Mà lị có nghĩa là gì năm 2024

From Wiktionary, the free dictionary

See also: Mali, Malí, mali, malí, mǎlì, māli, and mą́łi

Contents

Vietnamese[edit]

Alternative forms[edit]

Etymology[edit]

Sino-Vietnamese word from 駡詈.

Pronunciation[edit]

  • (Hà Nội) IPA(key): [maː˧˨ʔ li˧˨ʔ]
  • (Huế) IPA(key): [maː˨˩ʔ lɪj˨˩ʔ]
  • (Hồ Chí Minh City) IPA(key): [maː˨˩˨ lɪj˨˩˨]

Verb[edit]

  1. to insult

Retrieved from "https://en.wiktionary.org/w/index.php?title=mạ_lị&oldid=63884023"

Categories:

  • Sino-Vietnamese words
  • Vietnamese terms with IPA pronunciation
  • Vietnamese lemmas
  • Vietnamese verbs

Hidden category:

  • Sino-Vietnamese words with uncreated Han etymology

mà lị là gì?, mà lị được viết tắt của từ nào và định nghĩa như thế nào?, Ở đây bạn tìm thấy mà lị có 0 định nghĩa, . Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa khác của mình

CÂU TRẢ LỜI

Xem tất cả chuyên mục M

By24h.com là một từ điển được viết bởi những người như bạn và tôi với chuyên mục M có bài viết và những chuyên mục khác đang chờ định nghĩa. Bạn có thể đăng ký tài khoản và thêm định nghĩa cá nhân của mình. Bằng kiến thức của bạn, hoặc tổng hợp trên internet, bạn hãy giúp chúng tôi thêm định nghĩa cho mà lị cũng như các từ khác. Mọi đóng của bạn đều được nhiệt tình ghi nhận. xin chân thành cảm ơn!

Liên Quan

đt. (Pháp): Làm nhục, làm mất danh dự người khác bằng cách nói xấu, chửi-rủa, mắng nhiếc, gạt-gẫm bằng miệng hay bằng thơ-từ một cách vu-vơ, không chỉ ra được một sự-kiện xấu xa nào của người ấy cả.

cv. lỵ. d. Kiết lị (nói tắt).

  • lịa: ph. Nhanh nhảu, liền liền: Làm lịa.
  • lìa lịa: Nh. Lia lịa: Làm lìa lịa.
  • bị lé: lác mắt

Câu ví dụ

thêm câu ví dụ:

  • Mí lị em là con gái mà móng tay lúc nào cũng trụi lủi.
  • Vẻ mặt Địch Mạn Lị hiển nhiên tràn ngập địch ý.
  • 1987 别叫我疤痢 Đừng gọi tôi là Ba Lị Vai khách mời
  • Như đã biết suy nghĩ của Cầm, tiểu la lị lên tiếng:
  • Trước đây người ta không tin là có xá lị Phật tổ.

Những từ khác

  1. "lệt bệt" là gì
  2. "lệt xệt" là gì
  3. "lỉnh" là gì
  4. "lỉnh xa" là gì
  5. "lỉnh đi" là gì
  6. "lịa" là gì
  7. "lịch" là gì
  8. "lịch biên niên" là gì
  9. "lịch cà lịch kịch" là gì
  10. "lỉnh xa" là gì
  11. "lỉnh đi" là gì
  12. "lịa" là gì
  13. "lịch" là gì

Mỗi dịp tết, dịp hè, được về thăm quê, gặp lại những người thân quen, sao mà lòng nó cứ rộn lên nén xuống mãi chẳng đặng; nó cứ lộ ngay ra bộ mặt, ai người ta cũng biết. Gặp lại mẹ, đạo đức có sẵn, cứ thế là hình dung ra đứa con của mình mai đây súng sính bộ áo dòng, nay mai nó sẽ là cha, là sơ oai lắm và cũng chẳng mấy chốc mình cũng sẽ lên làm ông bà cố chứ chẳng bỡn đâu ... tu mà lị.

Ra đến ngoài đường, bạn bè giai gái xì xèo quí mến, sít soa thèm đến nhỏ rãi ra, gớm !.! ... tu mà lị.

Những tháng ngày của những năm tiền tập rồi cũng êm ả trôi và người ta đã vượt qua một cách dể dàng để bước vô năm tập. Năm tập lại có những mới lạ khác.... và bắt đầu từ đây được xếp vào hàng ngũ các bậc thầy, các bậc bà rồi đấy, làm sao cho nó ra dáng vẻ thầy tu, bà tu một chút chứ nhỉ ? đi đứng phải nghiêm trang, môi mấp máy lâm râm cầu nguyện, lúc nào cũng tỏ ra dễ thương hiền hòa của lòng từ bi hỉ xả trụ trì nơi cảnh chùa thoát tục, phiêu phiêu bồng lai bắc cực. Tập ăn, tập nói, tập gói, tập mở, tập thêu, tập may, tập viết.... tập đủ mọi thứ mơ mộng. (Mùa xuân mà lị ).

