Mới học sinh phải học ít nhất một ngoại ngữ

Một tiết học tiếng Anh của học sinh tiểu học Nhật Bản. Ảnh: japantimes.co.jp

Trên khắp nước Nhật, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông mong muốn vào đại học hiện đang chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào tiêu chuẩn hóa, sự kiện sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các lựa chọn sau trung học của họ.

Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách giáo dục đã cố gắng cải tiến bài thi do Trung tâm Khảo thí Đầu vào Đại học Quốc gia điều hành, nhằm đáp ứng nhu cầu thời đại đang thay đổi. Và trọng tâm các cuộc thảo luận của họ là tiếng Anh trong bối cảnh có nhiều lo ngại về việc rất ít sinh viên Nhật Bản sử dụng được ngôn ngữ này một cách trôi chảy dù đã học nhiều năm.

Bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào đại học ở Nhật

Trước đây được gọi là 'Kỳ thi Trung tâm Quốc gia', kỳ thi tuyển sinh đại học tiêu chuẩn chủ yếu tổ chức cho các học sinh tốt nghiệp trung học vào giữa tháng 1 và là một trong những kỳ thi lớn nhất ở Nhật Bản, với khoảng 500.000 người tham gia hàng năm. Kết quả thi là một yêu cầu quan trọng đối với nhiều học sinh muốn vào các trường đại học quốc gia và công lập. Một số trường đại học tư thục cũng đưa kỳ thi vào quá trình sàng lọc của họ, càng làm tăng thêm tầm quan trọng của nó.

Trong số các môn học được đánh giá trong kỳ thi, môn tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất, với 99% người dự thi đã kiểm tra trình độ tiếng Anh vào năm ngoái.

Năm ngoái cũng là lần đầu tiên kỳ thi được tiến hành theo hình thức trắc nghiệm kể từ khi nó được đổi tên thành 'kyōtsū' ['bài kiểm tra thông thường'] kèm theo những thay đổi sâu rộng bao gồm cả phần thi tiếng Anh. Ví dụ: Phần đọc của bài thi tiếng Anh đã loại bỏ các câu hỏi truyền thống về ngữ pháp và thành ngữ mà thay vào đó, tập trung vào việc đánh giá khả năng của học sinh trong việc xử lý các tình huống hàng ngày, chẳng hạn như nhắn tin cho bạn bè hoặc hoàn thành đăng ký trực tuyến cho một câu lạc bộ người hâm mộ.

Mặc dù nhấn mạnh vào sự hiểu biết thực tế hơn về tiếng Anh, bài kiểm tra vẫn chỉ đánh giá kỹ năng đọc và nghe của học sinh, giống như định dạng trước.

Tranh cãi về kỹ năng nói - viết

Lần ra mắt của thử nghiệm cải tiến vào năm ngoái lẽ ra đã đánh dấu một sự thay đổi lớn hơn nhiều. Ban đầu, Bộ Giáo dục Nhật Bản dự kiến sẽ thuê khu vực tư nhân đánh giá bài kiểm tra tiếng Anh, với cả bốn kỹ năng đọc, nghe, viết và nói.

Hai kỹ năng viết, nói thường được coi là điểm yếu của học sinh Nhật Bản và việc bắt buộc đánh giá các kỹ năng này trong khuôn khổ tiêu chuẩn hóa sẽ thúc đẩy học sinh phải nỗ lực rèn luyện hơn.

Nhưng các bài kiểm tra trình độ do khu vực tư nhân tổ chức, bao gồm Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh thực tế [Eiken], Bài kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ [TOEFL] và Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế [IELTS], thường tốn kém và bất lợi đối với học sinh gia đình nghèo. Các trung tâm khảo thí cũng khó tiếp cận hơn đối với học sinh ở nông thôn.

Do lo ngại về bất bình đẳng, sáng kiến thuê tư nhân đột ngột bị gác lại vào năm 2019, và từ mùa Hè 2020, kế hoạch đã bị hủy bỏ vĩnh viễn.

Giáo dục tiếng Anh trong các trường học Nhật Bản từ lâu bị chỉ trich là có xu hướng tập trung nhiều vào ngữ pháp và dịch các câu quá phức tạp, dẫn đến kết quả là rất ít học sinh tốt nghiệp thông thạo ngôn ngữ này.

