Lương y Nguyễn Thị Hiền KHO báu thuốc Nam của người Việt

Ba Vì là một xã miền núi nằm trên triền núi thuộc huyện Ba Vì với dân số chiếm 98% là người đồng bào dân tộc Dao. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, người Dao nơi đây đã xóa dần cuộc sống du canh, du cư để ổn định và phát triển kinh tế. Song, trải qua nhiều thế hệ, người Dao Ba Vì không tách khỏi một nghề truyền thống của cha ông là làm thuốc chữa bệnh.

Người Dao Ba Vì làm thuốc chữa bệnh với mục đích trước hết để tự chữa bệnh cho người trong dân tộc mình, sau đó là chữa cho mọi người. Điều không thể phủ nhận là người Dao Ba Vì có được khả năng này là nhờ vào sự kế thừa tri thức cổ truyền của dân tộc, cũng như kế thừa kinh nghiệm gia truyền của chính dòng tộc, gia đình.

Lương y Triệu Thị Dung, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì cho biết: Khu vực núi Ba Vì sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu, do đó, để tìm được những vị thuốc quý hiếm ẩn mình trên núi cao đại ngàn, người Dao buộc phải khổ công lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm kiếm. Nghề thuốc muốn duy trì và phát triển được thì không chỉ dừng lại ở việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc, mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến, bắt bệnh và bốc thuốc.

Vì vậy, đòi hỏi người Dao phải khổ công tìm tòi, tỉ mỉ ở từng công đoạn. Việc tìm được cây thuốc sẽ quyết định được một phần thành công của mỗi lương y, lương y nào có khả năng tìm kiếm được nguồn dược liệu tốt thì người đó sẽ có điều kiện chữa bệnh tốt hơn. Khi tiến hành sơ chế thì các lương y lại phải cẩn thận ở từng khâu, từng giai đoạn.

Dược liệu sau khi được thu hái về sẽ được băm chặt thành những kích cỡ khác nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Sau đó, dược liệu sẽ được rửa sạch và phơi khô nhưng vẫn hoàn toàn đảm bảo được công dụng. Sau công đoạn này, thuốc sẽ được lưu giữ đóng gói một cách cẩn thận.

Người dân chế biến thuốc Nam

Lương y Triệu Thị Dung, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì chia sẻ: “Các bài thuốc Nam này tôi được bố mẹ truyền lại. Nguồn dược liệu là các loại cây mọc tự nhiên trên rừng xanh. Bản thân tôi cứ tiếp tục trồng và thu hái, cái nào cần sao thì sao, cái nào cần phơi khô thì phơi khô tự nhiên chứ không cần ngâm, tẩm bất kỳ chất bảo quản nào”.

Theo kinh ngiệm được tích lũy từ đời này qua đời khác của người Dao, thuốc được sử dụng theo cách thông thường là “sắc thuốc” để uống và “tắm thuốc”. Ngày nay, với việc không ngừng học hỏi và cải tiến các phương thuốc bí truyền của dân tộc, người Dao xã Ba Vì đã tự nghiên cứu kết hợp hơn 100 cây thuốc để chế ra một số loại cao chữa được nhiều bệnh khác nhau. Hiện đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu được chế biến cho thuận tiện khi sử dụng nhưng vẫn giữ được công dụng của chúng.

Xây dựng thương hiệu thuốc Nam của người Dao Ba Vì

Nếu như trước kia, người Dao chỉ biết dùng cây thuốc dưới dạng tươi hoặc khô để nấu lấy nước tắm hoặc uống thì những năm gần đây, các bài thuốc đã được cải tiến thành nhiều dạng tiện lợi hơn mà vẫn giữ được công dụng của thuốc, như: Nấu cao, nghiền thành bột, thuốc nước để nhỏ, thuốc đắp.

Ngoài chữa bệnh tại chỗ, các bài thuốc Nam còn theo chân thầy lang rong ruổi khắp các chợ phiên trong vùng, đến cả các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Ðịnh... để bán thuốc chữa bệnh, lan truyền "tiếng thơm" cho làng nghề.