Năm tháng tưởng chừng dài, ngồi đếm đốt ngón tay, hóa ra vèo một cái đã trôi qua, thời gian như giấc mơ. Chuẩn bị cho ngày khấn lần đầu trước cả tháng : Ô sao mà bầu khí rộn ràng háo hức thế. Lo khảo, tĩnh tâm, may áo dòng, tập nghi thức, viết thiệp, sổ gối đầu giường nhớ ai thì ghi vào kẻo người ta lại trách cho..... tu mà lị. Rồi nào viđêô pha đèn sáng rực, chụp hình nháy lia chia và rồi cũng phải sụt sịt, thút thít một chút cho ra vẻ ngày khấn chứ, có đâu mà lại khô ran như ngói vậy ? Cảm động qúa sức, rớt cả con mắt ra ngoài, dâng hiến mà lị, quan trọng lắm chẳng phải chơi đâu.

Sau những ngày vinh qui bái tổ, hưởng tuần trăng.... rằm, trở về nhà dòng bước vào một chương trình mới : Học viện. Đi học, đứng học, ngồi học, nằm học, bò lê bò càng học, học và học. Trong những năm học viện, ngày khấn lần đầu trôi vào dĩ vãng, và cũng chỉ còn là một kỷ niệm với những tấm ảnh đang nhạt mầu, còn đâu cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Miệt mài học hành với những công việc thường ngày chẳng còn giờ mà mơ với mộng ... Và rồi, những năm tháng lần lượt trôi qua, cũng đã được nếm một chút vất vả mệt mỏi đời tu, cái ngày gọi là khấn trọn đời phải đến cũng đã đến, nó không còn bầu khí háo hức nhộn nhịp như ngày khấn lần đầu, mỗi giai đoạn có những tâm tình riêng của nó, lần này chững chạc vững vàng hơn, có chút chiều sâu hơn, những giòng nước mắt nước mũi cũng mạnh bạo xối xả tuôn tràn hơn... lọn đời cho đến khi vào quan tài mà lị. Sau khi khấn trọn đời, họ cảm thấy chững chạc hơn, chắc ăn hơn; từ đây họ chính thức là người của nhà dòng, có quyền lợi có chỗ đứng, đỡ bấp bênh, đỡ bị dòm ngó và nhất là không sợ bị... alêde ; từ đây họ được đi phục vụ với lòng nhiệt thành ấp ủ đã lâu, được phô diễn tài năng sau bao năm thu lượm, tương đối một phần được tự do thoải mái giao tiếp, họ cảm thấy phần nào vững chắc vì có dây khấn trọn đời buộc cổ rồi nên... chúng mày (con giai con gái) tha hồ mà xúm xít quấn quýt ngộ đây chẳng sợ ??? Ồ cuộc đời đẹp qúa xá qùa xa... tu mà lị.

Thời gian đầu đời ... tu mà lị, đã diễn ra trong một tâm trạng no thoả, nóng hổi vừa thổi vừa tu, đó là chuyện bình thường, dĩ nhiên thôi. Có tuổi trẻ, có mới mẻ và có cả ơn Chúa nữa. Hỡi các chú, các thím, các đấng làm thầy, các bậc làm bà... có đúng không nào ? hì hì... tu mà lị ? Thế nhưng, tất cả những giai đoạn đầu, sau khoảng thời gian hai mươi năm, mười năm, hoặc ngắn hơn nữa, sự nhiệt thành bắt đầu lơi, bởi vì nó bị hao mòn từ bên trong, nó vấp phải trở ngại ở bên ngoài. Từ đây, họ khám phá ra sức hấp dẫn chẳng còn mấy, đời tu bắt đầu cảm thấy buồn tẻ, đều đặn, nhạt nhẽo, vô vị; họ sa vào kiểu "chấp nhận bán-ý-thức sự tầm thường", họ chấp nhận "gỉa mạo đời sống tu trì dưới những dáng vẻ bề ngoài ban đầu", họ không dám đối diện với chính mình với bao nhiêu là bất ổn trong lòng như cô đơn, trống rỗng, bế tắc, tình cảm, ước muốn ... Bộ áo dòng bây giờ cũng chỉ để phân biệt nhà tu và người thế gian thôi nhưng sao nó lạc loài tách biệt quá thế, để rồi đến chỗ co cụm, ẩn nấp, khép kín, đóng kịch, hình thức ... có cảm tưởng như không còn là chính mình nữa, một thứ diễn viên bắt buộc gượng ép. Tâm hồn tươi trẻ nay bắt đầu có vết nhăn. Cuối cùng, chẳng còn thấy hứng khởi gì nữa, cố gắng lắm cũng chẳng tới đâu, nửa thịt nửa mỡ, chẳng nóng cũng chẳng lạnh ... Sự trung tín nó ở trên sức lực cố gắng của con người. Giống như người leo núi, bị khựng lại giữa lưng chừng, giữa đỉnh cao và vực thẳm, thấy mình không thể tiếp tục lên và cũng không có can đảm tụt xuống được. Thiên Chúa và thế gian, trông lên thì tít mù khơi, cúi xuống thì không còn mặt mũi nào, đuối sức ở giữa giòng sông. (Đến giai đoạn căng thẳng, gay cấn nên người viết cũng cảm thấy căng thẳng, gay cấn làm sao í ?). Từ đó, người ta bắt đầu trốn chạy .... Trốn chạy vào trong các công việc, chẳng có gì là sai trái cả, nhưng đầu óc trở thành "con buôn", tính toán làm ăn rất trình độ, và cho đó là thành công và rất hãnh diện. Trốn chạy vào những công việc tay chân thì lúc nào cũng tỏ ra vất vả để mọi người chú ý tới, "tôi đây cũng có tài, có công ăn việc làm, có làm ra kinh tế chứ bộ, có phải là thứ ăn bám đâu". Trốn chạy vào việc học hành, miệt mài đèn sách, bóp đầu bóp trán đến hói cả đầu ra, hãnh diện vì học cao trông rộng, hiên ngang vì cũng mọt sách như ai, lý trí và lý trí, (vô tri bất mộ nhưng cũng có hữu tri bất mộ). Trốn chạy vào những nguyên tắc, kỷ luật, giờ giấc nghiêm chỉnh tới chỗ cứng ngắc, nhỏ nhặt chật hẹp trong cái vỏ ốc nên có thể bắt chẹt người khác một cách dễ dàng. Trốn chạy vào hưởng thụ, đầy đủ tiện nghi, xe cộ máy móc tân kì, chó mèo gà vịt chim cò cá kiểng đắt giá... khó mà nghèo được. Trốn chạy vào cái tôi, mặc cảm bất tài, vặn vẹo uốn éo phá nhắng, cái gai của cộng đoàn, guậy tới bến, ích kỷ hẹp hòi, chi li tính toán, bòn mót keo kiệt... Trốn chạy vào tình tang tang tính, con gầy bố béo, tình còm, tình ba xu, uốn éo vặn vẹo mèo nheo nhõng nhẽo, lén lút che đậy... Trốn chạy vào tính toán, tu rồi mai già thì làm cái gì đây, chống gậy lọc cọc, kinh hạt lẩm cẩm tối ngày, bữa no bữa đói nó còn mắng cho, than thân trách phận "giá mà lập gia đình có đỡ khổ hơn không, còn có con có cháu nó đỡ đần cho", tìm kế để tháo... chạy.

Cái nhìn như thế có phải là bi quan yếm thế không nhỉ ? nhưng thực tế đã có như thế đấy. Thưa các bạn tu mà lị, trong đời sống tu mà lị của mỗi người chúng ta đều cần có những lần bắt đầu lại mà tất cả những vị thầy thiêng liêng thí dụ như cha Voillaume gọi là "Tiếng gọi thứ hai".

Chúng ta có thể hình dung một hình ảnh khá quen thuộc : người ta phóng phi thuyền có chuyên chở vệ tinh, khi mà tất cả được ổn định trên giàn phóng, các nhà khoa học trong phòng điều khiển đếm ngược cho tới số không thì giàn phóng nổ ầm và phi thuyền nhấc lên khỏi mặt đất; giai đoạn đầu nó phải cậy nhờ các tầng chứa khí tuyệt diệu của nó (các nguyên liệu và phương thế để lên cao, để tự đẩy đi). Nhưng đến một thời gian nào đó (đã được tính toán kỹ) nó đã đốt hết các năng lượng bên trong thì nó phải tới quỹ đạo đã được trù tính, nếu không thì là tai họa. Nó bắt đầu xoay quanh quĩ đạo, nó đã mất tính độc lập trong việc bay, nhưng nó nhờ một hiện tượng khác : Sức hút của trái đất. Trong cuộc đời con người của chúng ta, cũng một điều như thế xảy ra, nhưng với tự do của chúng ta. Ở khởi điểm, sự dâng hiến, các dấn thân của chúng ta hàm chứa một liều lượng năng lực cá nhân nào đó, đồng thời với ơn Chúa, khiến chúng ta có cảm tưởng vững vàng an toàn và như thế là bình thường, miễn là không ảo tưởng. Khả năng bên trong tầng chứa đó, có tính chân lý, sẽ không bao giờ thiếu hẳn, nhưng nó cũng cạn kiệt đi theo cuộc sống tự do thoải mái của con người, hoặc đúng hơn chúng ta thấy kể từ nay nó không còn đủ sức mạnh để đẩy nữa, nó làm chúng ta đứng ì, dẫm chân tại chỗ để rồi dẫn đến nghĩ quẩn. Vậy thì chúng ta cần phải "khám phá ra sức hút" chứ ? nếu còn muốn tiếp tục... tu mà lị.