Năm 2014, hội đồng tư vấn của Bộ Giáo dục đã kêu gọi kỳ thi tuyển sinh đại học đánh giá cả bốn kỹ năng nền tảng với hy vọng rằng làm như vậy sẽ giúp thế hệ sau sử dụng tiếng Anh chủ động hơn trong thời đại toàn cầu hóa.

Nỗ lực sử dụng thông thạo tiếng Anh

Nỗ lực của Bộ Giáo dục Nhật Bản nhằm cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho thanh thiếu niên đã diễn ra trong nhiều thập kỷ nay.

Chương trình học đã được tăng cường các tiết trò chuyện, giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp. Xu hướng đó bắt đầu từ năm 1989, khi hướng dẫn chương trình giảng dạy của Bộ lần đầu tiên tuyên bố rằng 'giao tiếp' là mục tiêu của việc học tiếng Anh, dẫn đến ra đời môn học mới Giao tiếp tiếng Anh miệng trong các trường trung học. Các trường đã tăng cường thuê giáo viên ngoại ngữ nước ngoài và cải thiện kỹ năng của giáo viên tiếng Anh trong nước.

Từ năm 2009, Bộ Giáo dục Nhật Bản yêu cầu các giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông - hầu hết không phải là người bản ngữ - phải giảng dạy bằng tiếng Anh. Sự thay đổi đó, có hiệu lực từ tháng 4/2013, hiện đã thực hiện ở khối trường trung học cơ sở.

Tuy nhiên, những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ đó có được đền đáp hay không vẫn là điều còn phải bàn cãi. Theo dữ liệu năm 2019 do Bộ Giáo dục Nhật Bản tổng hợp, người Nhật vẫn bị xếp hạng kém trong một loạt các bài kiểm tra đánh giá tiếng Anh được quốc tế công nhận. Ví dụ, trong phiên bản thi TOEFL trên internet, điểm trung bình của những người dự thi ở Nhật Bản là 72, thấp nhất trong số 37 quốc gia OECD.

Giáo dục tiếng Anh ở Nhật đang hướng đến đâu?

Việc chấm dứt kế hoạch đánh giá đồng thời 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong kỳ thi tiêu chuẩn hóa là một đòn giáng mạnh vào nhiều người ủng hộ một chương trình học tiếng Anh thực tế hơn.

Tuy vậy, ngày càng nhiều trường đại học tư thục hiện đang cho sinh viên nộp điểm từ các bài kiểm tra thuộc khu vực tư nhân - bao gồm Eiken, TOEFL iBT và IELTS, trong hồ sơ tuyển.

Ví dụ, Đại học Rikkyo ở Tokyo, đã thực hiện một bước quyết liệt vào năm ngoái là bãi bỏ kỳ thi tuyển sinh bằng tiếng Anh của riêng mình và thay vào đó khuyến khích các ứng viên tham gia bất kỳ kỳ thi năng lực nào do tư nhân tổ chức. Mục đích của họ là tuyển những sinh viên thông thạo bốn kỹ năng nền tảng của tiếng Anh theo mục tiêu 'bồi dưỡng các nhà lãnh đạo toàn cầu'.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Việc học ngoại ngữ nên cho học sinh chọn nhiều lựa chọn

Nguồn hình ảnh, Chau Doan/Getty Images

Khi có thông tin về việc lãnh đạo giáo dục đưa thêm ngoại ngữ gồm tiếng Hàn và tiếng Đức vào chương trình học từ lớp 3 đến lớp 12, tôi không ngạc nhiên với đề nghị này, vì Việt Nam đang trên đường phát triển và hội nhập với thế giới nên việc học sinh học thêm ngoại ngữ của những quốc gia tiến bộ là điều cần thiết trong mô hình giáo dục quốc gia của một quốc gia phát triển.

Lãnh đạo giáo dục Việt Nam muốn quân bình Đông Tây trong chương trình dạy ngoại ngữ cho học sinh Việt Nam, dù tiếng Anh đang được dạy tại nhiều trường ngay từ cấp Một. Vấn đề là nếu muốn đem vào chương trình học những ngoại ngữ khác, hiện đã có giáo viên đủ trình độ để giảng dạy hay không và trên đại học có khoa sư phạm để huấn luyện thày cô cho những ngoại ngữ này chưa.

Trường VN dạy tiếng Hàn, Đức khi tiếng Anh còn chưa tới đâu?

Học sinh VN 'học bơi sai' trong biển ngoại ngữ?

