Mô hình cánh đồng mẫu lớn là gì năm 2024

Đỉnh điểm của mô hình này là năm 2015, diện tích sản xuất của cánh đồng mẫu lớn ở mức 196.000ha, đến năm 2017 - 2018 chỉ còn 170.000ha, tức là chiếm 1/10 tổng diện tích sản xuất lúa của toàn vùng, trong số đó cũng chỉ có 1/10 diện tích canh tác tham gia mô hình liên kết được xem là bền vững.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là gì năm 2024

Cánh đồng lớn là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Ảnh minh họa: TTXVN

Việt Nam vẫn rất cần mô hình này để có thể tạo nền tảng sản xuất cho hạt gạo Việt. Tuy nhiên, tại sao một mô hình cần lại chưa thể phát triển, được thậm chí dần đi xuống như hiện nay?

Khó nhân rộng mô hình cánh đồng lớn

Theo các nhà khoa học, ĐBSCL chỉ cần xây dựng được 1 triệu cánh đồng lớn trên tổng diện tích gieo trồng hơn 3 triệu ha. Như vậy, chỉ cần đầu tư cho 20 doanh nghiệp lớn với trung bình 50.000 ha/đơn vị, lúc đó, ngành lúa gạo Việt Nam đã có thể chủ động trên thị trường từ dự trữ nguồn hàng đến điều tiết, quyết định giá cả.

TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Cần tập trung các giải pháp đột phá là tăng cường liên kết thực chất giữa doanh nghiệp với HTX, THT, nông dân để đảm bảo cạnh tranh".

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là gì năm 2024

Mô hình Cánh đồng lớn đang “teo tóp” dần. Hình minh họa. Ảnh: vanhoadoanhnghiepvn.vn

Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chủ yếu vẫn ở phần ngọn là bao tiêu thu mua lúa.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, An Giang, chia sẻ: "Nút cổ chai tại thời điểm thu hoạch, đó là không có tiền mua lúa nông dân nên giá lên xuống; không có đủ hệ thống sấy một lượng lớn khoảng 10 triệu tấn và không có nguồn tài chính ổn định để nông dân làm vụ sau".

Cánh đồng lớn là mô hình liên kết bền vững theo chuỗi giá trị của ngành hàng lúa gạo. Ước tính, chỉ cần 1/3 diện tích gieo trồng thực hiện mô hình thì giá trị sẽ tăng lên gấp 3 lần so với hiện nay. Cần là vậy nhưng mỗi nền sản xuất có những đặc trưng riêng chính vì vậy, một mô hình đúng nhưng cách thực hiện phải có sự điều chỉnh hợp lý mới có thể vận hành và phát triển mạnh

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 12/4 với khách mời là ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT sẽ trao đổi chi tiết hơn về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn theo dõi!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn", thực chất là sự liên kết "4 nhà" trong sản xuất nông nghiệp. Với vai trò và trách nhiệm của mình, Nhà nước đã xây dựng chiến lược, tạo hành lang pháp lý bằng các chỉ thị, nghị quyết, phát động phong trào, xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi, đường giao thông, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam nói chung và thương hiệu lúa gạo của các tỉnh nói riêng. Chẳng hạn, tỉnh Thái Bình có chính sách hỗ trợ xây dựng 9 mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" với tổng kinh phí hơn 26 tỷ đồng trong 2 năm 2012-2013 để hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng cho nông dân; hoặc tại Nghệ An, địa phương đã hỗ trợ tổ chức hội thảo đầu bờ, tập huấn, tuyên truyền với mức 15 triệu đồng/1 cánh đồng mẫu, hỗ trợ 30% giá các loại vật tư chủ yếu như phân bón, chế phẩm sinh học,… để đầu tư đủ quy trình sản xuất hiện hành; hỗ trợ nông dân mua máy cày đa chức năng công suất từ 8CV-30CV và máy công tác kèm theo (bánh lồng, phay, lưỡi cày, rơ moóc,…); hoặc tại Hải Dương, địa phương hỗ trợ 4.000 đồng/kg đối với giống lúa lai, 8.000 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao. Ngoài mức hỗ trợ về giống, địa phương này còn hỗ trợ thêm cho nông dân tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với mức 2,4 triệu đồng/ha… Một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long cũng thực hiện hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân định kỳ 3-4 tháng/lần; hỗ trợ 30-50% tiền đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất như công cụ hạ sàng, lò sấy,…

