Luyện từ và câu lớp 3 trang 52

1.Viết vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng nhũng tiếng sau. Luyện từ và câu – Tuần 29 Trang 51 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt 3 tập 2 – Luyện từ và câu – Tuần 29 – Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 2

1 Viết vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:

Tiếng

Môn thể thao

.

bóng

M : bóng đá, …………………………………………………..

……………………………………………………………….

      chạy

M : chạy vượt rào,……………………………………………

…………………………………………………………………

đua

M : đua xe đạp,……………………………………………..

………………………………………………………………….

nhảy

M : nhảy cao, ………………………………………………

………………………………………………………………..

 2 Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui sau :

Cao cờ

Một anh nọ thường khoe là mình cao cờ. Có người rủ anh ta đánh ba ván thử xem tài cao thấp thế nào. Đánh cờ xong, anh chàng ra về thì gặp một người bạn. Người bạn hỏi :

– Anh được hay thua ?

Anh chàng đáp :

– Ván đầu, tôi không ăn. Ván thứ hai, đối thủ của tôi thắng. Ván cuối, tôi xin hoà nhưng ông ta không chịu.

Những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui :

Quảng cáo

3 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau :

a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.

c) Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.

TRẢ LỜI:

1. Viết vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau :                 

Tiếng

Môn thể thao

.

bóng

M : bóng đá, bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, bóng bầu dục, bóng chuyền, bóng nước…

chạy

M : chạy vượt rào, chạy bền, chạy đua, chạy việt dã…

đua

M : đua xe đạp, đua ngựa, đua ô tô, đua mô tô, đua thuyền, đua voi…

nhảy

M : nhảy cao, nhảy xa, nhảy cầu, nhảy sào, nhảy dây, nhảy dù…

 2. Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui sau :

Những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui:

Ăn, thua, hòa, thắng, được.

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau :

a) Nhờ chuẩn bị tốt vế mọi mặt, SEA Games 22 đã thành còng rực rỡ.

b) Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.

c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

Ê-mi-li con – LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ đồng âm trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5. Câu 1 phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các cụm từ ; câu 2 đặt câu để phân biệt các từ đồng âm; câu 3 đọc mẩu truyện và trả lời câu hỏi câu 4 đố vui

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

Từ đồng âm

–    NHẬN XÉT

Bài tập 1, 2: Lời giải

+ Câu (cá): bắt cá tôm… bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc đầu một sợi dây

+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

GHI NHỚ

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

III)LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm.

Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng rãi và bằng phẳng dùng để trồng trọt.

Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ dễ dát mỏng và kéo sợi, có thể dùng làm dây điện và chế hợp kim.

Đồng trong một nghìn đồng là đơn vị tiền của nước ta.

Đá trong hòn đá: chất rắn làm nên vỏ trái đất kết thành tảng, thành hòn.

Quảng cáo

– Đá trong đá bóng là dùng chân đưa nhanh hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

– Ba trong ba má: cha, bố, tía, thầy..

– Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Bài tập 2

chiếc bàn được đặt ở một góc nhà / Chúng em bàn nhau quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó

Mừng ngày Quốc khánh, nhà nào cũng treo cờ / Sáng chủ nhật chúng em thường chơi cờ vua.

Nước ta có ba miền: Nam, Trung và Bắc / Nước đun sôi để nguội uống rất tốt

 Bài tập 3

Lời giải

Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu – trong từ đồng âm, tiền tiêu là vị trí chiến thuật quan trọng.

Bài tập 4

a)Con chó thui, từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.

b)Cây hoa súng và khẩu súng.

Luyện từ và câu - Luyện tập về từ nhiều nghĩa. 1. Các từ in đậm trong mỗi cặp câu dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào ? Đánh dấu (+) vào ô thích hợp.

Luyện từ và câu - Luyện tập về từ nhiều nghĩa

1. Các từ in đậm trong mỗi cặp câu dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào ? Đánh dấu (+) vào ô thích hợp.

Câu

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

-      Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

-     Tổ em có chín học sinh.

-     Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

-     Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

-     Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

-     Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

-     Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

-     Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

-     Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

-     Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

-     Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

-      Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.

2. Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào ? Viết câu trả lời vào chỗ trống.

Câu

Nghĩa của từ “xuân”

a) Mùa xuân(1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hi", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm" (...) Khi người ta đã ngoài 70 xuân(3), thì tuổi càng cao, sức khoẻ càng thấp.

xuân(1) chỉ mùa đâu tiên

trong bốn mùa

xuân(2) .......................................

xuân(3)........................................

3. Dưới đây là những nghĩa phổ biến của các từ cao, nặng, ngọt. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ đó:

Từ

Nghĩa của từ

Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ

a) Cao

-    Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

-    Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

 

b) Nặng

-   Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

-  Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

 

Trả lời :

1. 

Câu

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Tổ em có chín học sinh.

+

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

+

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

+

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

+

- Những vạt nương màu mật

  Lúa chín ngập lòng thung.

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

+

- Những vạt nương màu mật

   Lúa chính ngập lòng thung.

- Vạt áo chàm thấp thoáng

   Nhuộm xanh cả nắng chiều.

+

Giải thích :

- Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ "chín" trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).

- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đống âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).

2.

Câu

Nghĩa của từ “xuân”

a) Mùa xuân (1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (...) khi người ta đã ngoài 70 xuân (3), thì tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp.

xuân (1) - Chỉ thời tiết. “Mùa xuân” là mùa đầu tiên trong bốn mùa.

xuân (2) Có nghĩa là tươi đẹp.

xuân (3) - Chỉ tuổi tác của con người.

3.

Từ

Nghĩa của từ

Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ

a) Cao

- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

- Hà An mới học lớp Bốn mà nhìn em đã cao lắm rồi.

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao.

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

- Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng tay.

- Cô giáo em không bao giờ nói nặng học sinh.

c) Ngọt

- Có vị như vị của đường, mật.

- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

- (Âm thanh) nghe êm tai.

- Em thích ăn bánh ngọt.

- Mẹ hay nói ngọt khi cho em bé ăn.

- Tiếng đàn bầu cất lên nghe thật ngọt.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Luyện từ và câu lớp 3 trang 52

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Luyện từ và câu lớp 3 trang 52
Luyện từ và câu lớp 3 trang 52
Luyện từ và câu lớp 3 trang 52

Xem thêm tại đây: Luyện từ và câu - Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8