Mẫu phiếu tin nhiệm bí thư Chi bộ

Mẫu danh sách trích ngang, mẫu phiếu giới thiệu nhân sự tái cử, lần đầu tham gia Cấp ủy, Bí thư, Phó bí thư, nhiệm kỳ 2020-2025 In trang

Thực hiện Kế hoạch số 96-KH/TU ngày 09/8/2019, Hướng dẫn số 01-HD/TU ngày 04/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 109-KH/HU ngày 26/8/2019, Hướng dẫn số 08-HD/HU ngày 12/11/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy về một số nội dung thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019;

Trong khi chờ Hướng dẫn của cấp trên về biểu mẫu công tác chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ 2020-2025, để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng bộ huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy gửi mẫu danh sách trích ngang, mẫu phiếu giới thiệu nhân sự tái cử, lần đầu tham gia Cấp ủy, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy để các tổ chức cơ sở đảng thực hiện

Lưu ý:

- Về danh sách trích ngang: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh (theo giấy khai sinh và lý lịch đảng viên); ngày vào đảng; quê quán (xã, huyện, tỉnh). Cột trình độ chuyên môn, cột trình độ lý luận chính trị ghi những trường hợp đã có bằng tốt nghiệp ở mức cao nhất; nếu đang học thì ghi vào cột ghi chú.

- Về mẫu phiếu: Áp dụng cho Đảng ủy cơ sở. Đối với các Chi bộ trực thuộc, vận dụng linh hoạt để thực hiện quy trình nhân sự theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, các tổ chức cơ sở đảng trao đổi với Ban Tổ chức Huyện ủy để thống nhất thực hiện.

Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Vậy mẫu phiếu tín nhiệm nào đúng với quy định của pháp luật. ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết  Mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất (Cập nhật 2022).

Nội dung bài viết:

  1. 1. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
  2. 2. Phạm vi, đối tượng và nơi lấy phiếu tín nhiệm ở đâu?
  3. 3. Mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất (Cập nhật 2022)
  4. 4. Xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
  5. 5. Câu hỏi thường gặp

1. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?

Mẫu phiếu tin nhiệm bí thư Chi bộ

Mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất (Cập nhật 2022)

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về giải thích từ ngữ thì khái niệm lấy phiếu tính nhiệm, bỏ phiếu tính nhiệm là: “Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.

2. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.”

2. Phạm vi, đối tượng và nơi lấy phiếu tín nhiệm ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về phạm vi, đối tượng và nơi lấy phiếu tín nhiệm theo đó:

– Phạm vi lấy phiếu tín nhiệm:

Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy các cấp và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.

– Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm:

+ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư; ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp.

+ Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo ở cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc (cấp cục và tương đương trở lên ở các ban, bộ, ngành Trung ương; cấp sở, cấp huyện và tương đương trở lên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

– Nơi lấy phiếu tín nhiệm:

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với mỗi chức danh cán bộ tối đa ở hai nơi: tại cấp ủy cùng cấp (đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy) và nơi công tác (nêu tại Điều 5 của Quy định này).

3. Mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất (Cập nhật 2022)

Tên tổ chức, cơ quan, đơn vị ………………………..
(Đóng dấu treo)

…………., ngày ….. tháng ….. năm 201…

 

PHIẾU TÍN NHIỆM

của ……………
đối với …………
năm 201…

– Thực hiện Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; đề nghị đồng chí thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với các đồng chí có tên dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng:

STT

Họ và tên

Chức vụ công tác

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

2

3

………..

n

Xem thêm bài viết Mẫu biên bản kiểm phiếu 

4. Xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

“Điều 17. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:

a) Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;

b) Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;

c) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

d) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

đ) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:

a) Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;

b) Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;

c) Tổng số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

d) Tổng số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Tổng số đại biểu Quốc hội, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu là số đại biểu của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu không được tính vào tổng số này.

4. Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian lấy phiếu tín nhiệm, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm; đánh giá chung về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người; xác định những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết này.

5. Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, xác định người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không tín nhiệm.”

Như vậy kết quả sẽ dựa trên tổng số đại biểu tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm.

5. Câu hỏi thường gặp

Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm:

– Lấy phiếu tín nhiệm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động;