Vâng, "khám phá ra sức hút" ấy, chúng ta vẫn quen mồm gọi là ơn biến đổi, việc hoán cải, gặp gỡ Chúa, Đức cha Bùi Tuần gọi là Ơn Trở Về.

Từ thời các Ngôn sứ, ơn trở về của các Ngài rất là dễ thương, thân mật như người nhà, như tình bằng hữu, câu chuyện thật sống động, đôi khi đến chỗ đôi co với Chúa, bướng bỉnh cãi lại Chúa. Ơn trở về của các Ngài đi đôi với việc gào tướng lên cho mọi người hoán cải trở về, trung thành giao ước đã ký kết với Giavê Đức Chúa, vì thế mà các Ngài bị dân chúng cứng đầu cứng cổ nện cho u đầu sứt trán, tháo chạy không kịp. Các Ngài đã than thân trách phận, việc Chúa giao qúa nặng nề, không biết ăn nói, dốt nát cù lần, bất tài... xin trả lại Chúa. Cuối cùng rồi đâu cũng vào đấy thôi, Chúa đã nói đã dạy cho các ngài biết, đây không phải là việc của các Ngài mà là của Chúa nên các Ngài đã mặt dầy mặt dạn minh chứng cho đến khi đổ máu vì lời kêu gọi hoán cải của mình.

Tiếp đến các vị tông đồ cũng vậy, điển hình là ơn biến đổi của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, thật rõ ràng, không chối cãi vào đâu được. Sau này các vị thánh trong Giáo hội cũng thế : thánh Antôn, thánh Augustinô, thánh Bênađô, thánh Têrêsa Avila, thánh Têrêsa Hài Đồng, thánh Phanxicô Assisi, thánh Inhaxiô, thánh Anphongsô ... Thời đại mới : Anh Charles de Foucauld 29/10/1886. Cha Antôn Chevrier 25/12/1856. Chị Madelein Delbrêl 1924. Mẹ Têrêsa Calcutta 1946....

Các bạn có biết tại sao tôi không đưa một vị thánh nào của dòng Đa minh không ??? Tạ ơn Chúa.

Mời các bạn đọc một đoạn ngắn trong cuốn "Linh Đạo Cho Giáo Dân Ngày Nay" (do chính những người giáo dân được biến đổi viết), cha Jess S. Brena, S.J. thu gom và in ấn.

Một Dụ Ngôn : "Những Kitô hữu chỉ biết ăn vỏ". Nhiều tín hữu chúng ta (kể cả giáo sĩ và tu sĩ) vẫn kéo lê một đời sống tôn giáo với `những bổn phận và những nghĩa vụ' phải trung thành thực hiện bằng mọi giá. Ít người nếm được hương vị của câu thánh vịnh `Chúa ngọt ngào dường bao' (Tv119;103) ; cảm được cái `thú' cầu nguyện, `thú' chiêm niệm, niềm vui làm tông đồ, làm Đức Kitô khác, làm `tư tế, ngôn sứ, và vua'.

Sở dĩ như thế là bởi vì thường người ta nhận thức sai lạc về Thiên Chúa và về tôn giáo : một tôn giáo nặng luật lệ và một Thiên Chúa ưa đòi hỏi, một Thiên Chúa xem chừng như có vẻ phi lý. Có thể vì những môn đệ "trung thành tuyệt vời" ấy với một anh chàng chỉ chuyên ăn vỏ của các loại trái cây như cam, chuối, táo, dưa hấu. Đã đành anh ta cũng có được vài ý niệm về trái chuối, trái cam, trái táo. Nhưng giá như anh ta ăn đúng cái phần đáng ăn thì hương vị sẽ khác đi một trời một vực. Có bao nhiêu giáo dân, linh mục và nữ tu vẫn đang nuôi mình chỉ với (hoặc chủ yếu với) vỏ trái cây? Tôi đã từng là một người trong số đó. Có lần tôi chia sẻ điều này với một linh mục bạn tôi, anh ta đã cãi : "nhưng cậu hãy nhớ rằng vỏ trái cây cũng có vitamin". "Đúng vậy, cám ơn Chúa", tôi nói, "nếu không thì tôi đã chết từ khuya rồi". (Trang 32 số 6)

Xin mời bạn đọc tiếp tập Tài Liệu Nghiên Cứu 11-93. NGUỒN MẠCH VÀ HỨNG KHỞI trong LINH ĐẠO CỦA THÁNH ĐA MINH trang 8.

1. Với Chúa (cum Deo)

1.1/ Hoán cải.

Khi nói ơn gọi Đa Minh vẫn còn được diễn tả bằng hạn từ cổ kính là "hoán cải", chúng ta không có ý gì khác hơn là muốn cho thấy ơn gọi Đa Minh nguyên thủy có điểm chung với nhiều ơn gọi tu trì ở thời trung cổ, và qủa đó là một sự trùng hợp đáng chú ý về hứng khởi. Có thể nói, trong hầu hết các trường hợp, thái độ sợ hãi hỏa ngục được mô tả rất sống động và rõ rệt, và ngay cả nơi những tâm hồn thanh sạch, ta vẫn thấy có ước muốn đào thoát khỏi thế giới và chọn lựa cuộc đời sám hối. Đó là do họ có cảm thức bén nhậy về sự thánh thiện của Thiên Chúa và về phẩm giá cao cả trong ơn gọi Kitô hữu của họ. Trong truyềìn thống cũng vẫn có "sự hoán cải" để làm đẹp lòng Thiên Chúa, đẹp lòng Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ, để làm cho mình trở nên tôi tớ của các Ngài, và từ bỏ điều gì đó vì các Ngài. Nhưng nét độc đáo của con cái thánh Đa Minh khi chọn lối sống này là nhằm đi theo và noi gương Đức Giêsu, nhà giảng thuyết khó nghèo. một anh em đã nói : "Tôi chưa bao giờ đọc thấy đức Giêsu là một đan sĩ da trắng hay da đen mà là một nhà giảng thuyết khó nghèo, tôi muốn bước theo dấu chân Người ".

Thưa các bạn, việc Hoán cải được xếp đầu tiên, sau đó là Khổ hạnh và sám hối, Đời sống cộng đoàn, Học hỏi, Đời sống chiêm niệm.... Theo tôi nghĩ, việc hoán cải là căn bản, là nền móng cho các đời sống khác như cộng đoàn, học hành, tông đồ, bác ái.... nhất là đối với người Đa Minh, lời giảng thuyết phải bắt nguồn từ sự (hoán cải) cảm nhận được lòng xót thương của Thiên Chúa đúng không ? Thánh tổ phụ đã có kinh nghiệm đó.

Mời bạn tiếp tục đọc Tài liệu nghiên cứu 23 tháng 11/1992. THÀNH PHỐ TRÊN ĐỈNH NÚI. Bài phỏng vấn tân Bề trên Tổng quyền, cha Timothy Peter Joseph Radcliffe.

2. Động lực nào thúc đẩy tôi đi tu

Đời sống đức tin của cha vào thời ấy như thế nào ? Nhờ đâu cha biết đến Dòng ? Điều gì đã thúc đẩy cha quyết định trở thành một tu sĩ Đa Minh ? Có biến cố nào đặc biệt?

- Thuở còn cắp sách đến trường, tôi nghĩ mình có một đức tin sâu sắc. Nhưng đó không phải là một đức tin nhiệt thành. Lúc ấy tôi không nghĩ nhiều đến tôn giáo. Tôi không có mộng làm linh mục. Tâm trí tôi không bao giờ nghĩ đến điều đó. Tôi chỉ có một cảm nghĩ mạnh mẽ là có Thiên Chúa, và Thiên Chúa là Đấng nhân lành. Tôi đã theo học ở trường các tu sĩ Biển Đức. Các đan sĩ này có một ý thức lạ lùng về lòng thương xót của Thiên Chúa, đến độ tôi không hề có ý nghĩ nào về một vị Thiên Chúa hay nổi giận hoặc báo oán. Tôi cho đây cũng là điều quan trọng. Nhưng vào thời ấy, tôi chẳng hề có ước muốn trở thành một tu sĩ.

Rời ghế nhà trường, tôi được một năm tự do trước khi vào đại học. Lúc đó tôi muốn có kinh nghiệm về lao động, nên tôi đi xin việc làm. Lần đầu tiên trong đời, tôi sống với những người không phải là Công giáo. Đối với tôi, đó là điều hết sức mới mẻ, bởi vì họ chất vấn tôi về niềm tin của tôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi phải tự chất vấn mình: điều tôi tin có chắc thật không ? Nếu điều tôi tin là chân lý, thì đó là chuyện quan trọng nhất đối với tôi, còn nếu đó không phải là chân lý, thì trong trường hợp này, tôi phải tỏ ra ngay thẳng mà bỏ đức tin. Như vậy vấn đề chân lý, vấn đề sống chân thực bắt đầu khiến tôi băn khoăn. Lúc đó tôi nhớ mang máng rằng hồi còn đi học, mình có đọc thấy trong một cuốn sách nào đó, nói đến một Dòng có châm ngôn là CHÂN LÝ. Ký ức ấy đã thúc đẩy tôi nghĩ đến các tu sĩ Đa Minh. Tôi gặp gỡ và đến thăm các ngài, để xem một dòng tu chuyên chăm về Chân Lý, VERITAS, này ra sao. Lúc bấy giờ tôi khoảng 20 tuổi. Tiếp xúc với các ngài, tôi không cảm thấy có ấn tượng nào đặc biệt. Nhưng các ngài mời tôi đi thăm tập viện, và ở đây tôi gặp một tu sĩ tên là Matthew Rigney, hiện vẫn còn sống ở Oxford. Trước đó, tôi đã quyết định không đi tu Dòng Đa Minh nữa. Nhưng khi gặp người tu sĩ kia (bấy giờ tôi nghĩ là ông đã lớn tuổi, trong khi thực ra ông trẻ hơn tôi bây giờ), và khi được nghe ông nói về các bí tích, nói về chuyện Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta qua tất cả những bi kịch của con người : sinh ra, chết đi, tội lỗi, phái tính, đồ ăn thức uống, tôi nghĩ rằng ở đây đang có sức sống. Cái nhìn về sức sống, về sự gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc đời là yếu tố đã dẫn đưa tôi tới bàn thờ. Người tu sĩ kia chẳng nói gì về một vị Thiên Chúa ở mãi đẩu đâu trên trời, nhưng là một vị Thiên Chúa mà chúng ta gặp gỡ mỗi ngày trong tất cả những gì thuộc về con người trong đời sống chúng ta. Đó là điều đã đánh động tôi và thúc đẩy tôi gia nhập Dòng.

Đến đây các bạn nói với tôi là biết việc hoán cải là cần thiết rồi, khổ lắm nói mãi, thèm nhỏ dãi ra rồi đây này, nhưng làm sao để được "biến đổi", để "khám phá ra sức hút" đây ? khó qúa ?

Thưa các bạn, tuổi tôi đã ngả về chiều (đang ở nhà hưu dưỡng rồi đấy) nên hay đằng tả lẩm cẩm, các bạn thông cảm cho, còn việc làm sao mà "biến đổi" thì... ai mà biết được, hỏi Chúa í.

Khó qúa ư ? Đúng đấy, con người ngày nay bị chẻ ra làm nhiều mảnh, chúng ta bị mệt lả đi vì lối sống thực dụng, nó làm cho chúng ta giòn tan ra và chúng ta không đến được chỗ ấy... Cái khó nó bó cái khôn đấy bạn ạ. Có khó nó mới quí, mới càng tha thiết khát khao mong mỏi, còn qúa dễ thì người ta lại dễ coi thường. Tình yêu cần phải được tinh luyện cho trong suốt, tinh ròng, mới xứng với Đấng tuyệt đối, chứ không thể xếp Ngài với những tình yêu hằm bà lằng, lạp xoong chợ trời được. Tình yêu mà dễ thì lại dễ yêu cả mớ, một ông chồng nói là tôi yêu bà xã tôi lắm, đang khi đó ông yêu cả rượu, yêu cờ bạc và yêu cả cô láng giềng đỏng đảnh... thì vợ của ông là gì ?