Lợi thế là vậy, song trước sự phát triển của xã hội, nghề thuốc Nam cũng gặp không ít khó khăn. Đa số các hộ làm thuốc có quy mô gia đình nhỏ lẻ nên khó có tiềm lực để đầu tư bài bản. Hạn chế trong quy trình bào chế, mẫu mã, bao bì và giấy tờ minh chứng chất lượng sản phẩm của cơ quan chức năng... khiến sản phẩm truyền thống gặp khó khăn khi chinh phục thị trường. Thực tế này khiến những hộ làm nghề và cả chính quyền địa phương đều trăn trở.

Sản xuất thuốc Nam tại Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn, xã Tản Lĩnh [huyện Ba Vì]

Nhận thấy giá trị từ những bài thuốc Nam, Lương y Lăng Thị Châm là một trong số những người tiên phong thành lập Hợp tác xã Thuốc Nam gia truyền dân tộc Dao tại thôn Yên Sơn [xã Ba Vì]. Gần đây, Hợp tác xã đổi tên thành Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn và đầu tư nhà máy sản xuất thuốc Nam hiện đại tại thôn Bát Đầm [xã Tản Lĩnh] giáp thôn Yên Sơn, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt [GMP].

Lương y Lăng Thị Châm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chia sẻ: “Chúng tôi chuyển đến vị trí mới để có mặt bằng lớn hơn, đủ điều kiện xây dựng nhà máy quy mô. Đây sẽ là điều kiện tốt hơn để sản xuất, nâng giá trị các bài thuốc Nam của cộng đồng người Dao nơi đây”.

Cũng theo Lương y Lăng Thị Châm, từ quy trình sản xuất truyền thống sang dây chuyền hiện đại là bước chuyển dài trong nghề thuốc của người Dao. Vẫn là các dược liệu truyền thống song quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn. Thay vì đun thuốc trên bếp củi, với nhà máy GMP, thuốc cao của Hợp tác xã được cô đặc bằng nồi nấu chân không kết hợp với pha chế trong các bồn hút chân không…, tạo ra các sản phẩm bảo đảm an toàn.

Hợp tác xã cũng xây dựng các phòng nghiên cứu vi sinh, hóa lý và tuyển lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược để có kiến thức chuyên môn bảo đảm các mẫu sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngành Y tế.

"Hiện nhà máy sản xuất thuốc Nam của Hợp tác xã đang sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm như: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Tì vị”, “bổ phế”, “dưỡng khớp” mang thương hiệu “Tản Viên Sơn”, các loại trà thảo dược, các sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội dược liệu, nước tắm sau sinh… đều lấy giá trị gốc từ bài thuốc gia truyền của người Dao Ba Vì", Lương y Lăng Thị Châm tự hào kể.

Hiện nay, Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn đang tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động. Đơn vị cũng đã liên kết tiêu thụ dược liệu cho 10 gia đình khu vực quanh chân núi Ba Vì. Thời gian tới, Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn sẽ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP] của thành phố Hà Nội.

Chủ tịch UBND xã Ba Vì Lăng Văn Hà cho biết: Người Dao có kinh nghiệm cha truyền con nối với nghề làm thuốc. Hiện, cả xã có 309 hộ gia đình theo nghề làm thuốc Nam, có 9 hợp tác xã thuốc Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Việc chuẩn hóa các bài thuốc gia truyền, sản xuất khép kín trên dây chuyền hiện đại chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, việc đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất thuốc Nam theo chuẩn GMP của Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn là cách làm hiệu quả để các hợp tác xã hoạt động kinh doanh thuốc Nam khác ở xã Ba Vì cải tiến quy trình sản xuất, tạo ra thương hiệu thuốc Nam của người Dao Ba Vì.