Quảng cáo

Ở Mỹ dạy học từ lớp 1 đến lớp 12 giáo viên phải có bằng sư phạm, ít nhất là 4 năm đại học. Dạy cấp Một cần bằng sư phạm tổng quát, lên cấp Hai và cấp Ba là bằng sư phạm chuyên cho môn học muốn dạy.

Ngoại ngữ chưa được dạy nhiều ở cấp Một tại Hoa Kỳ, chỉ chưa đến 30% các trường và đa số trong khu vực khá giả. Ngay cả lên đến cấp Hai cũng chưa có nhiều, chừng 50% các trường có dạy ngoại ngữ. Lên cấp Ba thì hầu như trường nào cũng dạy ngoại ngữ, vì học sinh tốt nghiệp phổ thông nếu xin vào các đại học 4 năm thì rất nhiều trường đòi điều kiện học sinh đã có học một ngoại ngữ ít nhất hai năm và được điểm C hay cao hơn.

Nguồn hình ảnh, Bùi Văn Phú

Chụp lại hình ảnh,

Một lớp học Việt ngữ cuối tuần ở California

Các ngoại ngữ được dạy trong chương trình phổ thông tại Hoa Kỳ thì tiếng Tây Ban Nha [Spanish] là phổ thông nhất, sau đến tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý. Ở California ngoài những ngoại ngữ kể trên, trong chương trình phổ thông còn có tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Việt.

Cần hiểu rằng ở Mỹ không có một chương trình giáo dục toàn quốc mà các quyết định về giáo trình đều do cấp địa phương quyết định, từ những hội đồng giáo dục [Board of Education] được cư dân bầu lên, vì thế chính sách phản ánh nhu cầu thực tế tại địa phương.

Nhiều khu vực vì trình độ học sinh kém toán và Anh ngữ nên chương trình học dành nhiều thời gian và chú trọng đến các môn học này để giúp các em tiến bộ hơn. Việc học ngoại ngữ hay các bộ môn như âm nhạc, hội hoạ, nghệ thuật không được quan tâm nhiều.

Từ hơn hai thập niên qua tiếng Việt cũng đã được chính thức công nhận là một ngoại ngữ ở California, sau khi người Việt vận động để tiểu bang công nhận và đưa vào chương trình phổ thông.

Các trường cấp Ba nhiều nơi tại California có dạy môn Việt ngữ, như tại một số trường ở Quận Cam và vùng San Jose.

Lên bậc đại học cũng có môn học Việt ngữ hay ở cấp cao hơn là văn chương Việt nằm trong giáo trình hai năm đầu đại học. Trong vùng Vịnh San Francisco các trường San Jose City College, College of Alameda là các trường cao đẳng 2 năm, hay các trường California State University-East Bay, U.C. Berkeley là đại học 4 năm là nơi có môn Việt ngữ cho sinh viên học ngoại ngữ.

Nguồn hình ảnh, Bùi Văn Phú

Chụp lại hình ảnh,

Đại học U.C. Berkeley nơi có trên 60 ngoại ngữ được giảng dạy

Dưới miền nam California các đại học từ Orange Coast College, Cal State Long Beach đến U.C. Los Angeles đều có dạy môn tiếng Việt.

Ở đại học, các ngoại ngữ phổ thông là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý. Nhiều trường cũng có dạy tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập và ngay cả những ngôn ngữ ít phổ thông hơn như tiếng Hebrew, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hmong nhiều trường đại học Mỹ cũng mở lớp mỗi niên khoá.

Riêng Đại học Berkeley có đến hơn 60 ngoại ngữ được giảng dạy, từ các ngôn ngữ thông dụng đến các cổ ngữ cần biết để nghiên cứu.

Nếu phụ huynh muốn cho con em học ngoại ngữ từ nhỏ thì có các trường chuyên dùng ngoại ngữ để giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp Một, nhưng là các trường tư. Ở Berkeley có trường tiếng Pháp, Oakland và San Francisco có nhiều trường tiếng Trung.

Học sinh cấp Một tại các trường này vẫn theo giáo trình với các môn học chính như Anh ngữ, toán, khoa học thường thức, nhưng ngôn ngữ giảng dạy được dùng là ngoại ngữ mà phụ huynh muốn con em được học, gọi là chương trình "immersion" - hoà mình vào môi trường ngôn ngữ.

