Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024

Trong quá trình sử dụng máy in khó tránh khỏi một số trục trặc phát sinh gây gián đoạn việc in tài liệu. Một trong những sự cố thường gặp nhất chính là lỗi máy tính không nhận máy in đi cùng thông báo “windows cannot connect to the printer”. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách sửa lỗi máy in đơn giản và hữu ích dành cho bạn.

Với lỗi máy tính không nhận máy in nhiều người thường nghĩ là do máy in hoặc máy tính bị hỏng. Nhưng thực chất nguyên nhân của lỗi này khá đa dạng như sau:

  • Lỗi dây cáp kết nối máy tính với máy in không ổn định, cắm lỏng.
  • Do máy in chưa bật nguồn nên hãy thử kiểm tra lại nút nguồn máy in và đảm bảo máy đã được bật lên.
  • Lỗi do phần cứng hoặc hộp mực máy in bị hết trong khi máy in vẫn báo đèn bình thường.

Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024
Nguyên nhân lỗi máy tính không kết nối nhận máy in

Cách sửa lỗi máy tính không nhận máy in

Dựa vào vào các nguyên nhân khiến máy tính không nhận máy in người dùng có thể áp dụng một trong các cách khắc phục dưới đây để có thể sử dụng máy in một cách bình thường.

Cách 1: Khởi động lại tính năng service Print Spooler

Bước 1: Mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R.

Bước 2: Nhập từ khóa “services.msc” rồi vào mục open, nhấn Enter/ chọn OK.

Bước 3: Tại mục “Name”, tìm kiếm và nhấn đúp chuột vào mục “Print Spooler”.

Bước 4: Tại cửa sổ mới hiện ra, tìm kiếm mục Service status trong “General” rồi nhấn chọn “Stop” để ngừng dịch vụ service Print Spooler.

Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024
Nhấn chọn “Stop” để ngừng dịch vụ service Print Spooler

Bước 5: Khởi động lại service Print Spooler bằng cách nhấn chọn “Start” cạnh nút “Stop”.

Bước 6: Sau khi hoàn tất bước 5, nhấn OK và kiểm tra lại kết nối máy tính với máy in.

\>> Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính Win 10 chi tiết
  • Kết nối điện thoại với máy in và hướng dẫn sử dụng trên Android
  • Hướng dẫn kết nối máy in qua wifi nhanh chóng và đơn giản nhất

Cách 2: Tạo cổng cục bộ mới cho máy tính

Bước 1: Mở mục Control Panel trên máy tính Windows.

Bước 2: Tại phần “View by” ở góc trên bên phải của Control Panel chọn mục “Large icons” rồi tìm và chọn Devices and Printers.

Bước 3: Nhấn vào “Add a printer” để thêm một máy in mới, yêu cầu người dùng phải đăng nhập máy tính dưới quyền Admin để thực hiện các thao tác tiếp theo.

Bước 4: Chọn mục Add a network, wireless or bluetooth printer.

Bước 5: Chọn lệnh Create a new port rồi thay thông số trong mục Type of port thành Local Port và nhấn Next.

Bước 6: Nhập tên cổng mới chính là địa chỉ máy in vào khung. Ví dụ tên cổng là: \\Print\EPSONTX6, rồi nhấn chọn OK.

Bước 7: Chọn dòng máy in từ thư mục (Manufacturer) rồi chọn Next.

Bước 8: Tiếp tục thực hiện các bước hướng dẫn hiển thị trên màn hình để thêm máy in mới rồi thử kiểm tra lại kết nối với máy in sau khi hoàn tất các bước điều chỉnh trên.

Cách 3: Gỡ bỏ cài đặt phiên bản driver cũ của máy in

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở cửa sổ RUN.

Bước 2: Nhập lệnh “printmanagement.msc” vào cửa sổ rồi nhấn Enter hoặc chọn OK.

Bước 3: Tại cửa sổ Print Management, tìm chọn thư mục “All Drivers” ở khung bên trái.

Bước 4: Sau khi mục “Driver Name” xuất hiện, nhấn chuột phải chọn các driver máy in rồi nhấn chọn Delete để xóa hết các driver máy in cũ.

Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024
Gỡ bỏ cài đặt phiên bản driver cũ của máy in

Bước 5: Truy cập trang chủ nhà sản xuất máy in để tải và cài đặt phiên bản driver mới nhất cho máy in theo tên sản phẩm và hệ điều hành máy tính đang dùng rồi tải về máy.

Sau khi tải driver về thì sẽ có 2 trường hợp:

  • Nếu file driver tải về có đuôi ".exe" thì nhấn đúp chuột vào file để cài đặt trực tiếp.
  • Nếu file tải về có đuôi ".rar" hoặc ".zip" thì cần giải nén ra trước khi cài đặt.

Hi vọng với những kiến thức chia sẻ cách nhận biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý được lỗi này để tiếp tục thực hiện quá trình in ấn.

Ngày 15/9/2021 Microsoft tung bản vá Cumulative Update for Windows Để fix lỗi bảo mật PrintNightmare. Tuy nhiên sau khi cập nhật thì một số các máy tính báo lỗi 0x0000011b và không thể kết nối máy in để in qua mạng được. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân

Lỗi này nguyên nhân do bản cập nhật KB5005565 và KB5005568 của Windows gây ra.

Để sửa lỗi 0x0000011b khi kết nối máy in qua mạng LAN các bạn làm theo các cách sau:

Cách 1: Gỡ bản cập nhật KB5005565 hoặc KB5005568

– Gỡ bản cập nhật

Đầu tiên vào run gõControl.cpl để vào Control Panel và Enter tiếp đó tìm => Programs and Features

ClickView Installed updatesỞ bên trái

Gỡ bản cập nhật KB5005568

Gỡ bản update cài tháng 9: KB5005563 hoặc KB5005568 tuỳ bản windows 10 bạn đang dùng

Khởi động lại máy tính, và thử in lạibạn đã có thể in được.

Nếu lỗi quay trở lại sau vài ngày thì có thể bạn cần tắt windows update.

– Tắt windows update

Vào run gõ gpedit.msc

Tìm mụcAdministrative Template=>Windows Components=>Windows Update=>Configure Automatic Updates

Chọn mục thànhDisabled

Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024
Disable Automatic Update

Sau khi thực hiện bạn khởi động lại máy là là được!

Cách 2: Sửa Registry

Cách này không cần gỡ bản cập nhật (KB5005565) bạn cần làm như sau:

NhấnWindows + Rđể mởRunsau đó nhậpregeditrồi nhấnEnterđể mởRegistry Editor.

Tìm đến khóa: HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\Print

Tạo một giá trịDWORD-32bitmới có tênRpcAuthnLevelPrivacyEnabledvà đặt giá trị của nó là0giống như ảnh bạn có thể thấy bên dưới:

Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024
Sửa lỗi 0x0000011b

Mình có tạo sẵn 2 file Registry tự động để bạn nào không tực thực hiện đuọc theo hướng dẫn có thể tải về sau đó kích đúp vào nó để tự động tạo nhanh giá trị DWORD-32 bit.

Tải file sualoi-0x0000011b.reg

Hoặc các bạn tải 1 trong 2 file về giải nén, click chuột phải chọn Run as administrator

Fix-0x0000011b.bat

Bạn khởi động lại máy và in thử xem đã khắc phục được vấn đề hay chưa.

Một số trường hợp tuy đã làm theo 2 cách trên nhưng vần không sửa được lỗi , các bạn thực hiện theo cách sau

Cách 3: Add a Windows credential

Vào control Panel, mở Credntial Manager

Lỗi kết nối máy in với win 10 năm 2024
Add a Windows credential

Chọn MụcWindows Credntials

Click vàoAdd a Windows credential

  • Nhập địa chỉ IP hoặc server name vào mục Internet or network address
  • Username: guest
  • Password:

Bấm Ok save lại và thoát khỏiCredential Manager

Đến đây bạn có thể add printer bình thường (Có thể phải gỡ máy in cũ ra rồi add lại)

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TSI – Sửa lỗi 0x0000011b khi kết nối máy in

Hotline: Ms Tân: 0913.275.369 – Mr.Sơn: 0918.197.769

FB: https://www.facebook.com/tsicongnghe

Quý khách vui lòng liên hệ số hotline hoặc truy cập vào trang web tsi.vn để biết thêm thông tin chi tiết.