng rãi hơn, tâm trạng của bạn cũng tốt hơn và không bị gò bó nữa. Khi ấy, bạn sẽ toát lên vẻ tự tin cần thiết cho buổi thuyết trình, diễn thuyết.

Chú ý các cử chỉ

Cử chỉ, cũng như mọi loại ngôn ngữ hình thể khác, có tính hỗ trợ mạnh mẽ cho việc giao tiếp. Trên thực tế, các doanh nhân sẽ dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư hơn nhờ cách kết hợp lối nói chuyện tu từ (như câu chuyện, phép ẩn dụ,…) và cử chỉ để nhấn mạnh thông điệp của họ.

Vậy nên áp dụng ngay những ngôn ngữ hình thể để tăng thêm sự tự tin giao tiếp đám đông. Hãy lựa chọn các ý chính cần nhấn mạnh, làm nổi bật trong phần trình bày của bạn rồi lồng ghép cử chỉ sao cho tự nhiên nhất. Ví dụ, nếu đang liệt kê các đầu mục, ý chính, bạn có thể sử dụng các đầu ngón tay ra hiệu. Khi đề cập đến một điều gì đó rộng hoặc to lớn, bạn có thể mở bàn tay hết cỡ và dang rộng hai cánh tay.

4. Điều chỉnh tốc độ nói phù hợp trong giao tiếp

Nhịp điệu rất quan trọng khi giao tiếp

Nhịp điệu được hiểu là cách mà bạn sẽ điều chỉnh tốc độ nói của mình sao cho phù hợp và thu hút người nghe. Vì thế nếu bạn cứ giữ nguyên một tốc độ xuyên suốt quá trình nói sẽ khiến khán giả nhàm chán. Vậy nên để tự tin giao tiếp đám đông cũng như thuyết trình thu hút hơn, bạn cần điều chỉnh tốc độ nói lúc nhanh, lúc chậm tùy vào từng đoạn của phần nói.

Trung bình mỗi người sẽ nói với tốc độ khoảng 100 – 120 từ/phút. Đặc biệt đối với các diễn giả chuyên nghiệp thì tốc độ trung bình sẽ lên đến khoảng 163 từ/phút. Đây là tốc độ phù hợp không quá nhanh để mọi người có thể tiếp thu thông tin; cũng không quá chậm để tránh sự nhàm chán trong giao tiếp. Bên cạnh đó, những đoạn gay cấn cần nhấn mạnh, bạn có thể đẩy tốc độ lên khoảng 220 từ/phút để tạo sự thu hút, tò mò cho người nghe.

Kiểm soát hơi thở đều giúp tự tin giao tiếp đám đông

Hơi thở là yếu tố quan trọng giúp giọng nói của bạn trở nên chắc chắn và tự tin hơn. Khi con người ta rơi vào trạng thái hồi hộp, bối rối, nhịp thở sẽ trở nên gấp gáp, cột hơi cũng nông hơn. Điều này sẽ càng khiến bạn cảm thấy lo lắng, bất an. Vậy nên muốn tự tin trong giao tiếp đám đông, bạn cần khắc phục tình trạng này ngay.

Việc luyện tập kiểm soát hơi thở cũng vô cùng đơn giản. Bạn nên để ý nhiều hơn đến hơi thở của mình, hãy thở chậm và sâu hơn. Hít vào chậm lại từ 6 đến 8 giây sao cho phần bụng căng đầy, rồi thở ra từ từ trong khoảng thời gian tương tự, đồng thời bụng xẹp lại. Việc này sẽ giúp bạn kích hoạt thần kinh giao cảm khiến chúng ta cảm thấy thư giãn hơn và duy trì cảm giác thoải mái.

Làm thế nào để tự tin giao tiếp năm 2024

5. Chuẩn bị trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra

Nếu đó chỉ là một cuộc nói chuyện phiếm thì không vấn đề gì, nhưng đó mà là một cuộc đàm phán, hay phát biểu trước đông người thì bạn cần phải lường trước tất cả các tình huống có thể sẽ xảy đến và đề ra một số cách để xử lý nó. Khi trải qua đủ nhiều, bạn sẽ có kinh nghiệm và lường trước được nhiều điều hơn..