Không có các trường "immersion" bằng tiếng Việt, nhưng nhiều phụ huynh muốn con học tiếng Việt, hiểu văn hoá nguồn cội nên mỗi cuối tuần đã đưa các em đi học tiếng mẹ đẻ tại hàng trăm trung tâm Việt ngữ khắp nơi ở Hoa Kỳ.

Đây cũng là cách giúp cho con em học thêm một ngoại ngữ và nếu chăm chỉ, khi hết bậc phổ thông các em sẽ biết ba ngôn ngữ.

Tiếng Anh đã phổ biến nên cần thêm các tiếng khác

Tại Việt Nam hiện nay có nhiều trường quốc tế hoàn toàn sử dụng Anh ngữ trong các sinh hoạt tại trường.

Việc biết thêm một ngôn ngữ có nhiều điểm lợi cho học sinh, sinh viên trong tương lai. Tôi đã trải nghiệm và nhận ra khả năng tiếng Việt đã giúp mình nhiều.

Đến Mỹ được hai năm, tôi xin vào học Đại học U.C. Berkeley và bị từ chối với lý do không hội đủ điều kiện đã có học một ngôn ngữ khác, ngoài Anh ngữ được coi là chính khi nộp đơn. Tôi khiếu nại, với lý do là tôi thành thạo tiếng Việt, như thế nhà trường có thể chấp nhận là tôi biết một ngoại ngữ hay không.

Nhà trường trả lời họ chấp nhận tiếng Việt là một ngoại ngữ và để chứng minh khả năng, họ yêu cầu tôi lấy một bài khảo sát Việt ngữ của trường đưa ra.

Tuổi nào tốt nhất để học một ngôn ngữ

Cách học giỏi ngoại ngữ mà không tốn thời gian

Tôi đi thi tiếng Việt. Đề thi là một bài văn viết về cái chết của triết gia Camus, trong đó 100 từ vựng được xoá đi và tôi phải điền vào chỗ trống những từ cho hợp nghĩa. Kết quả tôi đủ điểm để chứng minh là người sành sõi tiếng Việt, nghĩa là biết một ngoại ngữ, và được nhận vào trường.

Mười lăm năm sau. Khi đã có bằng sư phạm toán, tôi muốn có bằng sư phạm Việt ngữ để nếu cần có thể dạy môn này, vì tôi yêu mến tiếng mẹ đẻ. Khi California công nhận tiếng Việt là một ngoại ngữ trong chương trình giáo dục, tôi lại đi thi. Kỳ thi do một trung tâm giáo dục của Đại học California State University-San Diego phụ trách và gồm thi viết và vấn đáp với ba giáo sư. Kết quả tôi được cấp văn bằng sư phạm Việt ngữ của tiểu bang California.

Tôi không dạy Việt ngữ bậc phổ thông, nhưng thỉnh thoảng có hướng dẫn hội thảo cho giáo chức địa phương về ngôn ngữ, văn hoá Việt hoặc tình nguyện dạy Việt ngữ cho các em nhỏ trong khu vực.

Kể chuyện học ngoại ngữ để cho thấy biết thêm một ngôn ngữ nhiều khi đem lại những lợi ích cho bản thân.

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Theo tác giả, học sinh nên có nhiều cơ hội học các ngôn ngữ khác nhau [ảnh minh họa]

Ngày nay tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, việc dạy tiếng Anh cho học sinh Việt từ nhỏ là điều cần thiết và cần mở rộng.

Tuy nhiên không vì thế mà không cho học sinh cơ hội học thêm các ngoại ngữ khác đã như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha vì tương lai Việt Nam sẽ có nhiều phát triển quan hệ với những quốc gia sử dụng những ngôn ngữ đó và trong nhiều ngành nghề tương lai sẽ cần người thông thạo nhiều ngoại ngữ và có hiểu biết về những nền văn hoá khác.

Vấn đề là hệ thống giáo dục Việt Nam đã có đủ điều kiện tài chính và vật chất để đào tạo những thày cô với đầy đủ kiến thức và khả năng chuyên môn để dạy những ngoại ngữ đó hay chưa.

Bài viết là ý kiến riêng của tác giả Bùi Văn Phú. Ông hiện là một giảng viên đại học cộng đồng và đã có nhiều năm giảng dạy và huấn luyện sư phạm ở Hoa Kỳ, châu Phi và Đông Nam Á.

Video liên quan

Chủ Đề