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là gì năm 2024
Nông dân Tiền Giang đang thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn (Nguồn: Chinhphu.vn)

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã có những đóng góp mới, có sự hỗ trợ mới cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều giống lúa lai mới, có năng suất cao, có khả năng canh tác ở nhiều vùng sinh thái khác nhau được sản xuất. Thời gian qua, Nhà nước đã có sự đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu sản xuất giống lúa mới. Những dự án nghiên cứu này được nhiều bộ, ngành và địa phương tham gia. Các chương trình này đã góp phần giải quyết những khâu quan trọng trong việc phát triển giống lúa mới như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đồng ruộng, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực,… Chẳng hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Dự án Sản xuất giống lúa lai tại huyện Eakar và huyện KrôngPăc tỉnh Đắc Lắc giai đoạn 2011-2015 với tổng mức đầu tư là 370,108 tỷ đồng; Dự án Sản xuất giống lúa lai hai dòng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Trường Đại học Nông nghiệp I làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 27,812 tỷ đồng; một số dự án do địa phương triển khai như Dự án Đầu tư vùng nhân dòng giống lúa bố mẹ và vùng sản xuất hạt giống lúa lai tại tỉnh Lào Cai với tổng mức đầu tư 34,967 tỷ đồng; Dự án Phát triển vùng sản xuất giống lúa lai tỉnh Quảng Nam với tổng mức đầu tư 128,563 tỉnh đồng. Ngoài ra, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất lúa giống, như Công ty TNHH Cường Tân (Nam Định) đã đầu tư 10 tỷ đồng mua bản quyền sản xuất giống lúa lai hai dòng TH3-3 từ Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội… Nhìn chung, các tiến bộ khoa học về giống cây trồng mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật thâm canh, quản lý cây trồng, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch từng bước được áp dụng đồng bộ trên mô hình "Cánh đồng mẫu lớn". Ngoài ra, mô hình này cũng có sự tham gia trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của các nhà khoa học và cán bộ quản lý.

Nhờ sự vào cuộc trực tiếp của các nhà khoa học, nhà nông bước đầu đã thực hiện được tất cả các công đoạn sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch theo các quy trình công nghệ do các nhà khoa học đề xuất. Các loại vật liệu và vật tư như giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón do các doanh nghiệp cung ứng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Cũng nhờ việc áp dụng thống nhất quy trình kỹ thuật tiên tiến nên nhà nông đã giảm được chi phí cho sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện sản xuất trên "Cánh đồng mẫu lớn", nhà nông được bổ sung, tích lũy và nâng cao nhận thức và kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Nhờ đó, năng suất và chất lượng lúa ở mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" cao hơn hẳn và chi phí sản xuất thấp hơn.

Điểm nổi bật của mô hình "Cánh đồng mẫu lớn", đó là sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân yên tâm sản xuất. Đã có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện vào mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" như công ty cung ứng giống, công ty cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công ty về cơ điện nông nghiệp cung cấp thiết bị, máy móc thực hiện cơ giới hóa, công ty lương thực xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm,…Có nhiều doanh nghiệp đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, giúp cho nông nghiệp tránh được tình trạng sản phẩm của nông dân bị tư thương ép giá.

Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp đã hỗ trợ nhà nông trên nhiều phương diện khác nhau. Chẳng hạn, Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã hỗ trợ nông dân trong xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn" bằng phương thức cho nông dân vay phân bón, giống, đến cuối vụ thanh toán không thu lãi; cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với địa phương thực hiện đúng quy trình kỹ thuật; thu mua sản phẩm của nông dân với giá cao hơn 1,1 lần giá thị trường tại thời điểm thu mua. Hoặc ở các tỉnh phía Nam, Công ty CP Bình Điền bán phân bón cho nông dân theo giá gốc, hỗ trợ chi phí vận chuyển và cho nông dân nợ 4 tháng; Công ty CP bảo vệ thực vật An Giang cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân với lãi suất 0%, sau khi thu hoạch, nông dân được hỗ trợ chi phí vận chuyển, sấy và lưu kho trong 30 ngày; Công ty Lương thực Long An thu mua lúa của nông dân với giá cao hơn từ 100-150 đồng/kg…

Những điểm yếu cần khắc phục

Nhìn chung, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" đã góp phần thúc đẩy nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng,… Qua đó, nhà nông từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho việc phân công lại lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" cũng bộc lộ một số yếu điểm cần sớm khắc phục, đó là: mô hình này tuy được triển khai đồng đều ở các tỉnh phía Nam, nhưng ở các tỉnh phía Bắc, đa số nông dân chưa có kinh nghiệm sản xuất tập trung theo kiểu mô hình "Cánh đồng mẫu lớn". Số hộ nông dân tham gia trong một mô hình còn nhiều, trình độ hiểu biết, tiếp thu về kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp không đồng đều. Nông dân còn thụ động trong việc chăm sóc, phát hiện và xử lý các giải pháp kỹ thuật mặc dù đã được tập huấn, còn lệ thuộc vào tập thể và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn là gì năm 2024

Trong lúc chờ giá lúa, nông dân được gửi lúa miễn phí 30 ngày tại kho của Công ty cổ phần BVTV An Giang (Nguồn: nongthonmoihatinh.vn)

Các doanh nghiệp tham gia trong cùng một "Cánh đồng mẫu lớn" còn hoạt động riêng lẻ, chưa có doanh nghiệp nào đứng ra để tập hợp các doanh nghiệp cùng thảo luận, bàn bạc gắn kết hợp tác, triển khai hợp đồng với đại diện của hộ nông dân (hợp tác xã) theo thế mạnh riêng của từng doanh nghiệp. Hợp đồng kinh tế về thu mua sản phẩm của doanh nghiệp với đại diện hộ nông dân còn mang tính nguyên tắc, chưa có tính pháp lý cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp, giao thông và thủy lợi chưa thuận lợi cho cả tưới và tiêu nước. Công nghệ chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch còn thấp như hệ thống sấy hạt và đóng bao công suất lớn, thiếu hệ thống thiết bị chế biến bảo đảm chất lượng gạo theo tiêu chuẩn hàng hóa,…

Hướng tới phát triển bền vững

Để khắc phục những điểm yếu nêu trên nhằm mở rộng và phát triển bền vững mô hình "Cánh đồng mẫu lớn", đòi hỏi các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo tuyên truyền, vận động xây dựng mô hình này một cách thường xuyên hơn. Sớm xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách chủ động, kịp thời và đồng bộ trong việc triển khai thực hiện "Cánh đồng mẫu lớn" từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã và phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, từng địa phương. Nhà nước và các cấp quản lý cần tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ quy hoạch đồng ruộng, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ một phần giống, vật tư cho năm đầu xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn". Trong quá trình triển khai thực hiện "Cánh đồng mẫu lớn", các địa phương cần tổng kết các mô hình để rút ra bài học cho việc thực hiện, mở rộng các loại mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" cho các đối tượng cây, con khác phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương.

Cần sớm xây dựng liên danh chuỗi các doanh nghiệp tham gia xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn", xác định được doanh nghiệp đủ mạnh có thể đứng ra “làm nhạc trưởng” để cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân cần phải được thực thi bằng hợp đồng kinh tế sao cho đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người nông dân trong chuỗi giá trị tạo ra. Người nông dân và các thành viên tham gia trong "Cánh đồng mẫu lớn" cần được tập huấn về quy trình kỹ thuật trước khi thực hiện. Đồng thời, các hộ nông dân cần thống nhất cùng hành động thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật đã ban hành, chấp hành các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đã được công nhận do các nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật được phân công hướng dẫn thực hiện.../.