Nhưng nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào mà còn bị rơi vào tình huống bị đặt cho một câu hỏi khó thì phải làm sao? Có một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng khi gặp tình huống này là trả lời lại bằng một câu hỏi. Hãy hỏi về quan điểm, về suy nghĩ của họ trước. Hay đơn giản hơn, bạn chỉ cần một câu nói như: “Sao bạn lại nghĩ như vậy?”, “Một câu hỏi rất hay, trước khi trả lời mình muốn nghe quan điểm của bạn về vấn đề này” cũng có thể dễ dàng xử lý được tình huống này rồi.

6. Nâng cao tự tin giao tiếp đám đông với cách nói thu hút

Lược bớt những từ đệm không có nghĩa

Muốn trở nên tự tin giao tiếp đám đông, trước hết bạn cần phải biết mình muốn nói gì, tránh dùng những từ đệm chỉ có tác dụng lấp đầy các khoảng trống trong câu như ừm, à, ừ… Điều này không chỉ khiến người nghe của bạn cảm thấy khó chịu mà những từ ấy còn làm giảm sự tự tin của bạn trong mắt khán giả. Và bạn phải chấm dứt ngay tình trạng này nếu muốn nói một cách tự tin trong giao tiếp đám đông.

Hãy bắt đầu bằng việc phân tích cách nói của bạn. Tiến hành ghi lại đoạn nói chuyện của chính bản thân mình. Sau đó phát lại, mục đích của bạn lúc này là nhận thức rõ được những lần mình phải dùng đến từ đệm. Ghi chú lại tất cả những lần đó và tự chỉnh lại trong các lần tiếp theo. Hãy nhớ rằng, khi nói lại bạn nên tự ý thức về việc dùng từ đệm, khi bị bí ý tưởng, bạn có thể im lặng một chút và nhanh chóng tìm cách lấp đầy nó bằng việc sử dụng các từ nối như bên cạnh đó, hơn nữa,…

Tạo điểm nhấn và ngắt nghỉ đúng thời điểm

Một người tự tin giao tiếp đám đông là một người có khả năng nói chuyện thu hút. Ấy thế nhưng bạn lại sợ rằng câu chuyện của mình không đủ cuốn hút với người nghe? Vậy phải làm thế nào để khán giả không cảm thấy nhàm chán với phần nói của bạn? Yếu tố then chốt chính là ngôn từ. Muốn có một cuộc trò chuyện thú vị thì nội dung câu chuyện phải độc đáo cùng với đó là vốn từ mà bạn sử dụng phải phong phú, đa dạng.

Hãy cố gắng trau dồi vốn từ của mình thật nhiều bằng việc đọc sách, báo, truyện thường xuyên. Bắt đầu với 1 trang sách mỗi ngày. Việc đọc sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện lối diễn đạt trở nên linh hoạt, mượt mà và lôi cuốn hơn. Nhờ đó mà sự tự tin của bạn cũng sẽ được nâng lên đáng kể với sự tập trung, chăm chú tứ khán giả.

Xem thêm: Muốn luyện giọng hay phải ghi nhớ 5 điều này

7. Kiên trì và tập luyện mỗi ngày

Không phải ai cũng có thể tự tin giao tiếp đám đông ngay từ khi sinh ra, vậy nên để cải thiện nỗi sợ của bản thân, bạn có thể luyện tập nhiều hơn để làm quen với trạng thái tâm lý đó. Quy tắc 10.000 giờ hãy tập luyện, rút kinh nghiệm, tập luyện… Thường xuyên tiếp xúc giao tiếp với mọi người lâu dần cảm giác ấy trở nên quen thuộc bạn sẽ có được sự tự tin khi giao tiếp đám đông.

Bạn cũng có thể tham gia một khóa học phù hợp, nơi mà bạn có thể rèn luyện nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn với những người xa lạ. Đặc biệt là những khóa học về kỹ năng giao tiếp lại càng tốt. Bạn sẽ liên tục được thực hành nói trước đám đông cho đến khi nào trở thành một phản xạ có điều kiện. Không những vậy bạn còn được trau dồi những kỹ năng giúp bạn tự tin hơn như là giọng nói, ngôn ngữ hình thể, xử lý tình huống,…Và các khóa học tại THALIC VOICE có thể đáp ứng tất cả những thứ ấy với sự uy tín và chất lượng được đảm bảo.

Nỗi sợ hãi giao tiếp đám đông là hoàn toàn bình thường và nó luôn thường trực ở nhiều người. Hãy học theo những phương pháp này và siêng năng luyện tập bạn sẽ khắc phục được nó và đạt được những bước tiến lớn. THALIC VOICE chúc bạn thành công.