Lỗi dùng từ không đúng nghĩa là gì

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh,Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Chữa lỗi dùng từ Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6.Chúc các em học tốt!

Chữa lỗi dùng từ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I- NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Lặp từ

Lặp từ là hiện tượng dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong các câu liền kề nhau trong một đoạn văn.

Lặp từ có nhiều khi rất cần thiết trong thể hiện nội dung.

+ Trong câu, lặp từ là để nhấn mạnh nội dung.

Ví dụ : Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

[Thép Mới]

+ Trong câu, lặp từ còn để diễn đạt chính xác.

Ví dụ : Mọi người rất thích thú các cách làm của em và của bạn Lan.

Trong câu này, nếu không có từ của thứ hai thì mọi người sẽ nghĩ rằng các cách làm là của chung hai người.

+ Trong đoạn văn, lặp từ vựa để nhấn mạnh vừa để liên kết câu.

Ví dụ : Người xưa có câu : Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiên đấu của ta, Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

[Thép Mới]

Ngoài các trường hợp đã nêu, việc lặp đi lặp lại một từ trong câu hoặc những câu liền kề nhau sẽ làm cho câu văn rườm rà, nặng nề. Đó là biểu hiện sự nghèo nàn của người viết cho nên được coi là lỗi dùng từ.

Ví dụ : Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.

Dạng lỗi này có hai cách chữa :

Một là bỏ những từ ngữ bị lặp khi thấy không ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của câu. Câu trên sửa lại như sau :

Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích.

Hai là thay thế bằng những từ cùng nghĩa. Câu trên có thể sửa lại như sau :

Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.

2. Lẫn lộn các từ gần âm

Lẫn lộn các từ gần âm là do ta chưa nắm được nghĩa của từ, ta nhớ mang máng nhưng không hiểu rõ nên dùng chệch sang một từ gần âm quen dùng khác. Lỗi thông thường nhất là ở các từ hai tiếng mà ta nhớ một tiếng còn tiếng khác thì nhớ chệch đi.

Ví dụ : cây bạch đàn thành ọây bạch đằng, tinh tuỷ thành tinh tú.

Muốn chữa loại lỗi này ta phải nắm chắc nghĩa của từ, từ nào không hiểu nghĩa hoặc hiểu không chắc chắn thì hỏi người hiểu biết hơn, hoặc phải tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Hiểu nghĩa của từ mới dùng từ chính xác và chữa được lỗi dùng từ.

  1. Dùng từ không đúng nghĩa

Dùng từ không đúng nghĩa ĩà do không hiểu nghĩa của từ. Muốn chữa loại lỗi này, chúng ta phải đối chiếu với từ điển và sửa lại cho đúng.

Ví dụ : Nguyễn Đình Chiểu lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác.

[Dẫn theo Phan Thiều]

Câu này phải thay lang thang bằng đi hoặc ngược xuôi.

II. BÀI TẬP

1. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau đây :

a] Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lóp em có thầy cô dạy giỏi.

b] Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.

c] Chúng ta phải học tập chăm chỉ để sau này đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của việc làm.

d] Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.

2. Thay thế các từ ngữ đồng nghĩa với Phù Đổng Thiên Vương trong đoạn văn sau :

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người xưa. Phù Đổng Thiên Vương gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế Phù Đổng Thiên Vương vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết.

[Nguyễn Đình Thi]

3. Chữa các lỗi dùng từ sau đây :

a] Tỉnh uỷ đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa.

b] Nhưng rồi cái kim ẩn đâu đó trong bọc sẽ lòi ra.

[a và b dẫn theo Nguyễn Đức Dân]

c] Khu nhà này thật là hoang mang.

d] Ông em được Đảng gắn danh hiệu 50 năm tuổi Đảng.

4. Tìm lỗi dùng từ trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng :

a] Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho Người quên đi nỗi vất vả trên đường đi.

b] Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người xưa đã nhân cách hoá các hiện tượng thiên nhiên rất sinh động.

c] Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm.

d] Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.

e] Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.

g] Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê gớm.

h] Ông nghe bì bõm câu chuyện của vợ chồng luật sư.

[Dẫn theo Phan Thiều]

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn giải bài tập phần chữa lỗi dùng từ Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây.

Related

Tags:Chữa lỗi dùng từ · Nâng cao Ngữ Văn 6

Video liên quan

Chủ Đề