Mổ u tuyến yên hết bao nhiêu tiền năm 2024

U tuyến yên là những khối u xuất phát từ thùy trước tuyến yên. Phẫu thuật u tuyến yên thường đi kèm với nhiều rủi ro nghiêm trọng, do đó bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn những phương pháp phẫu thuật phù hợp.

1. U tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước giống như hạt đậu trong não nằm phía sau mắt có chức năng tạo ra các hormone chi phối nhiều thứ bao gồm tăng trưởng cơ thể, sinh sản và trao đổi chất. Khối u tuyến yên lành tính có thể phát triển về kích thước gây đau đầu hoặc gây ra những vấn đề về thần kinh hay mạch máu, đe dọa tính mạng. Khối u ung thư được loại bỏ để ngăn chặn ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Một số khối u tuyến yên sản xuất hormone có thể gây ra các bệnh lý khác, ví dụ như hội chứng Cushing.

Tuyến yên nằm gần các dây thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não. Các khối u của tuyến yên có thể gây ra tầm nhìn mờ, mờ mắt hoặc chứng song thị. Phẫu thuật cắt bỏ nhằm cải thiện hoặc bảo vệ thị lực và trong một số trường hợp để điều chỉnh sự sản xuất quá mức của hormone.

U tuyến yên có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Lựa chọn thích hợp nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với những bệnh nhân không phẫu thuật được thì điều trị ngoại khoa bằng dao Gamma. Ngoài ra, cần chụp CT, hoặc chụp MRI nhằm giúp cho bác sĩ phẫu thuật hướng nhiều tia phóng xạ nhỏ từ nhiều góc khác nhau để có thể quy tụ về khối u, và làm cho nó co lại và triệt tiêu nó.

Mổ u tuyến yên hết bao nhiêu tiền năm 2024

Chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp

Để phẫu thuật u tuyến yên, trước tiên bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá bằng cách thực hiện quét MRI tuyến yên. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cần phải kiểm tra các xét nghiệm máu, X-quang ngực hoặc điện tâm đồ để đảm bảo rằng đủ sức khỏe để gây mê.

Có nhiều cách khác nhau để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và vị trí khối u. Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân, và phải mất 1-2 giờ để hoàn thành.

Tuyến yên có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường mũi hay mở hộp sọ tùy thuộc vào kích thước và mức độ lây lan của khối u. Ngoài ra, phương pháp mổ có định vị sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hoặc phá hủy mô với độ chính xác cao thông qua những lỗ nhỏ trên hộp sọ.

Sau phẫu thuật u tuyến yên, bệnh nhân sẽ cần nằm trong phòng hồi sức khoảng 2 giờ trước khi quay lại phòng phẫu thuật thần kinh. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu điều trị thay thế hormone. Bởi vì hormone cortisol quan trọng nhất, là một loại steroid, giúp cho cơ thể có thể đối phó với trạng thái căng thẳng. Người bệnh cần được tái khám sau phẫu thuật khoảng 6-8 tuần. Bệnh nhân cần được chụp MRI não, xét nghiệm máu, và kiểm tra mắt để kiểm tra lại.

Mổ u tuyến yên hết bao nhiêu tiền năm 2024

Khoảng 6-8 tuần sau phẫu thuật bệnh nhân cần tái khám để kiểm tra

3. Biến chứng sau phẫu thuật u tuyến yên

Các biến chứng sau phẫu thuật u tuyến yên có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu cam: Các biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên có thể bao gồm chảy máu cam, chảy máu mũi
  • Xuất huyết nội sọ
  • Rò rỉ dịch não tủy: là một chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống.
  • Bệnh tiểu đường insipidus: Điều này xảy ra khi hormone điều chỉnh cân bằng nước bị ảnh hưởng gây ra khát và tiểu quá nhiều. Bác sĩ sẽ kê toa liệu pháp thay thế hormone, nếu bệnh nhân không ổn định sau một vài ngày.
  • Suy tuyến yên: Là khi tuyến yên không sản xuất hormone như bình thường, và chức năng tuyến yên đã bị tổn thương do một khối u hay một tổn thương khác trong khi phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ kê toa liệu pháp thay thế hormone.

Những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra nhưng hiếm gặp khác bao gồm:

  • Tổn thương động mạch cảnh: Động mạch cảnh là mạch máu hai bên của tuyến yên cung cấp máu cho não. Tổn thương động mạch cảnh trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Tỉ lệ xảy ra biến chứng này cực kỳ thấp khoảng dưới 1%
  • Suy yếu thị lực: Có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ các cục máu đông gây chèn ép lên các dây thần kinh thị giác.