Lương y Nguyễn Thị Hiền là cái tên không quá xa lạ đối với những người bị bệnh trĩ áp dụng phương pháp điều trị bằng Đông y. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chất lượng các bài thuốc chữa bệnh trĩ này. Vậy lương y Nguyễn Thị Hiền là ai?

Lương y Nguyễn Thị Hiền được sinh ra trong một gia đình có truyền thống bốc thuốc chữa bệnh ở huyện Hoài Đức, ngoại ô Hà Nội. Tiếp thu truyền thống của gia đình, được cha truyền dạy những kiến thức quý giá về y học cổ truyền, cô đã theo học Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh để có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu phương pháp chữa bệnh bằng Đông y.

Lương y Nguyễn Thị Hiền nổi tiếng với các bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nhờ theo học một cách bài bản tại Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, cô Hiền đã tổng hòa kiến thức từ trong nhà trường và thực tiễn, kết hợp với phương pháp bí truyền của gia đình để nghiên cứu và phát triển bài thuốc chữa bệnh trĩ nổi tiếng.

Ngày nay, phòng khám Đông y của lương y Nguyễn Thị Hiền có trụ sở chính tại Hà Nội và một số phòng khám cơ sở tại khu vực miền Nam khác. Hơn 10 năm hành nghề bốc thuốc chữa bệnh, lương y Hiền được mệnh danh là “khắc tinh của bệnh trĩ”.

Theo học Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, đến nay, lương y Nguyễn Thị Hiền đã hành nghề được hơn 10 năm. Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y của cô khá nổi tiếng ở Việt Nam.

Theo lời giới thiệu của cô Hiền, trĩ là chứng bệnh rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Phương pháp điều trị bằng Tây y như mổ cắt trĩ chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, không điều trị triệt để và có nguy cơ tái phát cao.

Trong khi đó, phương pháp điều trị bằng Đông y là phương pháp điều trị không xâm lấn, mang lại hiệu quả điều trị triệt để, giảm đau đớn cho người bệnh. Cũng theo cô Hiền, bài thuốc chữa bệnh trĩ của cô đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước.

Không chỉ điều trị cho các bệnh nhân ở Hà Nội, lương y Hiền đã mở rộng thêm nhiều phòng khám ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân ở xa xôi đến khám và điều trị.

Lương y Hiền đang bốc thuốc cho người bệnh

Năm 2019, lương y Nguyễn Thị Hiền đã thành lập Viện Trĩ Đông y. Đây là viện chuyên thăm khám và điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đầu tiên của Việt Nam. Viện trĩ Đông y có quy mô đến 1.500m2 và có thể đón tiếp đến 2.000 bệnh nhân mỗi tuần.

Nhờ những đóng góp cho y học, đặc biệt là trong việc phát huy và ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh, lương y Hiền đã được nhận nhiều giải thưởng. Đặc biệt, cô từng được nhận kỷ niệm chương do Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng tại Phủ Chủ tịch.

Bài thuốc Đông y gia truyền của lương y Hiền tập trung điều trị dứt điểm bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, giúp làm tiêu búi trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt, lương y Hiền còn nổi tiếng trong việc khám chữa bệnh trĩ cho trẻ em.

Các bài thuốc chữa bệnh trĩ của lương y Hiền được rất nhiều người biết đến. Mặc dù dư luận cũng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bốc thuốc chữa bệnh của cô Hiền nhưng đây vẫn là một địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều người tìm đến.

Người bệnh có thể đến khám và điều trị tại nhà thuốc Đông y của lương y Hiền tại địa chỉ thôn Phú Vinh, xã An Phú, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Ngoài ra, lương y Hiền còn mở thêm các phòng khám tại TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Phú Thọ và Cần Thơ, giúp người bệnh ở xa có điều kiện đến thăm khám và điều trị bệnh một cách thuận tiện.

Lương y Nguyễn Thị Hiền là một trong những thầy thuốc khá nổi tiếng trong việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y. Địa chỉ phòng khám này có thể là một địa chỉ tốt, giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn để gửi gắm sức khỏe của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề