Màng xương là gì

Bị bong màng xương hay người ta thường gọi với cái tên khác là viêm màng xương. Bệnh này thực ra bản chất là không nguy hiểm, nhưng chúng ta cũng đừng để sự chủ quan và thiếu hiểu biết của mình tự biến nó trở nên nguy hại với sức khỏe của mình . Mời mọi người đọc bài viết sau để lấy những thông tin sức khỏe bổ ích nhé!

Viêm màng xương là gì?

Viêm màng xương là một thuật ngữ người ta dùng để mô tả bóng dày của một màng xương trên phim chụp X-quang. Trải qua sự lắng tụ xương mới và vôi hóa ngoài vỏ xương gây nên hiện tượng bị bong màng xương dẫn đến viêm màng xương. Màng xương là một lớp màng bao phủ bề mặt bên ngoài của hầu hết các xương trên cơ thể con người.

Chính vì vậy, viêm màng xương thường xuất hiện ở vị trí khớp nối giữa các xương cảu chúng ta, đặc biệt là các vị trí dễ chấn thương như phần cổ tay, phần ngón tay, phần khớp gối, phần cổ chân…

Các thể viêm màng xương lâm sàng

Các thể viêm màng xương hay loại viêm màng xương thường gặp là:

Thể “vỏ hành” là phần màng xương được hình thành kiểu nhiều lớp với mô mờ đục giữa những lớp đó.

Dạng “tia nắng mặt trời” tức là có sự vôi hóa dưới màng xương hình thành ngay tại các góc thân xương và đầu xương.

Viêm màng xương ở những vết mảnh dài, hơi mờ, chạy dọc gần như song song với vỏ xương của bạn. Đây được xem là thể lâm sàng thường gặp nhất.

Điều trị viêm màng xương ở đâu?

Trung Tâm Nha khoa Dr Hùng & Cộng Sự là trung tâm nha khoa đầu tiên tự hào tại TP.HCM được Bộ Y Tế cấp phép thành lập Bệnh Viện Chuyên Khoa Răng Hàm Mặt với 781 danh mục kỹ thuật điều trị. Ở đây luôn đi đầu trong đầu tư trang thiết bị hiện đại và đón nhận công nghệ mới nhất của nha khoa thế giới, được thiết kế và bố trí hiện đại với cở sở tọa lạc ngay tại trung tâm Quận 1, TP.HCM và được hàng ngán khách hàng khắp nơi trên thế giới đánh giá là nha khoa chất lượng 5 sao. Đội ngũ y bác sĩ vừa giỏi ,vừa có chuyên môn cao và tâm đức. Cở sở nha khoa rộng rãi, khang trang, các thiết bị nha khoa hiện đại tối tân. Tạo nên sự khác biệt với dịch vụ nha khoa không đau.Tất cả các dụng cụ y khoa đều được vô trùng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Đã từng thực hiện rất nhiều ca điều trị về viêm màng xương thành công.

Chế độ ăn uống cho người bị viêm khớp

Đại cương

Màng xương là gì?

Màng xương là màng liên kết bao quanh xương, màng xương thường không được nhìn thấy trên phim X- quang mà chỉ được phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.

Cấu tạo lớp màng xương: gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn tạo thành 1 lớp mỏng bao bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương giúp xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu nuôi dưỡng. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Xương to ra về chiều nhang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra tế bào mới, tế bào cũ sẽ được đẩy vào trong để hóa xương.

Viêm màng xương là gì?

Viêm màng xương: là tình trạng viêm đến phần màng của xương chưa lan đến phần tủy xương thường do nguyên nhân chấn thương, hoặc vi khuẩn đi theo đường máu từ một ổ viêm nhiễm nào đó trong cơ thể.

Nguyên nhân

Viêm màng xương thường do 3 nguyên nhân chính dưới đây gây ra:

- Do cơ thể bị chấn thương, vi khuẩn qua đường vết thương tác động trực tiếp vào vết thương đặc biệt là các vết thương gẫy xương hở.

- Do có ổ viêm ở phần mềm gần xương sau đó lan vào [sâu răng hay viêm màng xương hàm, viêm tủy xương lan ra màng xương].

- Viêm nhiễm do vi khuẩn. Vi khuẩn đi theo đường máu có thể từ một ổ nhiễm khuẩn nào dó trong cơ thể  như viêm bể thận thận, lao, viêm màng xương trong bệnh thương  hàn .

Biến chứng

Viêm màng xương nếu không được điều trị sớm sẽ có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm mủ cấp .

Viêm tạo nên một ổ mủ nằm sát với xương. Nếu mủ  không đục lỗ rò qua màng xương để thoát ra ngoài thì mủ sẽ chuyển qua các ống Havers mà vào tủy xương gây viêm xương tủy.

- Viêm kéo dài .

Do viêm cấp điều tri không dứt điểm, viêm sẽ âm ỉ kéo dài làm tổn thương ở xương và gây tiêu xương. Một tổ chức liên kết non sẽ được thay thế vào đó. Tổ chức này sẽ nhanh chóng cốt hóa làm cho mặt xương sù sì tạo thành nhưng khối xương mới nham nhở.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu viêm màng xương do nhiễm trùng cần loại bỏ nhiễm trùng, nếu viêm màng xương do vi khuẩn cần điều trị tiêu diệt vi khuẩn,... Bên cạnh đó sẽ kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng cường nhằm ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Điều trị viêm màng xương do loét da: Khi có áp-xe dưới màng xương hoặc phần  mềm phải xẻ dẫn lưu mủ. Cắt bỏ hết sẹo xơ chai, trên bề mặt xương viêm, vá da.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc cần kết hợp với một số yếu tố:

- Nghỉ ngơi hợp lý, nếu cần thiết cần nằm bất động để giảm áp lực lên xương.

Đông y điều trị viêm màng xương

Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài:" Dương hòa thang" [Ngoại khoa chứng trị toàn sinh tập]

Dương hòa thang Thục địa 30 Nhục quế 3 Ma hoàng 2
Lộc giác giao 9 Bạch gới tử 6 Khương thán 2 Sinh cam thảo 3

Sắc uống ngày 1 thang

Công hiệu. Ôn dương bổ huyết, tán hàn thông trệ

Ai có nguy cơ bị viêm màng xương?

Những người dưới đây sẽ có nguy cơ bị viêm màng xương

- Người có tiền sử chấn thương xương mà vết thương hở.

- Viêm nhiễm tại các cơ quan dẫn đến vi khuẩn đi theo đường máu đến xương khớp đặc biệt nhiễm liên cầu beta tan huyết

- Người phải thường xuyên lao động nặng, gắng sức, hoạt động thể thao: vận động viên marathon và bóng đá.

- Người mắc bệnh béo phì

- Người bị viêm khớp dạng thấp, gout, bệnh Paget xương , hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn

- Phụ nữ sau mãn kinh

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm màng xương là:

- Nên dành thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau khi lao động, làm việc nặng.

- Giữ cân nặng hợp lý

- Nếu không may có nhiễm trùng trên cơ thể cần điều trị triệt để.

- Nếu tập thể dục cần khởi động kỹ trước khi tập luyện.

Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp

Cấu tạo xương của cơ thể người

Hệ thống xương của cơ thể người thường được chia làm 2 loại chính là xương dài xương ngắn và xương dẹt. Với mỗi loại xương đều có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt, tuy nhiên chúng cũng có những cấu trúc chung giống nhau bao gồm: lớp màng xương [gồm màng trong và màng ngoài], phần xương cứng, phần xương xốp, tủy xương:

+Lớp màng xương: gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn tạo thành 1 lớp mỏng bao bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương giúp xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu nuôi dưỡng.

+Phần xương cứng: là phần xương rắn chắc nhất, có màu vàng nhạt.

+Phần xương xốp: cấu trúc gồm nhiều bè xương bắt chéo vào nhau tạo thành phần xương có nhiều các hốc nhỏ.

+Tủy xương: nằm ở trong cùng của xương gồm các tể bào tạo máu [tủy đỏ] và tế bào nền [tủy vàng]. Tế bào tạo máu có vai trò sản xuất hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, còn tế bào nền có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau.

Hệ thống xương của con người

Câu trúc riêng biệt của từng loại xương:

+Xương dài: là loại xương chiếm nhiều nhất, có hình ống như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…Ở phần đầu của xương dài, lớp xương cứng rất mỏng bao bọc bên ngoài lớp xương xốp, các bè xương ở đây xếp theo nhiều hướng khác nhau tạo thành những hốc nhỏ. Phần thân xương, lớp xương chắc, đặc ở ngoài làm thành một ống xương dày ở giữa, và mỏng dần ở 2 đầu; lớp xương xốp ở trong thì ngược lại, mỏng ở giữa và dày dần ở 2 đầu; trong cùng là một ống tủy dài chứa đầy tủy vàng

+Xương ngắn: gồm các xương như đốt sống, xương cổ tay, cổ chân…Các xương này có cấu trúc tương tự phần đầu của các xương dài bên ngoài là một lớp xương cứng mỏng, bên trong là một khối xương xốp.

+Xương dẹt: là các xương có hình bản dẹt mỏng như xương bả vai, xương chậu, xương sọ… cấu tạo gồm 2 bản xương đặc, giữa là một lớp xương xốp.

Thành phần hóa học của xương

Thành phần hóa học của xương

Thành phần hóa học chính của xương gồm 2 phần chính là chất hữu cơ và chất vô cơ [chất khoáng] liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể.

+Chất hữu cơ [chiếm 30% trọng lượng khô của xương] gồm có protein, lipid, mucopolysaccarid. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là collagen và các phức hợp protein [là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein].

+Chất vô cơ [chiếm 70% trọng lượng khô của xương] gồm các muối Canxi, Magie, Mangan, Silic, Kẽm, Đồng…trong đó chủ yếu là CaCO3, Ca3[PO4]2.

Các thành phần hóa học của xương ở mỗi người có tỉ lệ không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương dòn, dễ gãy.

Video liên quan

Chủ Đề