Xét nguyện vọng 2 như thế nào 2022

Danh mục

  • Quản lý sự kiện
  • Hướng dẫn
  • Đại học
    • Tin tuyển sinh Đại học
    • Phương thức tuyển sinh
    • Chỉ tiêu - Mã xét tuyển
    • Điểm chuẩn tuyển sinh
    • Tuyển thẳng & Xét tuyển
    • Đăng ký tuyển sinh ĐHBKHN 2021
    • Chỉ tiêu - Mã xét tuyển 2021
    • Thông tin tuyển sinh 2021
    • Thông tin tuyển sinh 2019
    • Xét tuyển thẳng 2021
    • Thông tin tuyển sinh 2020
    • Thông tin tuyển sinh 2022
    • Phương thức tuyển sinh 2022
    • Chỉ tiêu - Mã xét tuyển 2022
  • Sau đại học
    • Đào tạo thạc sĩ
    • Đào tạo Nghiên cứu sinh
  • Tuyển sinh quốc tế
  • Thành tích
  • Tuyển sinh đại học
  • Tuyển sinh cao học
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin tức Đại học
    • Tin tức Sau đại học
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Người Bách Khoa
    • Cảm nhận Cựu sinh viên
  • Câu hỏi thường gặp
  • Học phí - Học bổng
    • Học phí
    • Học bổng
  • Trải nghiệm Đại học - Định hướng tương lai
  • Phương thức tuyển sinh 2021

Tin xem nhiều

  • Chỉ tiêu - Mã xét tuyển Đại học chính quy 2021 69488

  • Chỉ tiêu - Mã xét tuyển đại học chính quy năm 2020 69253

  • Lệ phí tuyển sinh và hướng dẫn nộp lệ phí qua cổng Viettel Pay 57992

  • Hướng dẫn đăng ký tuyển sinh đại học 2021 51053

  • Hướng dẫn Đăng ký tuyển sinh ĐH Bách Khoa Hà Nội 2020 49801

  • Đề cương ôn tập kiến thức cho Bài kiểm tra tư duy 48362

  • Học phí Đại học 2021 46852

  • Dự kiến phương thức tuyển sinh trường ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2020 42431

Cách xét nguyện vọng, hướng dẫn chọn nguyện vọng đại học dễ đỗ

Thursday, 18/07/2019, 09:04

Đăng ký nguyện vọng là bước vô cùng quan trọng khi xét tuyển đại học. Tuyển sinh ĐHBKHN xin gửi tới các thí sinh cách xét nguyện vọng 2019 cũng như hướng dẫn đăng ký nguyện vọng dễ đỗ nhất để tham khảo dưới đây.

Đăng ký nguyện vọng là bước vô cùng quan trọng khi xét tuyển đại học. Tuyển sinh ĐHBKHN xin gửi tới các thí sinh cách xét nguyện vọng 2019 cũng như hướng dẫn đăng ký nguyện vọng dễ đỗ nhất để tham khảo dưới đây.

1. Thay đổi nguyện vọng

Sau khi biết kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất bằng 2 phương thức

+ Trực tuyến: Từ 22/7 - 17h ngày 29/7

+ Phiếu đăng ký xét tuyển: Từ 22/7 - 17h ngày 31/7

Chi tiết các bạn -XEM TẠI ĐÂY

2. Cách xét nguyện vọng

  • Với xét tuyển đại học, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2,3,4... Trong kỳ tuyển sinh năm nay, quy định xét tuyển vẫn không thay đổi nhiều so với năm 2018. Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia được điền số lượng nguyện vọng không giới hạn. Số lượng nguyện vọng tùy thuộc vào số lượng sở thích, học lực, năng lực của các thí sinh.
  • Theo quy chế, khi thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngưng xét tuyển các nguyện vọng còn lại, tức là các nguyện vọng 2,3,4... sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó. Vì thế, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích.
  • Lệ phí xét tuyển là 30.000đ/ nguyện vọng. Nếu bạn đăng ký càng nhiều nguyện vọng thì sẽ lệ phí càng lớn và tốn thời gian làm hồ sơ. Với mỗi thí sinh, số lượng nguyện vọng từ 3-5 nguyện vọng là hợp lý.

3.Hướng dẫn chọn nguyện vọng dễ đỗ

Khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh nên đăng ký đủ 3 nhóm trường: nhóm trường cao hơn năng lực, nhóm trường vừa tầm với năng lực và nhóm trường thấp hơn với năng lực để đảm bảo cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, cả 3 nhóm trường phải cùng vào ngành học mình yêu thích.

Phải chọn đúng ngành yêu thích, không nên vì trường yêu thích mà lựa chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn theo học

Khi đăng ký nguyện vọng 1, thí sinh phải chọn ngành, trường yêu thích nhất, có khả năng sẽ học nhất. Nguyện vọng tiếp theo sẽ chọn những ngành an toàn để đảm bảo cơ hội trúng tuyển nếu trượt nguyện vọng đầu tiên.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo các bước gợi ý dưới đây:

  • Lập bảng danh sách các trường, các ngành mình đang quan tâm [nên căn cứ vào sự yêu thích, thế mạnh, cơ hội việc làm...]
  • Lựa chọn ra tầm 6 ngành/trường mà có điểm chuẩn năm trước bằng hoặc dao động quanh điểm của mình.
  • Loại ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn các năm trước quá cao so với điểm của bạn. Chẳng hạn: Bạn được 21 điểm, bạn không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 27-28 điểm.
  • Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, ngành/trường nào yêu thích nhất để nguyện vọng 1, tiếp theo để nguyện vọng 2...
  • Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 hay 2, thí sinh vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Thí sinh dù đăng ký ở các thứ tự nguyện vọng khác nhau vào một ngành thì đều được xét như nhau.

Ví dụ, một thí sinh đạt 21 điểm nộp vào ĐHBKHN ngành CNTTvẫn có thể đăng ký như sau:

- NV1 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 23.

- NV2 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 22.

- NV3 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 21.

- NV4 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 20.

- NV5 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 19.

- NV6 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 18

  • Lưu tin
  • Bình luận
  • Chia sẻ

Có thể bạn sẽ thích

Thông báo kết quả tuyển sinh Sau đại học năm 2021 đợt 2

  • 2021-11-29 09:37:10
    339

Dự kiến phương thức tuyển sinh đại học chính quy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022

  • 2021-11-10 07:30:43
    3164

Danh sách phòng thi dự tuyển thạc sỹ đợt 2 năm 2021

  • 2021-11-03 10:27:14
    641

Lịch thi tuyển sinh Cao học Đợt 2 - Năm 2021

  • 2021-10-26 07:46:53
    1086

Thông báo số 2 về việc hoàn trả lệ phí tham dự Bài kiểm tra tư duy

  • 2021-10-02 13:42:26
    1669

Video liên quan

Chủ Đề