Tóm lại, phẫu thuật u tuyến yên nhằm loại bỏ khối u và cố gắng bảo tồn tối đa phần tuyến yên. Phẫu thuật u tuyến yên chỉ được lựa chọn khi việc điều trị bằng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật u tuyến yên có nhiều rủi ro, do đó bác sĩ sẽ cân nhắc những phương pháp điều trị phù hợp.

U tuyến yên là các khối u xuất phát từ thùy trước tuyến yên. Theo nhiều nghiên cứu, u tuyến yên chiếm 5-15%/ tổng số các u nội sọ nguyên phát, đứng hàng thứ ba sau u tế bào thần kinh đệm (Glioma) và u màng não (Meningioma). Trong đó, hơn 99% là u lành tính và thường phát triển rất chậm. Về lâm sàng, u tuyến yên được chia thành 2 nhóm chính là: u không tăng tiết và u tăng tiết hormone. Nếu là u tăng tiết, biểu hiện lâm sàng sớm là các rối loạn nội tiết như vô sinh, vô kinh, tăng tiết sữa, to cực… Nếu là u không tăng tiết thì thường phát hiện muộn bởi các dấu hiệu về mắt như giảm thị lực, thu hẹp thị trường.

Điều trị u tuyến yên cần phối hợp nhiều chuyên khoa như phẫu thuật, nội tiết và xạ trị, trong đó phẫu thuật vẫn là chủ yếu. Phẫu thuật u tuyến yên được thực hiện đầu tiên bởi Horsley năm 1889 mổ qua đường mở nắp sọ vùng trán. Năm 1907, Scholoffer đã tiến hành mổ lấy u qua mũi. Năm 1959, Guiot và Thibaut mổ lấy u qua xoang bướm. Năm 1969, Hardy đã sử dụng kính hiển vi phẫu thuật trong việc lấy u và đã trở thành phương pháp chủ yếu điều trị loại bệnh lý này. Tuy nhiên, kính vi phẫu cũng có nhược điểm là đường vào hẹp và sâu nên ánh sáng yếu khó khăn cho việc lấy u. Gần đây nhiều Trung tâm Phẫu thuật thần kinh trên thế giới cũng như Việt Nam đã áp dụng phương pháp lấy u nội soi qua đường xoang bướm với nhiều ưu điểm như ánh sáng tốt, quan sát rõ ràng chi tiết hơn làm tăng khả năng lấy u và giảm các biến chứng. Đặc biệt với sự trợ giúp của hệ thống định vị dẫn đường (Navigation), cho phép phẫu thuật an toàn và lấy u triệt để hơn.

Phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm mới được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2010. Các nghiên cứu cho thấy, phẫu thuật nội soi lấy u qua đường xoang bướm bước đầu thu được kết quả rất tốt so với các phương pháp phẫu thuật khác. Đến nay tại Bệnh viện TƯQĐ 108, Khoa Ngoại thần kinh với Khoa Tai mũi họng triển khai kỹ thuật này một cách thường quy cho các bệnh nhân và cho kết quả khả quan.

Mổ u não lành tính hết bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật u màng não Chi phí dao động trong khoảng từ 40.000.000 đến 100.000.000 đồng bao gồm phương pháp thực hiện ca phẫu thuật, đội ngũ y bác sĩ, thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ hỗ trợ. Sau phẫu thuật u màng não, bệnh nhân cần thời gian để hồi phục và điều trị hậu quả sau mổ.

Mổ u tuyến yên bao lâu?

Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân, và phải mất 1-2 giờ để hoàn thành. Tuyến yên có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường mũi hay mở hộp sọ tùy thuộc vào kích thước và mức độ lây lan của khối u.

Chi phí hết bao nhiêu khi mổ u xơ tử cung?

Phẫu thuật u xơ tử cung bằng phương pháp nội soi: Dao động mức giá từ 8 - 10 triệu đồng. Đã gồm chi phí điều trị khoảng 3,5 triệu đồng. Phẫu thuật u xơ bằng mổ hở: Chi phí dao động từ 6 - 8 triệu đồng. Trong đó đã có chi phí phẫu thuật từ 2 - 3 triệu đồng.

Phẫu thuật cắt khối u não bao lâu thì sẽ tỉnh lại?

Mổ u não bao lâu thì tỉnh? Bạn thường tỉnh lại sau 6 tới 12 tiếng sau mổ u não. Thời gian nằm viện điển hình sau khi phẫu thuật khối u não là từ hai đến năm ngày. MRI hoặc CT sẽ được thực hiện vào sau phẫu thuật một ngày để đánh giá mức độ thành công của điều trị.