Khó qúa ư ? Đúng đấy, một bài hát đã tưởng tượng : "Yêu thương, mỉm cười với cuộc đời là chuyện quá đơn giản", thật là ảo tưởng, xin bạn tỉnh ngộ lại đi bạn ơi, con người chứ không phải thiên thần đâu. Chúng ta cùng đọc lại sách Giosuê 24 mà xem, dân chúng đang qui tụ tại Sikhem để làm điều mà ta gọi là "một sự lựa chọn" quan trọng. Ông Giosuê đặt cho họ vấn đề chọn lựa một cách thẳng thắn : Bà con cô bác cứ muốn làm dân ngoại hay là phụng sự Đức Giavê. Dân chúng đã đồng thanh hô to : "Chúng tôi muốn phụng thờ chính Đức Giavê". và ông Giosuê đã nói với họ đại khái như sau : "Vâng, bà con cô bác phải làm việc ấy nhưng hãy liệu chừng : Quý bà con không thể làm được đâu" (câu 19). Đúng thế, điều yêu cầu thì vượt qúa sức của riêng mỗi người. Bạn cũng gặp thấy điều này ở trong Tin Mừng (Mc 10,23-27). Khi người thanh niên giàu có "cạch" trước lời "hãy đi, hãy bán, hãy cho, hãy đến, hãy theo tôi" và anh bỏ đi hết sức buồn rầu, Đức Giêsu chú giải sự ra đi ấy bằng câu nói đáng sợ mà bạn dư biết : "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu có vào nước Thiên Chúa". và các ông tông đồ chưng hửng, đã tự hỏi nhau : "Nếu như thế thì ai có thể được cứu ?" (mà thật ra các ông đâu có phải là những tay đại tư bản, vua đô la đâu, toàn là khố rách áo ôm). Đức Giêsu liền nhìn thẳng vào các ông, như để lôi kéo họ chú ý, bởi vì đây là điều rất quan trọng. Ngài xác định : "Đối với loài người thì không thể, nhưng không phải là đối với Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa có thể làm được mọi sự". Như vậy chúng ta đã được trả lời một cách rõ ràng rồi nhé. Có điều bi đát, đó là con người hiện đại cho rằng ơn cứu độ ở ngay vừa tầm tay mình, nên họ không cần cậy dựa vào ân sủng nữa. Cái họ không thể làm, thì họ cho là không phải làm, chấm hết. Đúng là phản ứng kinh khủng, bởi vì theo cách đó, người ta sẽ không bao giờ thực sự có đức tin, do người ta đã bỏ cuộc chiến đấu. Qủa vậy, đức tin, đức tin được thử thách thì con người lại cứ muốn nằm ì ra, nên khi người ta ngã nhào thì người ta đang ở giữa đường, giữa đỉnh cao và vực thẳm rồi. Người ta khựng lại không phải là không có đường đi nhưng họ đã không tin vào người dẫn đường.... Rõ ràng là đức tin được trợ giúp bởi nghị lực của tâm hồn, bởi những đức tính nhân bản.

Đến đây bạn đã nhận ra phần của bạn chưa nhỉ ? phần Thiên Chúa, Ngài đã ban nhưng-không cho chúng ta từ khuya rồi đấy, còn phần chúng ta, có đón nhận được hay không thì tùy theo lòng tha thiết, nỗi khát mong như thế nào ? "Một cõi lòng tan nát giày vò, một trái tim thao thức khôn nguôi, một tâm tư luôn luôn khát vọng, Ngài ở đâu tôi kiếm tìm Ngài." Tâm tình một bài hát của người khao khát nay đã gặp.

Đểí chắp vá lại khi tâm hồn chúng ta đã bị chẻ ra quá nhiều mảnh thì điều cần thiết nhất vẫn là IM LẶNG, tìm về trong CÔ TỊCH, lắng lòng xuống để nghe hồn mình trong thinh không, ở đó sẽ gặp gỡ một Thiên Chúa đang hiện diện. Nếu không thì ít ra cũng thấy được nỗi khát khao của lòng mình, nhận diện ra được thực tại cuộc sống : cô đơn, bế tắc, giới hạn, tội lỗi, mệt mỏi, chán chường.... dám đối diện chứ không tránh né. Trong cô tịch đừng để những công việc sắp phải làm nổi cộm trong tâm trí, hãy thẳng thắn dứt khoát gạt nó qua một bên ; còn chuyện chia trí lung tung thì coi đó là chuyện thường, bởi vì chúng ta cần bắt đầu đi bắt đầu lại trong sự kiên trì, và hãy can đảm lì lợm níu kéo khi sốt ruột chỉ muốn lo ra... Chính đời sống chúng ta tha thiết như thế thì một lúc nào đó chẳng ngờ chúng ta khám phá ra, và khi đã khám phá ra thì những cố gắng nỗ lực của chúng ta chẳng đáng là gì so với tình Chúa qúa là bao la. Tin không nào ?

Mỗi người chúng ta nên có kinh nghiệm sống với Chúa để có thể kể lại cho người khác nghe nhé.

Trong cuộc sống cũng có nhiều người được biến đổi nhờ hoàn cảnh sống, nhờ biến cố... như những bệnh nhân trên giường bệnh, những người trong lao tù, hoặc những gia đình qúa ư nghèo khổ, kiệt quệ cùng khốn, bế tắc tuyệt vọng... có khi chẳng ai biết họ, có khi chỉ vài người chung quanh. Họ là những nhân chứng sống động về tình yêu của Chúa cho những người khác, nếu chúng ta biết giúp và nuôi dưỡng họ trong đời sống tâm linh.

Bài Ơn Trở Về của giám mục Bùi Tuần có đoạn viết như sau : ...

Sự trở về như vậy không hẳn là kết qủa của những điều dốc lòng, mà cũng không hẳn là kết qủa của những nỗ lực kéo dài, mà rõ ràng là do ơn Chúa. Ơn cứu độ của Chúa tràn vào con người của họ, tác động trên họ, xâm nhập vào các tài năng của họ. Các ngài nhận thấy thật rõ chân lý Phúc Âm này : Không có ơn Chúa sẽ không có sự trở lại.

Những lúc ấy, tình yêu cứu độ được tỏ hiện ra như một sức mạnh tuyệt vời. Sức mạnh này không đi ngược chiều với sự yếu đuối con người. Nó cũng không phải là một sức mạnh chi viện được thêm vào sức mạnh con người sẵn có. Nhưng nó là một sức mạnh trong sáng ngọt ngào mới mẻ, được đổ vào cái hố sâu những yếu đuối con người, để tẩy rửa, để cứu chuộc, để thứ tha, để làm cho con người nên mới. Sự trở về như vậy là bước của tình yêu Chúa đến với con người, hơn là bước của tình yêu con người đến với Chúa.

Tuy nhiên, con người trở lại không phải chỉ là thụ động. Họ phải chuẩn bị để đón ơn Chúa. Theo tôi, thì các chuẩn bị thông thường là dùng một chiếc thang. Chiếc thang này không dùng để leo lên, nhưng mà để bước xuống. Chiếc thang đó là chiếc thang khiêm nhường. Càng bước xuống nhiều bậc thang khiêm nhường, người ta càng dễ trở về với Chúa.

Sự khiêm nhường này hệ tại hai điều : Một là nhận biết mình yếu hèn tội lỗi, hai là hết lòng cậy tin ở lòng xót thương Chúa. Sự khiêm nhường như vậy đã được nhắc nhủ nhiều lần trong Kinh Thánh. Thánh Phaolô rất ý thức điều này, nên có lần Ngài đã khoe ra những yếu đuối của mình, để rối kết luận : "Chính khi tôi yếu, là lúc tôi mạnh". Nói thế là rất đúng với Phúc Âm. Theo dõi dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguện thì rõ.(Lc18,914)........

Tới đây, tôi nghĩ tới cuốn sách rất mới của cha André Louf, tựa đề ; "Au gré de sa grâce". Trong sách này, có một chỗ tác giả nói về les pécheurs endurcis và les justes endurcis, những kẻ tội lỗi cứng lòng và những người công chính cứng lòng. Kẻ tội lội cứng lòng thì dễ hiểu rồi. Còn người công chính cứng lòng là những người đạo đức tự mãn. Họ coi mình chẳng có gì cần phải trở lại. Họ không bước xuống bậc thang khiêm nhường. Họ không có kinh nghiệm về tình yêu Chúa cứu độ xót thương tha thứ. Lòng họ trở nên khô khan cứng cỏi, băng giá, không những đối với những người khác, mà cũng cả đối với Chúa nữa. Vì thế, loại người công chính cứng lòng rất khó trở về... (G.B. Bùi Tuần).

Thánh Têrêsa Avila nói : "Đúng là Chúa ban ơn cho những kẻ Người chọn nhưng nếu ta cứ tìm Người như Người tìm ta, Người sẽ ban cho ta tất cả những ân huệ đó. Người khao khát những linh hồn, để Người có thể đổ những ân huệ ấy xuống vì có cho đi nhiều như thế, sự phong phú giàu có của Người cũng không giảm đi ".

Các bạn tu mà lị ấy ơi ời, các bạn thấy khiếp chưa ? Thánh giá khá nặng đấy nhỉ ? Đừng nản chí nhé ? Điều thánh Phaolô ngỡ ngàng kinh ngạc, Ngài nói : "Tôi tiếp tục chậy, để cố gắng chiếm được, bởi vì tôi đã được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt rồi". (Pl 3,12). Sự tiến bộ thiêng liêng, đó là chúng ta đừng là diễn viên chính cuộc đời chúng ta nữa, mặc dù chúng ta vẫn không ngừng làm những gì thuộc bổn phận chúng ta, lúc đó chúng ta để cho một Đấng Khác dẫn dắt, Người đưa tôi đi "tới nơi tôi không muốn đến" (Ga 21,18), nhưng cũng là nơi tôi không thể đi tới một mình. Bạn đã biết câu nói chìa khoá đó rồi : "Không còn phải là tôi sống, mà chính là Đức Kitô đang sống trong tôi" (Gl 2,20). Xin bạn đừng quên điều đó bao giờ. Khi bạn đã bước qua ngưỡng cửa ấy, khi bạn đã thay đổi chế độ một lần, và bạn cứ duy trì như thế, bạn đã làm điều quan trọng nhất trong đời bạn.

Chào các bạn tu... mà lị nhé. Chúc các bạn là càng khó tu thì tu càng bạo, bởi một lý do duy nhất là TI MÀ LỤ (tu mà lị) ...